Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện hồng dân (Trang 45)

Khả năng sẵn có về các nguồn vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới đường nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung từ nguồn vốn của Chính phủ, ngân sách cấp trên, ngân sách địa phương và vốn của các tài ứợ cho đến những đóng góp của nhân dân sẽ tiếp tục bị hạn chế do còn nhiều nhu cầu khác. Điều quan trọng là những nguồn vốn khan hiếm này cần được sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giảm bớt đói nghèo trên toàn quốc.

Nhu cầu đầu tư ừong tỉnh rất khác nhau, các huyện, các xã trong địa bàn tỉnh có sự khác biệt lớn về quy mô, mức độ phát triển và tình trạng cơ sở hạ tầng nông thôn. Các nguồn vốn quốc gia do Trung ương cấp được dành cho các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa và các xã nghèo đói thông qua các chương trình như 135, xóa đói giảm nghèo, nhưng nguồn vốn này rất khiêm tốn. Bên cạnh đó chính phủ còn nhận được các nguồn vốn trực tiếp của các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi lợi nhuận tài trợ, nhưng chính phủ thường phân chia đồng đều cho các tỉnh, mà điều này vừa không công bằng, vừa không hiệu quả vì có những tỉnh rất nghèo nàn lạc hậu, cơ sở hạ tầng ở nhiều tỉnh như Bạc Liêu còn rất yếu kém đặc biệt là các xã thuộc các huyện còn nghèo, do đó nguồn vốn này cần được ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng để mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và cho quá trình phát triển kinh tế. Có thể tái sử dụng các thành phần bỏ đi từ các công trình được thay thế, ví dụ như các khối bê tông trên các cây cầu, gạch đá có thể đập nát ra làm nền, nhưng các việc này cần phải được thẩm định trước khi quyết định cấp vốn đầu tư để tránh lãng phí. Ngoài ra cần phải có các cơ quan chức năng đầy đủ chuyên môn để giám sát các công trình thi công để đảm bảo cho các nguồn lực khan hiếm.

GVHD: Lê Nguyễn Đoan Khôi SVTH: Lê Quốc Toàn

6.2. NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN 6.2.1. Huy động từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước

Giải pháp huy động tối đa nguồn vốn đầu tu là một trong những giải pháp then chốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Theo những khó khăn mà ta phân tích phần trên cho thấy tình trạnh thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tu đang là trở lực và thách thức rất lớn đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Vấn đề đặt ra là: Nguồn vốn cần huy động ở đâu và làm thế nào để có thể huy động tối đa các nguồn vốn đầu tu cho phát triển. Một trong những giải pháp hữu hiệu là huy động tối đa nguồn vốn tù sự quan tâm của nhà nuớc bao gồm cấp trung uơng và tỉnh.

Nhu đã biết cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển kinh tế, trong các huyện nghèo nếu đầu tu quá nhiều vào cơ sở hạ tầng làm cho vùng đó hiện đại lên quá mức sẽ gây ra lãng phí vì các địa phuơng này không có nhiều hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ góp phần vào nền kinh tế quốc gia, nhưng đầu tư ở mức độ vừa phải là cần thiết vì sớm muộn gì cũng phải có công tác đô thị hóa nông thôn. Đe các huyện như Hồng Dân có thể huy động tối đa nguồn ngân sách cấp trên cần có các bản kế hoạch cụ thể, xác định được sự cần thiết tối đa từ nhu cầu của nhân dân thông qua các cuộc họp dân mà huyện có thể thống kê từ các xã, các ấp để trình lên các cấp bên ừên xét duyệt và cấp vốn.

Ở cấp độ trung ương hoặc tỉnh, nhà nước có thể điều phối vốn từ các cơ sở kinh doanh kém hiệu quả không mang lại lợi nhuận cho quốc gia sang đầu tu cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, xã vùng sâu thì phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm. Ngoài ra các tỉnh có thể áp dụng hình thức sổ số kiến thiết, thành lập các loại bảo hiểm mới có tính bắt buộc và lấy nguồn tiền đó đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở các huyện.

6.2.2. Huy động nguồn vấn trong dân và các nhà hảo tâm phưomg xa

Xét tổng thể giải pháp huy động nguồn lực trong dân thời gian qua để phát triển cơ sở hạ tầng là nằm trong khuôn khổ hệ thống tài chính của nền kinh tế xã hội phát triển chưa cao như nước ta. Đó là cách tạo ra nguồn tài chính và sử dụng nguồn lực tại chỗ để xây dựng các cơ sở hạ tầng tại chỗ, giải pháp này ở chừng mực nào đó nhất định có tác dụng tích cực. Nguồn vốn trong dân là rất dồi dào

này. Cụ thể ta có thể thực hiên một số giải pháp như sau:

- Việc huy động dù của cộng đồng thôn xóm hay của huyện cũng đều phải dựa trên căn bản những quy định mang tính chất nhà nước, tức trong khuôn khổ pháp lý.

- Công tác huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ừong phạm vi huyện là thuộc cộng đồng trong huyện, vì thế những dự án xây dựng cũng như việc huy động tiền vốn và vật chất phải được bàn bạc dân chủ trong dân, ứong các tổ chức xã hội, ừong đảng bộ và trong hội đồng nhân dân. Đồng thời mọi hoạt động, xây dựng phải được công khai, minh bạch.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn phải tuân theo trình tự và thủ tục xây dựng do Nhà nước ban hành. Nhất thiết phải có quy hoạch, thiết kế, luận chứng kinh t ế - k ỹ thuật. Trong tổ chức xây dựng, nhất thiết phải thành lập ban quản lý dự án, xây dựng tách khỏi UBND với tư cách là chủ đầu tư và được đặt dưới sự kiểm soát của hội đồng nhân dân và UBND.

- Ngoài ra ta thấy trong nhân dân còn một nguồn vốn lớn chưa được nói đến là vốn con người. Sức lực con người ừong các huyện nghèo còn dồi dào hơn vốn tài chính. Hàng năm có tới hàng chục triệu ngày công lao động được huy động và sử dụng vào mục đích tạo lập và phát triển các công trình cơ sở hạ tầng, ta có thể sử dụng lực lượng lao động này, và thực hiện dưới các hình thức đóng góp trực tiếp, tại chỗ như: lao động nghĩa vụ, lao động công ích,... Đó là các hình thức mang nặng tính hành chính, bắt buộc và mang tính bình quân theo quyết định của mỗi địa phương, mỗi cơ sở,...Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thu nhập cho người dân địa phương vì dẫu sao nguồn kinh phí này cũng rẻ hơn nhiều so với việc mang công nhân từ phương xa tới.

Cuối cùng là phải tranh thủ được nguồn vốn từ các nhà hảo tâm phương xa. Đối với cách này cán bộ của UBND huyện hoặc các cấp khác có thể trực tiếp đến nhờ viện ừợ của các quỹ từ thiện, dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để thông tin rộng rãi về các dự án sắp tới và cần các nguồn viện trợ để tìm vốn.

GVHD: Lê Nguyễn Đoan Khôi SVTH: Lê Quốc Toàn

6.3. NÂNG CAO KHẢ NĂNG sử DỤNG VỐN

Một trong những nguyên nhân làm cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn hiệu quả chưa cao đó là do đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Hầu hết các địa phương có cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển kinh tế nông thôn nói chung và quản lý các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng là chưa vững mạnh. Đội ngũ cán bộ quản lý của huyện thường có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn chưa cao, trình độ còn thấp nên gây ra lãng phí, thất thoát lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở địa phương các huyện vùng sâu, các huyện vùng cao, dân tộc miền núi.

Đe giải quyết tình trạng trên, trong những năm tới để quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn hiệu quả cần phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý:

+ Thực hiện tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo ngắn hạn về trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho các cán bộ cấp huyện, xã.

+ Có chính sách đào tạo độ ngũ lãnh đạo kế cận bằng việc cử các cán bộ trẻ đi học, bồi dưỡng kiến thức và thực thi khuyến khích con em địa phương học tập tại các trường đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương.

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn là vấn đề then chốt. Hiện nay, việc nhanh chóng phổ cập tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng nông thôn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông nông thôn là con đường có hiệu quả đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trong thực tế của nước ta hiện nay, các phương tiện thiết bị xây dựng rất lạc hậu do đó là một lý do làm cho các tuyến đường giao thông nông thôn nói riêng và cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung nhanh chóng xuống cấp, tuổi thọ công trình thấp,.. .Với yêu cầu tăng mức đầu tư cho các công trình nghiên cứu và phổ cập khoa học công nghệ vào nông thôn nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng, cần phải thực hiện ngay một số chế độ cụ thể

Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân tự quản lý tự làm có sự hướng dẫn về kỹ thuật.

Huy động các đơn vị, các chuyên gia ứong và ngoài nước thiết kế các mẫu, mô hình các loại công trình để áp dụng với các địa bàn khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu ứng dụng cải tiến kỹ thuật các mô hình, mẫu các công trình đã có ửong và ngoài nước để phù hợp với từng vùng.

Xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ cơ sở hạ tầng ữong đó có cơ sở hạ tầng nông thôn, Nhà nước cần cấp một số kinh phí cho trung tâm hoạt động nhằm nghiên cứu thu thập các công nghệ. Bên cạnh đó cần vận động mọi cơ sở, tổ chức ứng dụng những công nghệ có hiệu quả.

Vốn ngân sách trung ương cấp cho các công trình, đề tài, các đề án, các thiết kế quy hoạch các công nghệ, xây dựng thực nghiêm mang tính chất chung phổ biến. Vốn ngân sách địa phương, ngành nghiên cứu các đề tài, công nghệ xây dựng thực nghiệm mang tính chất đặc thù từng địa phương.

GVHD: Lê Nguyễn Đoan Khôi SVTH: Lê Quốc Toàn

CHƯƠNG 7

KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ

7.1. KẾT LUẬN

Trong năm qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại nhiều thành tựu cho đất nước ta. Nhờ các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cả nước nói chung mà ngày nay nước ta đang là một ừong những nước hấp dẫn đầu tư nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người nước ta đã thoát ra khỏi ngưỡng nghèo, nước ta đã từng bước đi lên từ nước kém phát triển thành nước đang phát triển. Điều này một lần nữa khẳng định vai ừò của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để phát triển đất nước theo hướng bền vững.

Hòa nhịp theo những chính sách lớn đó của Quốc gia, huyện Hồng Dân nhiều năm nay đã nỗ lực đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn và kênh thủy lợi để bà con nông dân ữong huyện thuận tiện đi lại, lưu thông buôn bán diễn ra dể dàng hơn, phục vụ cho quá trình sản xuất. Có thể nói việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi đời sống của nhân dân trong huyện. Thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm năm 2010 là 12.900.00 đồng chính là minh chứng sinh động cho những chính sách đúng đắn mà toàn thể lãnh đạo và nhân dân trong huyện tích cực theo đuổi nhiều năm nay.

Tuy nhiên bên cạnh những gì đạt được, nhìn một cách tổng thể khách quan, ta thấy công tác đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện Hồng Dân vẫn còn không ít khó khăn. Từ điều kiện thiên nhiên thời tiết mưa nắng thất thường, lũ lụt hằng năm gây hư hại hao mòn các công trình, đến khả năng huy động vốn rất gian nan và khó khăn mà giá nguyên vật liệu cứ ngày càng leo thang, giá nhân công lao động, giá đấu thầu ngày càng trờ nên đắc đỏ theo thời gian đang là những trở lực rất lớn để vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ừong huyện được như ý muốn. Đó mới chỉ là những khó khăn khách quan bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng huyện hồng dân (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w