MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP docx (Trang 44 - 48)

* Tăng cường các hoạt động xã hội phòng chống HIV/AIDS trong mọi tầng lớp dân cư như:

- Tổ chức tháng chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại khắp các

địa phương với chủđề như“Giữ vững cam kết - Quyết tâm ngăn chặn AIDS”…

Tổ chức Mittinh và hội trại hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS “1/12”:

- Nhân rộng Cuộc thi Ngày Sáng Tạo Việt Nam với các chuyên đề có nội dung về phòng chống HIV/AIDS như: chuyên đề "Cùng hát, cùng vui, cùng tìm hiểu HIV/AIDS"

- Đẩy mạnh hoạt động của Chương trình Phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ

sang con:

- Thường xuyên tổ chức tốt các Hội nghị, Hội thảo quốc gia về phòng chống HIV/AIDS

- Khuyến khích, hỗ trợ hoạt động cho các nhóm Tình nguyện viên, các Câu lạc bộ do những người nhiễm HIV/AIDS thành lập chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau như:

nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” ở các tỉnh phía Bắc, nhóm “Hoa Phượng Đỏ” - Hải Phòng và nhóm “Tự lc”ở các tỉnh phía Nam, CLB “Hoa Bất tử Vân Đồn” -

Quảng Ninh)… ghi nhận sự đóng góp của cá nhân, gia đình, tổ chức…có thành tích trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tại các tỉnh, thành phố cũng thành lập Hội phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh nhằm thu hút sự tham gia của những người nhiễm HIV/AIDS vào hoạt động này. Với tư cách pháp nhân của mình, các Hội có thể có nhiều cơ hội để kêu gọi hỗ trợ

ngân sách cho họạt động phòng chống HIV/AIDS.

- Đưa nội dung giáo dục về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đối với học sinh trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Đưa nội dung HIV/AIDS vào tài liệu giảng dạy cho sinh viên Đại học Y, tài liệu đào tạo nhân viên y tế cơ sở

- Gắn vấn đề HIV/AIDS vào tài liệu truyền thông phát tay như tờ rơi phòng chống tác hại thuốc lá , phổ biến qua Website, email .

- Lồng ghép phổ biến kiến thức HIV/AIDS trong truyền thông sức khoẻ tại cộng đồng dân cư, sinh viên đại học, trại giam, trung tâm 05,06...

- Tổ chức lồng ghép thực hành phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng: phòng chống tai nạn thương tích và HIV tại cụm dân cư, Phòng chống tác hại thuốc lá và HIV/AIDS trong sinh viên, học sinh và các CLB phụ nữ, Đoàn Thanh niên...

* Đối với Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng đặc biệt là trong giới trẻ là một nhiệm vụ cần kíp hơn lúc nào hết.

Tổ chức có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

- Các đoàn cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên thanh niên trong đơn vị mình về hiểm hoạ của đại dịch HIV/AIDS, tình hình lây nhiễm căn bệnh này tại Việt Nam, phổ biến kịp thời các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên thanh niên, sinh viên hiểu đúng và thực hiện tốt Luật phòng, chống lây nhiễm cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống căn bệnh “thế kỷ” này.

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi tọa đàm, sinh hoạt., giao lưu… cung cấp kiến thức, kỹ năng sống lành mạnh với phương châm lấy giáo dục, phòng ngừa là chính.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đội tuyên truyền thanh niên về phòng, chống HIV/AIDS, đưa công tác giáo dục phòng, chống căn bệnh này vào chương trình, nội dung sinh hoạt thường xuyên tại các chi đoàn và câu lạc bộ thuộc các đoàn cơ sở. Phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn, các hoạt động

tư vấn, hội trại, các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động thông tin, giáo dục truyền

thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.

- Hàng năm, tổ chức các chiến dịch ra quân truyền thông Tình nguyện về

phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện liên quan: Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1/12); Ngày ban hành Luật phòng, chống HIV/AIDS (31/5) với các điểm tuyên truyền cố định và lưu động, với việc phát tờ rơi, treo áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về nguy cơ và tác hại của HIV/AIDS.

Nâng cao năng lực nhân sự và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Trước hết, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn về công tác phòng, chống HIV/AIDS, đưa các nội dung về công tác trên vào chương trình đào

tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên hàng năm ở các

đơn vị đoàn cơ sở đồng thời tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền,

đưa tin bài về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phấn đấu 100% cán bộ Đoàn cơ

sở được tập huấn về nội dung này.

- Xây dựng và nâng cao hiệu quả, nhân rộng các mô hình thanh niên phòng, chống HIV/AIDS thông qua hình thức các “Câu lạc bộ Thanh niên truyền thông phòng, chống HIV/AIDS”, “Đội Thanh niên Tình nguyện phòng, chống

HIV/AIDS”, “Đội kỹ năng sống”… Từ đó, tổ chức các diễn đàn, trao đổi, toạ đàm

giữa các đội, câu lạc bộ đồng thời phối kết hợp với các ban, ngành hữu quan tổ

chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm truyền thông phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc tổ chức rộng rãi các hoạt động tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc tư vấn qua cộng đồng cho toàn thể đoàn viên thanh niên về phòng, chống HIV/AIDS.

- Từng cấp, bộ Đoàn cần phải xác định phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm của mình, từđó, chủđộng nâng cao hiệu quả chỉ đạo của mình thông qua xây dựng nội dung chương trình hoạt động phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị mình, chủ động phối kết hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan tạo sức mạnh tổng hợp nhằm ngăn chặn, hạn chế sự lây nhiễm HIV/AIDS trong đoàn viên thanh niên nói riêng và trong

cộng đồng nói chung.

II. KẾT LUẬN.

Như vậyChiến lược quốc gia phòng, chống AIDS khẳng định hệ thống quan

điểm phòng, chống AIDS của Đảng và Nhà nước ta trong đó : “HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm… tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự và an toàn xã hội của quốc gia. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, và lâu dài…”, “Đầu tư cho phòng, chống AIDS là

đầu tư góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước…” đã tạo cơ sở tư

Sau 17 năm thực hiện Chương trình, nước ta đã thu được những thành công nhất định nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế lớn gây khó khăn cho cuộc chiến chống

lai và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Các hạn chế này cần phải được sự tham gia giải quyết của tất cả mọi thành viên trong xã hội một cách mạnh mẽ, đồng thuận…vì một mục tiêu chung: Đẩy lùi và thanh toán đại dịch HIV/AIDS. Làm cho cuộc sống ngày càng trong sạch hơn. Trong công tác phòng chống này điều quan trọng là mỗi cá nhân phải xác định được vai trò của mình và có những cam kết trong phòng, chống HIV/AIDS.

*********************************

Thanh Hóa vi công tác phòng chng HIV/AIDS.

Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông, lại có nhiều huyện, thị miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cũng như một số địa phương khác, các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy ở Thanh Hóa đang gia tăng, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao.

Hiện nay, số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 3.099, độ tuổi từ 16 - 35 chiếm 75%. Thành phần nghiện rất đa dạng: giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, lao động tự do... Nhận thức của nhóm đối tượng này về

HIV/AIDS rất hạn chế. Cuối tháng 5/2006, toàn tỉnh đã phát hiện 3.473 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 488 người đã tử vong; Có 369/634 xã phường, thị

trấn phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Trong số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện có 79,89% là đối tượng nghiện ma tuý, 16,9% là gái mại dâm; Độ tuổi dưới 19 chiếm 7,01%, từ 20 đến 39 tuổi chiếm 87,77%.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 11 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, tháng 11. 2004, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Chương trình

hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Thanh Hoá.

Đầu năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ra quyết định số 216 về việc thành lập Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. Đây là cơ sở để việc thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả. Các cấp ủy, chính quyền ở Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS;

- Tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Luật phòng, chống HIV/AIDS tới từng chi bộ, từng Đảng viên và người dân;

- Mở rộng hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua tư vấn xét nghiệm tự

nguyện, các câu lạc bộ giáo dục đồng đẳng.

- Tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các huyện;

- Phối hợp với Tỉnh đoàn xây dựng các Câu lạc bộ phòng, chống AIDS ở địa phương.

- Thanh Hóa đã thực hiện chương trình bơm kim tiêm sạch ở 9 huyện với 195

- Tổ chức tiếp thị bao cao su ở 250 điểm tại các huyện, thành phố như Thanh Hoá, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia;

- Tổ chức khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) tại các cơ sở dịch vụ y tế công lập và tư nhân.

Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn còn tổ chức 6 đội khám STI lưu động ở 6 huyện thị, thường xuyên tổ chức khám lưu động tại các nhà hàng khách sạn.

- Thông qua mạng lưới y tế ở cơ sở, tạo điều kiện cho người nhiễm bệnh và gia

đình được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng được chú trọng..

- Công tác quản lý thai nghén được tăng cường, hoạt động tư vấn xét nghiệm tự

nguyện HIV/AIDS cho phụ nữ có thai được đẩy mạnh, bảo đảm 100% phụ nữ có thai phát hiện nhiễm HIV/AIDS sớm được điều trị, hạn chế nguy cơ lây từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các biện pháp giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS

ở Thanh Hoá gặp khó khăn.

- Do dân số đông, địa bàn rộng, tỷ lệ người đi làm ăn xa trong thời kỳ nông nhàn nhiều;

- Các khu công nghiệp, du lịch được mở rộng nên tệ nạn ma tuý, mại dâm gia

tăng. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Bên cạnh đó, chính quyền và các ngành ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác này.

- Đối tượng nguy cơ cao thường xuyên biến động, gây khó khăn cho việc quản lý và tiến hành các biện pháp can thiệp.

Để tiếp tục phòng ngừa và đẩy lùi bệnh HIV/AIDS, giảm tác hại của căn bệnh thế kỷ đối với KT – XH, Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS, coi đây là giải pháp có tính liên ngành cao, huy

động được mọi lực lượng xã hội tham gia, lồng ghép được các chương trình hoạt

động để đạt hiệu quả cao. Các cấp chính quyền phải đưa công tác phòng chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển KT – XH ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ

thường xuyên để tập trung chỉđạo thực hiện và đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng chống HIV/AID.

**********************************************

Thay đổi hành vi là cách phòng chng AIDS duy nht.

Mt vài tun trước đây, khi lễ k niệm ngày đầu tiên phát hiện đại dch AIDS M din ra khá rm r trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP docx (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)