Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lắng:

Một phần của tài liệu THIẾT kế PHÂN XƯỞNG bốc hơi và làm SẠCH NHÀ máy ĐƯỜNG NĂNG SUẤT 3000 tấn NGÀY (Trang 27 - 28)

Độ lớn của hạt kết tủa:

Hạt kết tủa cĩ kích thước lớn thì lắng trước, hạt cĩ kích thước nhỏ thì lắng chậm, hạt nhỏ cĩ tỉ trọng gần bằng nước mía thì khơng lắng mà lơ lửng làm cho dung dịch nước mía bị đục, những hạt nhẹ hơn thì nổi lên trên bề mặt dung dịch.

Nồng độ dung dịch:

Nồng độ dung dịch càng cao (Bx cao), độ nhớt càng lớn thì kết tủa và bọt khí khi nổi lên bề mặt sẽ gặp phải một lực cản lớn làm tốc độ lắng giảm, hiệu quả lắng giảm.

Nhiệt độ:

Nhiệt độ tăng làm độ nhớt dung dịch giảm, tăng tốc độ lắng. Tuy nhiên nhiệt độ phải điều chỉnh thích hợp để các bọt khí nổi lên bề mặt cĩ thể tích lớn nhất mà khơng bị vỡ. Trong quá trình nổi lên, tránh tuyệt đối để nhiệt độ cao gây sơi dung dịch. Vì khi sơi, dung dịch bị tràn ra ngồi và các kết tủa sẽ bị xáo trộn gây lơ lửng trong dung dịch đường mà khơng nổi lên được.

pH:

pH cĩ ý nghĩa quan trọng trong quá trình lắng. Nếu pH khơng đúng sẽ làm kết tủa khơng ở dạng huyền phù mà sẽ bị tan ra hoặc lắng xuống đáy và như thế nước đường ra khỏi bàn lắng sẽ bị đục.

Số lượng bọt khí:

Khi sục khí vào nước đường hĩa chế cần lưu ý điều chỉnh van khí để đảm bảo lượng bọt khí đủ để cĩ thể lơi cuốn các kết tủa lên bề mặt.

2.1.4.2 Lọc

a. Nguyên lý thực hiện

Lọc là quá trình tách chất rắn khỏi dung dịch bằng cách cho dung dịch đi qua lớp vật ngăn, các chất rắn bị giữ lại ở bề mặt vật ngăn, cịn nước trong đi qua. Dùng loại mơi chất cĩ nhiều lỗ để dung dịch cĩ thể chui qua các lỗ nhỏ, các chất huyền phù (bùn) được giữ lại trên vải. Muốn tách được tốt cần tạo ra một áp lực tương đối lớn ở một phía của mơi chất này, hoặc tạo nên độ chân khơng nhất định. Chỉ khi độ chênh lệch áp lực lớn hơn tổng lực cản của mơi chất thì dung dịch lọc mới chảy về phía cĩ áp lực thấp hơn một cách thuận lợi. Trong quá trình lọc, trở lực lọc (bao gồm trở lực lớp vật ngăn và lớp bùn lọc) tăng, do đĩ máy lọc cần làm việc ở áp lực cao. Lớp bùn lọc là mơi trường lọc đặc biệt, cĩ tác dụng giữ lại các tạp chất rắn, cịn lớp vật ngăn (vải lọc) chỉ là mơi trường giữ lớp bùn lọc. Tính chất của lớp bùn lọc rất quan trọng, đặc biệt khi lọc các chất rắn cĩ kích thước bằng hoặc nhỏ hơn ống mao quản của lớp vật ngăn.

Ở giai đoạn đầu của quá trình lọc, khi lớp bùn lọc chưa được hình thành, nước lọc cịn đục nên cần cho đi lọc lại. Nếu nước lọc cịn đục sẽ cĩ những tác hại sau đây:

 Khi xử lý nước lọc ở giai đoạn sau, chất khơng đường hịa tan lại, sẽ làm giảm độ tinh khiết và tăng màu sắc dung dịch.

 Đĩng cặn ở thiết bị bốc hơi, giảm khả năng bốc hơi.  Tăng lượng mật cuối.

Một phần của tài liệu THIẾT kế PHÂN XƯỞNG bốc hơi và làm SẠCH NHÀ máy ĐƯỜNG NĂNG SUẤT 3000 tấn NGÀY (Trang 27 - 28)