Thực thi chương trình

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG MOBILE BẰNG JAVA (Trang 147)

Để một chiếc điện thoại có thể chạy được ứng dụng MIDlet thì trước hết ta hãy xem những yêu cầu ràng buộc để một ứng dụng java chạy được trên mobile (vấn đề này được trình bài trong chương 6).

Chương trình được chép vào điện thoại di động (xem thêm phần phụ lục cách chép tập tin jar vào điện thoại di động), và sau đó thực thi chương trình theo những bước bên dưới.

Hình 41:Chiếc điện thoại được Sun mô phỏng ứng dụng.

Đây là chiếc điện thoại hoàn toàn giống với chiếc điện thoại bên ngoài (về hình dáng) được Sun giả lập để mô phỏng cho điện thoại di động thật bên ngoài.

Hình 42:Hiển thị việc chọn mức độ cho người chơi cờ.

Đây là hình ảnh hiển thị việc cho phép người chơi chọn mức độ khó. Ta dùng các phím mũi tên lên, xuống để thay đổi việc chọn. Để chọn ta nhấn phím Enter (phím hình vuông ở chính giữa).

Trong màn hình này có 2 nút điều khiển:

 Nút [Thoát] tương ứng với nút tròn bên tay trái cho phép người chơi thoát chương trình;

 Nút [Tiếp tục] tương ứng với nút tròn bên tai phải cho phép người chơi chọn tiếp.

Hình 43:Tùy chọn việc đi trước giữa người và máy.

Đây là màn hình hiển thị việc chọn đi trước giữa người và máy. Tương tự, ta cũng dùng 2 phím mũi tên lên xuống để thay đổi việc lựa chọn và dùng phím enter để chọn.

Trong màn hình này có sự thay đổi, nút [Trở lại] được thay thế cho nút [Thóat] ở trong màn hình trước, túc là ở đây ta crhió thể quay lại màn hình trước để thay đổi việc chọn mức độ.

Hình 44:Màn hình chính để chơi cò.

Cách đi cờ:

 Như đã đề cập trong lúc chọn những tùy chọn, chương trình cho phép chúng ta cho quyền chọn đi trước, hay nhường quyền cho máy đi trước.

 Ta dùng các phím như sau:

 Phím số 4 để di chuyển qua bên trái.

 Phím số 6 để di chuyển qua bên phải.

 Phím số 2 để di chuyển lên phía trên.

 Phím số 8 để di chuyển xuống phía dưới.

 Phím số 5 để thực hiện việc đánh con cờ tại vị trí đã chọn.

 Khi không muốn thoát game chúng ta nhấn nút tròn bên phải thấy xuất hiện

CHƯƠNG 8: KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 8.1. Kết quả.

Luận văn đã trình bày những kiến thức về việc lập trình trên thiết bị di động bằng J2ME, sau đây là những vấn đề mà luận văn đã trình bày:

 Giới thiệu về CLDC và MIDP.

 Những vấn đề liên quan đến MIDlet.

 Các thành phần giao diện trong một MIDlet.

 Cách lưu trữ dữ liệu dành cho một MIDlet (dùng RMS).

 Kết nối mạng với GCF và các dịch vụ tin nhắn với SMS.

8.2. Nhưng hạn chế:

Chương trình không có chức năng lưu dữ liệu.

8.3. Hướng phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ebook tham khảo:

1. [Premier[1].Press_.J2ME.Game.Programming._2004_.LiB.chm] MARTIN J.

WELLS.

2. [J2ME Step to Step]

3. Luận văn tốt nghiệp - [Nghiên cứu java trên moble và ứng dụng minh họa] - Đặng Nguyễn Kim Anh & Đào Anh Tuấn.

4. [Java tập 3] của Phương Lan và Trần Tiến Dũng – NXB Lao Động.

Web site tham khảo:

1. http://www.thienlong.org/forumvn/showthread.php?t=8979 2. http://www.forum.nokia.com. 3. http://www.javavietnam.org 4. http://java.sun.com/javase/technologies/hotspot/ 5. http://my.opera.com/signup8x/blog/2008/01/30/viet-tro-choi-caro-gomoku- bang-ngon-ngu-c 6. http://developers.sun.com/mobility/midp/articles/wtoolkit/ 7. http://www.thienlong.org/forumvn/showthread.php?t=15089&goto=nextnewest 8. http://www.onjava.com/pub/a/onjava/2001/03/08/J2ME.html 9. http://www.free4vn.org/f210/free4vn-j2me-lap-trinh-cho-dtdd-27687/ 10.http://haidanggsm.com.vn/forum/viewforum.php?f=152

PHỤ LỤC

I. Môi trường phát triển ứng dụng J2ME.

Phần này ta sẽ tìm hiểu về các phần mềm cần thiết dùng để phát triển một ứng dụng J2ME, cách cài đặt và cấu hình các phần mềm này. Ngoài ra, chúng ta sẽ nghiên cứu về các tools phát triển được hỗ trợ thêm.

Để viết một ứng dụng J2ME, chúng ta cần ít nhất 3 chương trình sau:

 Java Development Kit (JDK) version 1.3 hoặc cao hơn nữa. Ta có thể tải tại link : http://java.sun.com/products/jdk/

 Connected, Limited Device Configuration (CLDC) ta cũng có thể tải tại link: http://java.sun.com/products/cldc/

 Mobile Information Device Profile (MIDP) ta có thể tải tại link: http://java.sun.com/products/midp/

Chú ý: Ở đây xem như Microsoft Windows như hệ điều hành mặc định được sử dụng, nếu người dùng sử dụng hệ điều hành khác thì phải có một số điều chỉnh phù hợp với hệ điều hành đó.

1. Cài đặt các phần mềm:

a.Cài đặt JDK:

File cài đặt JDK có dạng file thực thi (.exe), chúng ta chỉ cần chạy và làm theo các hướng dẫn sẽ cài đặt thành công bộ JDK (giả sử thư mục cài đặt là C:\jdk1.4.1).

Sau khi cài đặt xong thì chúng ta cần phải cấu hình các biến môi trường cần thiết. Việc set biến môi trường giúp chúng ta chạy trình biên dịch từ bất cứ vị trí nào, không cần phải gõ tên và đường dẫn đầy đủ của trình biên dịch.

Vào Control Panel, chọn System,chọn Environment (hoặc Advanced/Environment).

Tìm thư mục Path và thêm vào thư mục \bin của thư mục JDK (ví dụ C:\JDK\bin) vào biến môi trường Path (Path = ……..;c:\jdk\bin;).

b.Cài đặt CLDC và MIDP:

File CLDC và MIDP có dạng zip, ta giải nén vào chung một thư mục (ví dụ c:\J2ME).

Thư mục J2ME có dạng: C:\J2ME

j2me_cldc (thư mục chứa CLDC) midp 1.0.1.fcs (thư mục chứa MIDP).

Và sau cùng ta xét 2 biến môi trường như sau:

Path = C:\jdk 1.3.1\bin;C:\j2me\j2me_cldc\bin;C:\j2me\midp 1.0.3fcs\bin; Classpath = C:\j2me\midp 1.0.3fcs\classes; (dấu “.” Chỉ thư mục hiện hành). Lúc này ta đã đủ công cụ để xây dựng ứng dụng J2ME. Chúng ta có nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình biên dịch và thực thi MIDlet nhưng ban đầu chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng những công cụ cơ bản nhất và là công cụ chuẩn của J2ME.

Quá trình biên dịch và thự thi ứng dụng J2ME phải qua một số thao tác bằng dòng lệnh (command lines), chúng ta giả sử thư mục chứa mà nguồn là thư mục C:\Midlets.

Quá trình biên dịch và Pre-verify:

Để biên dịch ta chuyển đến thư mục chứa ứng dụng (C:\Midlet\Welcome\) và gõ lệnh: javac – bootclasspath c:\j2me\midp 1.0.3fcs\classes Wellcome.java hoặc javac – bootclasspath %CLASSPATH% Welcome.java.

(CLASSPATH là biến môi trường đã được định nghĩa trước thay cho c:\j2me\midp 1.0.3.fcs\classes;)

Java là chương trình biên dịch của bộ JDK, thông số - bootclasspath ra lệnh cho chương trình biên dịch lấy các file lớp cơ sở tại thư mục c:\j2me\midp 1.0.3fcs\classes (Đây là file class cơ sở của MIDP). Nếu không có thông số này, file lớp cơ sở của JDK sẽ được sử dụng, file lớp cơ sở này khác với file của MIDP nên J2ME có thể không sử dụng được.

Sau quá trình này thì file Welcome.class sẽ được tạo ra và mặc định ở chung thư mục với file mã nguồn.

Sau khi file class được tạo ra ta cần thực hiện việc “pre-verify”. Preverify –classpath c:\j2me\midp 1.0.3fcs\class;. –d.Welcome. Hoặc

Preverify – classpath %CLASSPATH% -d .Welcome.

Tương tự, thông số classpath chỉ ra vị trí các file class tại thư mục c:\j2me\midp 1.0.3fcs\class và thư mục hiện hành (dấu “.”). Thông số -d chỉ ra vị trí thư mục output kết quả là thư mục hiện hành.

Lưu ý: Quá trình Pre-verify này là bắt buộc, nếu không thực hiện công đoạn này thiết bị di động sẽ từ chối thực thi ứng dụng.

c. Thực thi ứng dụng MIDlet:

Ta thực thi câu lệnh: Midp –classpath . Welcome

Thông số class path chỉ ra thư mục chứa file cần thực thi, ở đây là thư mục hiện hành, tên ứng dụng là Welcome (file Welcome.class đã được pre-verify).

Trên đây là quá trình cơ bản nhất để biên dịch và thực thi một ứng dụng J2ME, để sử dụng những tính năng cao hơn (tạo MIDlet Suite chứa nhiều MIDlet, tạo file Jad, file Jar). Để tiết kiệm thời gian, chúng ta thường dùng các công cụ tiện ích như Sun Wireless Toolkit.

Những gì được cài đặt bên trên được giành cho việc sử dụng ngôn ngữ java để lập trình trên thiết bị di động khi ta dùng các eclipse, Jcreater, NetBean, hay Site Pad Pro … để lập trình còn đối với Jbuilder thì: Jbuilder đã hỗ trợ hết cho chúng ta những công việc trên, tức là khi ta cài đặt chương trình Jbuilder thì xem như ta đã có sẵn JDK và Wireless toolkit. Việc build ứng dụng cũng tương đối đơn giản hơn.

II. DOWNLOAD ỨNG DỤNG VỀ THIẾT BỊ DI ĐỘNG.

Người dùng sau đó download tập tin JAR chứa ứng dụng về thiết bị di động. Trong hầu hết các điện thoại di động, có ba cách để download ứng dụng:

 Kết nối cáp dữ liệu từ PC sang cổng dữ liệu của điện thoại di động: Việc này yêu cầu người dùng phải có tập tin JAR thật sự và phần mềm truyền thông để download ứng dụng sang thiết bị thông qua cáp dữ liệu.

 Cổng hồng ngoại IR (Infra Red) Port: Việc này yêu cầu người dùng phải có tập tin JAR thật sự và phần mềm truyền thông để download ứng dụng sang thiết bị thông qua cổng hồng ngoại.

 OTA (Over the Air): Sử dụng phương thức này, người dùng phải biết địa chỉ URL chỉ đến tập tin JAR

Một phần của tài liệu LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG MOBILE BẰNG JAVA (Trang 147)