Trường hợp tính toán ổn định mái đập

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8216:2009 THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN (Trang 26 - 27)

Đập đất chịu các tải trọng khác nhau, và đất đắp trong thân đập cũng có cường độ chống cắt khác nhau, trong các thời kỳ làm việc khác nhau từ thi công, thi công xong, tích nước đến xả lũ, do đó cần lần lượt tính toán cho từng mái đập thượng lưu và hạ lưu.

- Thời kỳ thi công (bao gồm cả hoàn công): Mái thượng lưu, hạ lưu; - Thời kỳ thấm ổn định: Mái thượng lưu, hạ lưu;

- Thời kỳ mực nước hồ rút nhanh: Mái thượng lưu.

Trong tính toán cần phân biệt điều kiện làm việc bình thường và điều kiện làm việc bất thường theo nội dung quy định ở điều 3.1.2.

Ở các vùng mưa nhiều, nên căn cứ hệ số thấm của đất đắp và khả năng dẫn thoát nước của các thiết bị tiêu nước mặt đập, xem xét tình hình cụ thể để kiểm toán sự ổn định của mái đập trong thời kỳ mưa kéo dài, đồng thời chọn hệ số an toàn theo điều kiện làm việc không bình thường.

Hệ số an toàn về ổn định của mái đập không được nhỏ hơn hệ số an toàn cho phép (Kcp) theo cấp công trình và theo điều kiện làm việc của đập quy định ở Bảng 8, cụ thể:

- Hệ số ổn định của mái đập, mái bờ vai tính được trong điều kiện làm việc bình thường không được vượt quá 15 % đối với đập cấp III trở xuống, và không được vượt quá 20 % đối với đập cấp I, II so với các trị số quy định ở Bảng 7;

- Bảng 7 cũng áp dụng để kiểm tra hệ số an toàn cho tường nghiêng, lớp bảo vệ và gia cố mái đập hoặc các mặt trượt bất kỳ khác. Đối với mặt đập rất cao hoặc đối với công trình rất quan trọng, trị số cho phép của hệ số an toàn nhỏ nhất có thể theo quy định riêng do cấp có thẩm quyền quyết định.

Bảng 7 – Hệ số an toàn ổn định nhỏ nhất của mái đập [Kcp]

Điều kiện làm việc (tổ hợp tác dụng) Cấp đập

I II III IV~V

Bình thường (cơ bản) 1,50 1,35 1,30 1,25

Đặc biệt 1,20 1,15 1,10 1,05

Tính toán ổn định các mái đập phải bao gồm các thời kỳ làm việc khác nhau của mái đập, thời kỳ thi công (kể cả hoàn công), thời kỳ thấm ổn định, thời kỳ mực nước hồ rút nhanh và khi làm việc bình thường gặp động đất. Nội dung tính toán như Bảng 8. Các điều kiện làm việc bình thường và làm việc không bình thường theo quy định điều 3.1.2.

Đập ở vùng động đất từ cấp VII trở lên, cần tuân thủ các quy định của các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về thiết kế công trình ở vùng có động đất.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8216:2009 THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN (Trang 26 - 27)