Tính toán trạng thái ứng suất, biến dạng và lún

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8216:2009 THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN (Trang 27 - 29)

Cần tính toán xác định trạng thái ứng suất biến dạng của thân đập và nền để đưa vào trong các tính toán về:

- Ổn định các mái đập cho đập cấp I, II;

- Ổn định thấm tại vùng tiếp xúc của các bộ phận cách nước với nền; - Độ bền của các kết cấu chống thấm không phải là đất.

Tính toán ứng suất và biến dạng thường dùng phương pháp phân tích quan hệ phi tuyến, có xét tới biến dạng dẻo của đất trong trạng thái giới hạn. Đối với đập cấp III, IV có thể tính toán theo mô hình vật thể biến dạng tuyến tính, và đều theo phương pháp phân tử hữu hạn.

Cần tiến hành tính toán độ lún của thân và nền đập dưới tác dụng của tải trọng bản thân và tải trọng bên ngoài. Để xác định độ đắp gia tăng cần thiết cho đỉnh đập khi hoàn công đập, đánh giá độ lún không đều

của các bộ phận trong thân đập, phán đoán khả năng gây nứt do lún không đều để áp dụng các biện pháp phòng chống nứt cần thiết, đồng thời cũng để kiểm tra lại khối lượng vật liệu đắp đập.

Tính độ lún và sự biến đổi lún như sau:

- Tính độ lún và sự biến đổi lún theo thời gian cần thực hiện đối với đập có chiều cao trên 20 m; - Đối với đập thấp dưới 20 m có thể tiến hành theo các công thức gần đúng;

- Đối với đập cao dưới 15 m có thể lấy theo kinh nghiệm độ lún ổn định từ 2 % đến 3 % chiều cao đập; - Đối với đập cấp I, II việc tính độ lún và sự biến đổi độ lún theo thời gian cần tiến hành trên cơ sở kết quả thí nghiệm nén lún của vật liệu đất có xét đến trạng thái ứng suất - biến dạng của thân đập, áp lực kẽ rỗng, tính từ biến của đất, độ lún ướt và trương nở khi độ ẩm tăng trong thời kỳ khai thác v.v.

Việc tính toán cần theo các quy định và chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có liên quan.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 8216:2009 THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT ĐẦM NÉN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)