Hòa giải và trọng tài:

Một phần của tài liệu Tiểu luận:CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC doc (Trang 38 - 39)

Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và trọng tài được quy định tại chương IX, chương X, trong Thỏa thuận về thúc đẩy và bảo đảm đầu tư giữa các nước ASEAN tại Manila, vào năm 1987 (the ASEAN Agreement for the Promotion and Protection of Investments, sau đây được gọi tắt là Thỏa thuận). 1. Đối với các tranh chấp về bán nợ:

Các thành viên ASEAN có thể tham vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đầu tư theo Thỏa thuận. Họ phải giải quyết một cách thiện chí các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận và việc giải quyết phải được báo cáo lên ASEAN Economic Ministers (AEM). Nếu không đạt được biện pháp giải quyết nào, tranh chấp sẽ được đưa lên AEM để quyết định.

2. Đối với các tranh chấp pháp lý:

Theo điều X của Thỏa thuận, các tranh chấp pháp lý nảy sinh ngoài hợp đồng giữa một thành viên với một kiều bào hay một công ty của thành viên khác sẽ được giải quyết thiện chí giữa các bên tranh chấp. Nếu nhà đầu tư và chính phủ của nước nhận đầu tư không thể đạt đến một giải pháp hợp lý trong thời gian 6 tháng kể từ khi tranh chấp phát sinh, một trong các bên có thể lựa chọn đưa tranh chấp ra hòa giải hoặc trọng tài, và sự lựa chọn này ràng buộc với bên còn lại. Bằng một thỏa thuận chung, các bên có thể quyết định chủ thể giải quyết tranh chấp là một trong các chủ thể sau:

 The International Center for Settlement of Investment Disputes (ICSID);

 Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL);

 Bất kỳ trung tâm trọng tài nào tại ASEAN.

Trong vòng ba tháng nếu các bên không nhất trí được với nhau về một chủ thể trọng tài phù hợp, một tòa án trọng tài bao gồm ba thành viên sẽ được thiêt lập. Mỗi ben tranh chấp đề cử một thành viên và hai thành viên này sẽ chọn ra công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch của Tòa. Sự đề cử trọng tài sẽ được tiến hành trong vòng hai tháng và ba tháng kể từ ngày có quyết định thành lập Tòa. Trong trượng hợp, Tòa trọng tìa không được thành lập trong vòng sáu tháng, một trong các bên tranh chấp có thể đề nghị chủ tịch của Tòa án công lý quốc tế đưa ra các đề cử cần thiết.

Tòa trọng tài đưa ra quyết định bằng đa số và quyết định của trọng tài có giá trị ràng buộc với các bên.

Tòa trọng tài sẽ tự xác định thủ tục của mình.

Các bên tranh chấp sẽ chịu chi phí về thành viên mà họ đề cử tại Tòa trọng tài và chia đều chi phí cho chủ tịch và các chi phí khác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận:CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC doc (Trang 38 - 39)