Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất (Trang 56)

2.5.1. Nguyên nhân của thành công:

- Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện đối với đội ngũ ĐDT và CBQL trong công tác đào tạo, giảng dạy và coi đó như là một công cụ điều hành hữu hiệu để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Sự quan tâm đó là cơ sở quan trọng, là điều kiện và động lực cho ĐDT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Đội ngũ ĐDT và CBQL được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rất nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề. Đội ngũ này được chọn lọc, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ nhận thức chính trị tốt.

- Bên cạnh công tác QL khoa phòng, sự cố gắng tích cực của đội ngũ ĐDT và CBQL trong công tác đào tạo, đặc biệt là những người có thâm niên công tác, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và gương mẫu là cơ sở, nền tảng cho những người trẻ học tập, noi theo.

- Lãnh đạo bệnh viện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ĐDT học tập, cống hiến trong khả năng của mình.

2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

- Một số CBQL chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của QL hoạt động dạy học nên thực hiện những giải pháp QL hoạt động dạy học chưa hiệu quả.

- Các quy định về đào tạo bồi dưỡng công tác QL giáo dục cho CBQL chưa được quan tâm đúng mức nên trình độ năng lực của CBQL còn hạn chế.

- Một số ĐDT chưa được trang bị về phương pháp giảng dạy lâm sàng, chưa nghiêm túc trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nên hạn chế nhiều trong hoạt động dạy học, thiếu nhiệt tình trong giảng dạy, vì vậy chất lượng đào tạo chưa cao.

- Chưa có biện pháp cụ thể tác động đến nhận thức của ĐDT về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, về công tác bồi dưỡng đội ngũ.

- Chưa đánh giá đúng kết quả học tập của HSSV cũng như việc QL hoạt động học, tự học của HSSV còn nhiều bất cập.

- Đa số ĐDT chưa thực sự say mê với công tác NCKH, tham gia sinh hoạt chuyên môn nên hạn chế về cập nhật kiến thức chuyên môn.

Kết luận chương 2

Từ những khảo sát thực trạng hiệu quả QL hoạt động dạy học ở chương 2, chúng ta có thể thấy những bất cập nhất định, có nhiều khó khăn do môi trường đào tạo trong bênh viện, nhưng công tác QL hoạt động dạy học đã có những cố gắng để thay đổi phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội hiện nay. Vì vậy, việc đề ra một số giải pháp QL nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ ĐDT tại Bệnh viện Thống Nhất là cần thiết để đáp ứng yêu cầu về việc thực hiện một trong những nhiệm vụ của bệnh viện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Muốn vậy, cần phải có những mục tiêu cụ thể, những giải pháp phù hợp, phải đổi mới công tác quản lý về hoạt động dạy học thực hành lâm sàng. Đây chính là nội dung chúng tôi sẽ làm rõ trong chương 3 của luận văn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT.

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã nêu trong Chương 1 và Chương 2, việc đề xuất những giải pháp quản lý HĐDH, nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành tại Bệnh viện Thống Nhất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Tất cả các giải pháp tác động đến QL hoạt động dạy học phải hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ Điều dưỡng trưởng phù hợp với nhu cầu đào tạo của nhà trường. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện và phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết trong công tác quản lý hoạt đông dạy học.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả.

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.

Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi nghĩa là có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của CBQL một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học thực hành LS.

3.2 Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của Điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất.

3.2.1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm dạy học của ĐDT

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Giúp CBQL và đội ngũ ĐDT thấm nhuần nhiệm vụ, chức năng của bệnh viện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp CBQL nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức trách nhiệm dạy học của đội ngũ ĐDT, đó là nhân tố quyết định chất lượng dạy học thực hành cho học sinh thực tập tại bệnh viện.

- Giúp ĐDT phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với công việc dạy học, nhận thức được việc tự học để nâng cao phẩm chất, vai trò của người dạy.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp:

Để nâng cao nhận thức trách nhiệm dạy học thưc hành lâm sàng của ĐDT cần phải làm tốt một số công tác sau:

- Tổ chức cho CBQL và ĐDT quán triệt sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện theo quy chế của Bộ Y tế ban hành, trong đó có nhiệm vụ “Đào tạo cán bộ y tế”.

- Nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm, từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với việc tự học và phấn đấu rèn luyện thường xuyên.

+ Đối với CBQL: nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng dạy học của ĐDT, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý chuyên môn của đội ngũ ĐDT nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.

+ Đối với ĐDT: phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình theo quy chế bệnh viện quy định.Ý thức được vấn đề học tập thông qua việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề để nâng cao trình độ, năng lực sư phạm là nhiệm vụ phải thực hiện tích cực, tự giác và nghiêm túc để trở thành một vai trò mẫu và cung cấp sự hướng dẫn lâm sàng chuyên biệt, huấn luyện, hỗ trợ và giúp học sinh thích nghi trong môi trường lâm sàng.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

Dựa vào văn bản quy phạm pháp lệnh của Bộ Y tế, của bệnh viện. CBQL phải phối hợp chặt chẽ với các khoa phòng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho đội ngũ ĐDT trong các hoạt động.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học thực hành lâm sàng

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Duy trì kỷ cương dạy học giúp ĐDT đảm bảo đúng, đủ nội dung kiến thức quy định của chương trình từng học phần, từng đối tượng học sinh.

- Giúp CBQL quản lý tốt hoạt động dạy học của ĐDT.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp:

- Tổ chức cho ĐDT nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học.

- Quán triệt cho ĐDT tuân thủ một cách nghiêm túc, đúng đắn nội dung, chương trình đào tạo.

- Chỉ đạo tổ chức định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện nội dung, chương trình và có biện pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động dạy học.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:

- CBQL nắm vững nội dung, chương trình các chuyên ngành để quản lý một cách có hiệu quả hoạt động dạy học của ĐDT trong các khâu chuẩn bị kế hoạch, lập kế hoạch và kế hoạch hóa.

- Cần có một quy trình xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo đúng chương trình dạy học và kế hoạch dạy học.

- Đội ngũ CBQL có năng lực để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chuẩn mực.

3.2.3. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ của ĐDT 3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Quán triệt mục đích và yêu cầu công tác bồi dưỡng cho ĐDT.

- Giúp cho ĐDT nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Đẩy mạnh tinh thần tự bồi dưỡng của mỗi ĐDT để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy lâm sàng cho ĐDT, cập nhật kiến thức, thông tin mới phù hợp với nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng dạy học.

- Trang bị các kiến thức kỹ năng sư phạm giúp cho ĐDT soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học.

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp:

Việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ ĐDT có thể thông qua những hoạt động sau:

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho ĐDT. - Tổ chức cho ĐDT tham gia sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề. - Tạo động lực khích lệ cho ĐDT tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm.

- Tổ chức tham quan, học tập phương pháp giảng dạy lâm sàng qua hình thức hội thảo, hoặc lớp tập huấn của các đơn vị hỗ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức tốt bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ cho đội ngũ ĐDT.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- CBQL cần khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ ĐDT, lập kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ ĐDT theo kế hoạch hành động của bệnh viện.

- Bệnh viện cần quán triệt chủ trương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của ĐDT.

3.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học:

Đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập và đẩy mạnh NCKH để nâng cao trình độ của ĐDT.

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống cụ thể và phát triển tư duy cho HS. - Tạo động lực cho đội ngũ ĐDT tự bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, phương pháp dạy học và kỹ năng sư phạm.

- Phát triển và mở rộng kiến thức nghề nghiệp, cải tiến thực hành điều dưỡng, giúp hoàn thiện công tác đào tạo.

- Nâng cao nhận thức, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học cho ĐDT. Hướng dẫn ĐDT lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bối cảnh bài giảng để đạt được mục tiêu học tập của từng đối tượng khác nhau.

- Tổ chức đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học điều dưỡng cho đội ngũ ĐDT. Khuyến khích ĐDT tham gia nghiên cứu khoa học và đăng ký đề tài cho Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của bệnh viện từ đầu năm.

- Tổ chức hội nghị khoa học điều dưỡng trong bệnh viện hàng năm theo quy định. Tổ chức cho ĐDT thường xuyên tham dự hội thảo, sinh hoạt chuyên đề ở các đơn vị khác để trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với đồng nghiệp.

- Nghiêm túc tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng những đề tài nghiên cứu từ đó động viên, khuyến khích, và khen thưởng, nhân rộng những gương điển hình.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:

Lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện và nguồn lực cho CBQL chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí cho ĐDT thực hiện việc đổi mới theo yêu cầu.

3.2.5. Tăng cường quản lý hoạt động học, tự học của HSSV:

“Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. Nguyễn Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998.

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Tạo cho HS ý thức tốt trong học tập để lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành nghề.

- Xây dựng nề nếp học tập tốt, phương pháp học tập đúng đắn, phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của HS-SV trong quá trình học tập, học tập có tiến bộ, có chất lượng và có hiệu quả.

- Giúp CBQL nắm bắt được khả năng tự học của HSSV.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp:

- Tăng cường công tác giáo dục tinh thần thái độ học tập của HSSV. - Xây dựng động cơ, kế hoạch học tập cho HSSV.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập của HSSV, đôn đốc HS thực hiện kế hoạch học tập.

- Tăng cường tổ chức, quản lý hoạt động tự học của HSSV. Tăng cường kiểm tra công tác tự học của HSSV một cách hệ thống, thường xuyên; nên kiểm tra học tập, sổ tay lâm sàng của HSSV.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho ĐDT hướng dẫn HS tự học. - Đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm.

- Chú ý đến vị trí trung tâm của người SV trong hoạt động tập thể để làm sao khai thác triệt để những tiềm năng vốn có trong người học, phát huy tính tự giác của học sinh.

- Có sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của CBQL.

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Giúp HS hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập thực hành lâm sàng qua kết quả kiểm tra, đánh giá của ĐDT.

- Giúp cho ĐDT tự đánh giá quá trình giảng dạy, từ đó hoàn thiện hoạt động dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

- Giúp cho CBQL đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính, từ đó xây dựng công tác quản lý hoạt động dạy phù hợp.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp:

- Chỉ đạo lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá xuất phát từ mục tiêu dạy học, có nội dung kiểm tra cụ thể.

- Tổ chức nhiều hình thức thi kết hợp thực hành kỹ thuật và lý thuyết một cách nghiêm túc, chính xác theo quy định chung, trả bài đúng thời hạn để đủ thời gian phân tích sửa lỗi cho HS.

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp, kỷ luật, ý thức học và tự học của HS.

3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- CBQL thường xuyên tổ chức trao đổi kinh nghiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu chương trình, năng lực của HSSV và phải nghiêm túc, khách quan, công bằng và đúng quy định.

- Đổi mới nhận thức và nâng cao năng lực quản lý cho CBQL về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Có hệ thống công cụ để theo dõi, kiểm tra đánh giá.

- Cần có những quy định về lĩnh vực có liên quan, tạo cơ sở hành chính - pháp lý cho sự chỉ đạo.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của giải pháp được đề xuất

Do thời gian cũng như các điều kiện thực hiện còn hạn chế, do đó chúng tôi chỉ thăm dò ý kiến đánh giá của 30 CBQL và ĐDT, đây là hai đối tượng liên quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất (Trang 56)