Tri thức bản địa trong việc khai thác các loài cây thuố c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 54)

Tư liệu hóa những tri thức bản địa về việc khai thác các loài cây thuốc, được thống kê theo phụ lục 5.

4.3.1.1 Tri thức bản địa trong việc khai thác các loài cây thuốc

Theo kết quả điều tra bộ phận thu hái các loài cây thuốc được đưa ra ở phụ

lục 5 vẽđược biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái hình 4.1.

Thu hái bằng củ có 4 cây, thu hái bằng quả có 7 cây, thu hái bằng lá có 22 cây, thu hái cả cây có 28 cây, thu hái bằng bộ phận khác có 13 cây.

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc

Qua hình 4.1 trên, ta thấy mức độ khai thác và sử dụng các bộ phận của một số

loài cây thuốc không đều thu hái bằng củ có 4 cây chiếm 5,5%, bằng quả có 7 cây chiếm 9,6%, bằng lá có 22 cây chiếm 30,1%, cả cây có 28 cây chiếm 38,4% còn các bộ phận khác như rễ, củ, hoa,vỏ cây…có 13 cây chiếm 17,7% trên tổng số 73 cây.

Khi số lượng dân số còn ít thì sự tác động này của người dân vẫn chưa gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cây thuốc cũng như thực vật rừng, nhưng khi số lượng dân số ngày một tăng cao kéo theo nhu cầu của họ cũng tăng lên. Nên sự tác động này gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các nguồn tài nguyên khác tại khu vực nghiên cứu. Việc khai thác triệt để thu hái cả

cây, đào cả rễ, cả củ lên, từ đó đã làm cho số lượng các loài cây thuốc suy giảm mạnh chúng không còn khả năng tái sinh lại trong tự nhiên.

4.3.1.2. Tri thức bản địa thể hiện cách sử dụng các loài cây thuốc

- Qua kết quảđiều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽđược biểu đồ thể hiện cách sử dụng các loại cây thuốc bằng cách đun uống có 41 cây, giã đắp có 10 cây và cách dùng khác có 23 cây.

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc

Qua hình 4.2 ta thấy các loài cây thuốc được người dân sử dụng chủ yếu bằng cách đun uống có 41 cây chiếm 56,2%, giã đắp có 10 cây chiếm 13,6%, còn lại sử dụng bằng các cách khác như đun tắm, ngâm rượu...có 23 cây chiếm 31,5% trong tổng số 73 cây. Qua kết quảđiều tra ta thấy mỗi loài thuốc mỗi loại bệnh khác

nhau thì cách sử dụng khác nhau để thấy được hiệu quả sử dụng tốt nhất loại thuốc

đó đem lại hiệu quả cao trong việc chưa trị bệnh.

4.3.1.3. Tri thức bản địa thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc

-Qua kết quảđiều tra đã đưa ra ở phụ lục 5 vẽđược biểu đồ thể hiện cách bảo quản của các loài cây thuốc như hình 4.3 , gồm có dùng khô là 31 cây, tươi 28 cây và cách bảo quản khác có 15 cây.

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc

Quan sát biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ người dân sử dụng các bộ phận cây thuốc sau thu hoạch dùng khô là chủ yếu có 31 cây chiếm 42,5%, tươi có 28 cây chiếm 38,3%, còn nhiều loại cây sử dụng cả tươi lẫn khô cách khác có 15 cây chiếm 20,5% trên tổng số 73 cây. Bên cạnh đó người dân có thể sử dụng tươi hoặc kết hợp sử dụng cả tươi và khô tùy từng điều kiện, thời điểm thu hái. Nhưng theo thông tin mà chúng tôi đã phỏng vấn, người dân cho biết sử dụng tươi trong hầu hết các bộ

phận cây thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên do thu hái các bộ phận cây thuốc phải phụ thuộc vào mùa vụ thu hái, thời gian sinh trưởng và phát triển của từng loài cây thuốc nên sử dụng khô vẫn là cách phổ biến nhất. Để sử dụng các loài

cây thuốc trong một thời gian dài khi thu về ngươi dân xử lí bằng biện pháp rửa sạch rồi phơi nắng hoặc treo lên gác bếp để sử dụng trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 54)