Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP docx (Trang 29 - 34)

phòng chống đại dịch HIV/AIDS.

1. Trước tiên phải kể đến Uganda.

Là một trong những nước nghèo nhất thế giới và là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất do HIV/AIDS, nước này được coi là một trong những điển hình thành công nhất thế giới về chống lại HIV. Trong vòng thập kỷ qua ở Uganda, tỷ lệ và số lượng người nhiễm HIV/AIDS đã giảm đáng kể, với sự thay đổi đáng

ghi nhận trong hành vi của người dân, đặc biệt là thanh niên. Ðộ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục trong thanh thiếu niên tăng, số người hành nghề mại dâm và số bạn tình giảm. Việc sử dụng rộng rãi bao cao su đóng vai trò quan trọng trong những thay

đổi này. Có 4 bài học thành công được rút ra từ đây:

Sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với các chương trình can thiệp và phòng ngừa từ cấp chính quyền cao nhất.

Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã cam kết huy động các nỗ lực để ngăn

chặn sự lây lan của HIV. Năm 1992, ủy ban AIDS Uganda được thành lập bao gồm nhiều thành phần để điều phối và theo dõi kế hoạch phòng chống AIDS quốc gia. Tổng thống đã dành một ngân sách ưu đãi cho chương trình ngay từ khi nạn dịch mới xuất hiện. Chương trình được lồng ghép với sự tham gia của các bộ

ngành: Bộ Y tế, Quốc phòng, Giáo dục và các vấn đề xã hội. Là một người thẳng thắn có ảnh hưởng lớn, Tổng thống Uganda thường xuyên xuất hiện trên các kênh

thông tin để kêu gọi, huy động tất cả công dân nước này tham gia vào cuộc chiến chống AIDS. Chống AIDS được coi là một hành động yêu nước đòi hỏi sự tham gia của mỗi người dân. Họ có thể cởi mở bày tỏ ý kiến và thảo luận với các cấp lãnh đạo về vấn đề này. Các thông điệp cho người dân và các mô hình thay đổi hành vi chú trọng nhiều đến việc trao quyền cho phụ nữ và các em gái, hướng tới thanh thiếu niên trong và ngoài trường, tích cực chống lại sự kỳ thị với những người sống chung với HIV/AIDS. Các vấn đề thực tế trong cuộc sống luôn được

đề cập đến là nên quan hệ tình dục lần đầu muộn hơn, nhưng "nếu bạn đã bắt đầu quan hệ tình dục thì hãy dùng bao cao su". Cách tiếp cận này được gọi là "ABC -

tiết chế chung thủy và bao cao su".

Tổ chức các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, huy động thành công đông đảo các đối tượng liên quan tham gia vào cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Ngoài việc sử dụng truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng (đài phát

thanh, truyền hình, báo chí, áp phích...), các hình thức thảo luận, truyền thông trực tiếp được triệt để sử dụng. Các nhà lãnh đạo, quản lý hoạt động chính trị, thủ lĩnh tôn giáo, hội thanh niên, phụ nữ và các đối tượng liên quan khác đều được thu hút và trao trách nhiệm cụ thể trong phòng chống HIV/AIDS. Các hình thức tiếp cận tuyên truyền rất chú trọng đến nét văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc nên đạt hiệu quả rất cao.

Các thủ lĩnh tôn giáo và các tổ chức tôn giáo luôn đi đầu trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Việc huy động tích cực, nghiêm túc, từ sớm các tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng to lớn ở Uganda. Các bệnh viện của hội truyền giáo giúp đỡ các chương trình chăm

sóc và hỗ trợ các dự án giáo dục về AIDS đều dành một phần cho việc huấn luyện, phổ biến các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS cho các thủ lĩnh tôn giáo và các nhà hoạt động cộng đồng.

Uganda là nước châu Phi đầu tiên thiết lập các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện và chiến dịch tiếp thị bao cao su. Tất cả các nguồn kinh phí hỗ trợ từ bên

ngoài đã được sử dụng để đảm bảo phân phối rộng rãi bao cao su thông qua các trung tâm y tế.

Việc trao quyền cho phụ nữ là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo điều kiện để thực hiện các quan hệ tình dục an toàn.

2. Thái Lan - điểm sáng chống AIDS ở Châu Á.

Thái Lan được nêu gương ở khắp nơi là một trong số ít nước can thiệp thành

công đối với nạn dịch HIV/AIDS. Chiến lược phòng chống HIV/AIDS quốc gia ở

Thái Lan có 3 thành tố chính.

Chính sách HIV/AIDS đa thành phần:

Ở Thái Lan, phòng chống HIV/AIDS trở thành ưu tiên quốc gia và chính sách AIDS không chỉ còn nằm trong tầm trách nhiệm của Bộ y tế. Thông qua việc thành lập ủy ban phòng ngừa và kiểm soát AIDS quốc gia bao gồm nhiều ngành do Thủ

tướng làm chủ nhiệm. Các tổ chức phi chính phủ tham gia chính thức vào các nỗ

lực của Chính phủ. Các trường học, doanh nghiệp, các cơ quan y tế, các bộ, chính quyền các địa phương, cảnh sát, đối tượng mại dâm và các chủ nhà chứa đều tham gia. Nội dung phòng chống HIV/AIDS được đưa vào kế hoạch phát triển quốc gia

5 năm.

Mt chiến dch thông tin công cng rng rãi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chương trình bắt buộc giáo dục về AIDS dài một phút được phát hàng giờ

phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ nhân viên của mình. Giáo dục đồng đẳng được tiến hành trong sinh viên. Các em gái được hỗ trợ về tài chính, các cơ hội tìm việc

làm để ngăn chặn tệ nạn mại dâm.

Chương trình 100% bao cao su:

Đối với tệ nạn mại dâm, Chính phủ Thái Lan đã giải quyết HIV/AIDS từ quan

điểm y tế công cộng hơn là quan điểm đạo đức bằng nhiều biện pháp tích cực với các chủ chứa và các đối tượng hành nghề mại dâm. Nhận thức được quy mô của ngành công nghiệp mại dâm và vai trò của nó trong việc làm lan truyền HIV/AIDS, Thái Lan đã xây dựng Chương trình 100% BCS trong ngành công nghiệp mại dâm trực tiếp, ngăn chặn nam giới khỏi tình dục mại dâm không có

BCS. Đảm bảo sự hợp tác với tất cả các chủ nhà chứa có sử dụng BCS. Không có cơ sở nào kinh doanh với các chủ nhà chứa nơi không sử dụng BCS. Chính phủ

phân phối miễn phí BCS. Chính sách 100% BCS đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong các khách hàng nam giới từ các gái mại dâm và tăng tỷ lệ sử dụng BCS trong tình dục mại dâm. Chính sách này đã có công lớn ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS ở Thái Lan.

3. Philippin là một ví dụ thành công khác trong khu vực.

Dịch HIV ở Philippin bịảnh hưởng bởi một số yếu tố hoàn cảnh khác. Các đáp ứng của Philippin với dịch HIV như cải cách luật pháp nhằm làm giảm phân biệt

đối xử, tăng sự sẵn có của dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và hình thành hệ

thống giám sát trọng điểm thích hợp đã giúp duy trì được tỷ lệ hiện nhiễm HIV thấp và ổn định.

4. Indonesia cho thấy sự cần thiết duy trì sự cam kết chính trị cho dự phòng HIV ở một nước còn ở giai đoạn sớm của dịch HIV. phòng HIV ở một nước còn ở giai đoạn sớm của dịch HIV.

Năm 1996 Chính phủ Indonesia nhận thức được tầm quan trọng của can thiệp sớm và đã huy động các sáng kiến và nguồn lực dự phòng HIV. Nhiều chương trình đã được xây dựng để đối phó với các vụdịch được cảnh báo.

5. Malaysia: Sáu cách mới chống AIDS.

Theo Kế hoch chiến lược quc gia ca Malaysia, hin có 6 phương pháp mi phòng chống đại dịch HIV/AIDS trong 5 năm tới.

Bộ trưởng Bộ y tế, bác sĩ Chua Soi Lek cho biết, kế hoạch nói trên đã được nội các thông qua ngày 12/4 và triển khai thực hiện theo Kế hoạch lần thứ 9 của Malaysia với khoản ngân sách là 500 triệu RM.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, trách nhiệm và tinh thần hợp tác trong phòng chống

đại dịch AIDS ở cấp quốc tế, quốc gia, bang và tỉnh lỵ.

- Tăng cường năng lực kỹ thuật và các nguồn lực tài chính, con người.

- Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong các con nghiện ma tuý cũng như bạn tình của họ.

- Giảm khả năng dễ bị lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng là nữ giới, trẻ vị

dâm, người chuyển đổi giới tính, những nam giới có QHTD đồng tính.

- Có sự bao quát rộng rãi và tiện lợi của thông tin về đại dịch HIV/AIDS và những dịch vụ phòng chống, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm bệnh.

- Nội các chính phủ có thêm các khoá học về HIV/AIDS trong chương trình ngoại khoá của quân chủng quốc gia.

6. Saudi Arabia: Thành lập hiệp hội chống AIDS.

Một nhóm các tình nguyện viên cùng với vài bộ phận chính phủ đang công

tác tại Makkah, Jeddah và Taif đã hợp tác thành lập hiệp hội trong nước nhằm chống lại tình trạng bùng phát của đại dịch thế kỷ trên toàn quốc. Động thái trên là một hành động bức thiết trước tình trạng gia tăng mạnh của đại dịch thế kỷ trong nước.

7. Tại Châu Phi, Tổng thống các nước Nam Phi, Botswana, Nigeria, Ghana,

Tanzania và Malawi đều là những người nắm quyền điều hành các uỷ ban chống AIDS của nước họ. Bằng quyền lực và trách nhiệm của mình, Tổng thống gắn kết mọi người lại với nhau không chỉ ba tháng một lần mà là hàng tháng, cập nhật thông tin và các báo cáo, chọn lựa những gì được làm, đâu là nơi cần có những bước hành động khẩn trương nhằm giúp người bệnh HIV điều trị, đâu là nơi phải cải thiện việc quản lý tình trạng bệnh lao bởi bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vong lớn nhất cho các bệnh nhân HIV ở Châu Phi ...“Chính ngay dưới thời cầm quyền của tổng thống mà các ca tử vong đã và đang xảy ra, vậy nên người có trách nhiệm giải quyết thực trạng này phải chính là tổng thống".

8. China tăng cường tuyên truyền với giới chức địa phương về HIV/AIDS.

Hội đồng quc gia Trung Quốc đã thiết lp một đoàn đại biểu để du hành trên toàn quc nhm tuyên truyn v AIDS trong gii chc chính quyền địa phương c nước.

Theo đó, ông Wang Longde, trưởng uỷ ban phòng chống và kiểm soát đại dịch AIDS thuộc Hội đồng quốc gia, sẽ có 90% số giới quan chức địa phương ở trên cấp hạt sẽ được dự nghe những bài giảng của đoàn đại biểu này đến cuối năm 2007. Qua đó giới chức địa phương nên biết về các chính sách và quy định hướng dẫn của chính phủ trong công tác phòng chống đại dịch thế kỷ.

9. Bài học thành công của Braxin trong công cuộc chống HIV/AIDS.

Chương Trình Phòng Chống AIDS Quốc Gia Brazil (the Brazilian National

AIDS Program (NAP)), được xem như điển hình của một chương trình toàn diện phối hợp giữa dự phòng, chăm sóc và điều trị ở một nước có thu nhập trung bình và có nhiều bất quân bình trong xã hội. Theo nghiên cứu, các chỉ số về phát triển con người của Liên Hiệp Quốc (UN indices) liên tục xếp Brazil tới hạng thứ 70 trên thế giới thế nhưng thành công của Brazil trong việc đương đầu với dịch HIV/AIDS thì thật là ngoạn mục. Tần suất mới nhiễm HIV ở Brazil hiện thấp hơn nhiều so với dự báo được đưa ra một thập kỷ trước đây; tỉ lệ tử vong giảm đi một nửa và thời gian nằm viện của bệnh nhân giảm 70 – 80% trong vòng 7 năm.

Đạt được những thành công đó là do:

Braxin quan nim v quyn công dân và s đoàn kết làm nn tng cho s huy động xã hi ca mt chế độ dân ch; các quan niệm này được đưa vào Hiến pháp mới của Brazil năm 1988 và cho thấy chúng là trọng tâm trong quyết sách của quốc gia này đối với HIV/AIDS.

Phong trào cải thiện vệ sinh, một thành tố căn bản thúc đẩy tính dân chủ ở

Brazil là sự phối hợp uyển chuyển giữa nhân viên chăm sóc sức khỏe, các nhà nghiên cứu y khoa, và các thành phần khác của xã hội; tất cả những ngừơi bảo vệ

quyền được sống khỏe mạnh như là một quyền căn bản đã được luật pháp qui định. Phong trào này mạnh mẽ ở Sao Paulo, nơi Sở Y tếSao Paulo ghi nhận và xử lý ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1983. Sở Y tế Sao Paulo sau đó đã trở thành mô hình cho hệ thống Y tế Vệ sinh Quốc gia (the National Unitary Health System). Dù có sự

phân hóa sâu sắc về giàu – nghèo, sự kỳ thị về màu da và giới tính, “sự đoàn kết trong xã hội đã trở thành sức mạnh đủ bù cho những nỗi đau do phân hóa và làm

giảm thiểu kỳ thị người có HIV/AIDS”.

S tuyên truyn sm và tích cc ca nhng người đồng tính luyến ái nam và các nhóm ng h nhân quyền đã giúp xoa du k th đối vi người nhim HIV và nhng người có quan h đồng gii. Nhiều tổ chức dịch vụ về AIDS phi chính phủ đã được thành lập vào thập niên 1980 và 1990. Các tổ chức phi chính phủ và

các nhóm hành động vì người nhiễm HIV/AIDS cùng với sở y tế của các tỉnh, thành phố đã tạo áp lực để chính phủ liên bang thành lập ủy ban quốc gia phòng chống AIDS.

Bin pháp tiếp cn ci m v gii tính và tình dc ca chính phBrazil đã h

tr tích cc cho công tác d phòng HIV thông qua khuyến khích s dng bao cao su (BCS), xúc tiến các chiến dch truyền thông đại chúng để đấu tranh vi

thái độ k th người nhim. Brazil đi tiên phong trong lĩnh vực phòng chống HIV

và ma túy, phát động các chương trình trao đổi bơm kim tiêm trên bình diện tỉnh/thành phố và cả quốc gia. Vào năm 2003, tỉ lệ các trường hợp AIDS có liên quan với chích ma túy đã giảm xuống còn 11% từ con số 30% vào giữa thập niên 1990.

Chính sách phi hp giữa điều tr, d phòng, cp thuc min phí rng rãi cho bnh nhân, sn xut thuc tr bnh AIDS ngay trong nước, s dng các liu pháp phi hp thuc, và liên kết vi thế giới để tranh th s chia s và giúp đỡ.

"Chương trình cấp thuốc kháng retrovirus miễn phí đã có tác động cực kỳ tích cực giúp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do AIDS ở Brazil và gây được tiếng vang trên trường quốc tế”

Bài học cuối cùng của Brazil là chương trình AIDS quốc gia đã tr thành nim hãnh din ca quốc gia, "Đoàn kết và nim hãnh din dường như là động lc mnh m nhất để chng li k thị. Để kiểm soát HIV, đầu tiên chúng ta phi tha nhn rằng đó là vấn đề ca toàn xã hi ch không ca riêng ai”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS QUỐC GIA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP docx (Trang 29 - 34)