- Kết thúc đàm phán:
o Về hình thức, đây chỉ là giai đoạn kỹ thuật, dự thảo văn bản ghi nhận các thoả thuận đã đạt được,
o Trên thực tế đây vẫn là giai đoạn đàm phán quan trọng và nhiều khi rất gay go và kéo dài.
- Khi đã được thoả thuận, cần kết thúc đàm phán ngay, nấn ná thêm có thể dẫn đến việc đối phương "suy nghĩ lại".
o Trước khi kết thúc, hãy tạm nghỉ một chút để nhìn nhận lại tất cả những gì đã xảy ra.
o So sánh mục tiêu của mình đã đề ra với thoả thuận sắp đạt được. o Tự hỏi có thể chấp nhận được sự khác biệt không.
Nếu không thể, nghĩa là bạn chưa thật sự sẵn sàng kết thúc mà vẫn còn những vấn đề cần thương lượng.
Nếu có thể chấp nhận, vẫn cần đánh giá tổng thể những hàm ý trong bản thỏa thuận và hệ quả đối với các mối quan hệ và các vấn đề khác.
- Cần phải làm rõ ai sẽ dự thảo biên bản thoả thuận cuối cùng và chuẩn bị một danh mục những vấn đề cần kết luận.
o Không nên để đối phương giành quyền dự thảo biên bản thoả thuận vì họ có thể thêm vào nhiều điều kiện.
o Văn bản thoả thuận cần đàm bảo đúng quy cách, chính xác, rõ ràng, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách (trừ trường hợp cố tình). Nếu cần thì phải có mục định nghĩa các từ ngữ ghi trong biên bản. - Khi đạt được thoả thuận, luôn chúc mừng đối phương, để đối phương nghĩ rằng họ
đã thắng.
- Thái độ đối với báo chí:
o Nếu không thỏa thuận về vấn đề truyền thông, một bên có thể sử dụng truyền thông, qua đó ý kiến của công chúng trở thành thành phần gián tiếp tham gia, được dùng để tạo ảnh hưởng trong các cuộc đàm phán.
o Cần thông báo rộng rãi kết quả đàm phán tới công chúng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện.
Tranh thủ dư luận trong và ngoài nước cho cuộc đàm phán.
Nắm được báo chí, duy trì quan hệ tốt với báo chí, kiểm soát báo chí, đảm bảo đưa tin trung thực, nhưng không đối đầu với báo chí.
o Các hình thức thông tin cho báo chí bao gồm:
Ra thông cáo báo chí, họp báo, trả lời phỏng vấn,
Một nguyên nhân thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là đã tổ chức tốt việc tranh thủ dư luận thế giới và trong nội bộ nước Mỹ tạo sức ép có lợi cho Việt Nam và bất lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán. Trong thời gian họp Hội nghị Paris, có tổng cộng 500 cuộc họp báo của cả hai đoàn Việt Nam và Mỹ.