CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân loại và phương pháp giải các bài toán về điều kiện để kết tủa xảy ra (KL03377) (Trang 58 - 61)

- Thuốc thử dư phản ứng với kết tủa:

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

Hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã cơ bản thực hiện được những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng được cơ sở lý thuyết chung về phản ứng tạo thành hợp chất ít tan và tạo thành kết tủa: dung dịch bão hòa, chưa bão hòa, quá bão hòa, độ tan, tích số tan, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tích số tan, điều kiện để kết tủa xảy ra, v.v…..

- Xây dựng tiêu chí cấu trúc cho các bài toán về điều kiện để kết tủa xảy ra.

- Tổng hợp và phân loại các bài toán thường gặp về điều kiện để kết tủa xảy ra dựa trên các tiêu chí vừa xây dựng. Có thể phân loại cơ bản theo sơ đồ sau:

Bài toán về điều kiện để kết tủa xảy ra Điều kiện kết tủa từ dung dịch quá bão hòa Điều kiện để kết tủa hoàn toàn Bài tập minh họa cho lý thuyết Bài tập nâng cao Xét điều kiện kết tủa Tính lượng các chất trong cân bằng tạo kết tủa Bài tập minh họa cho lý thuyết Bài tập nâng cao Xét kết tủa theo bán định lượng Xét kết tủa hoàn toàn theo định lượng

- Vận dụng lý thuyết cơ bản về phản ứng tạo thành hợp chất ít tan để đề xuất phương pháp giải tổng quát, đồng thời sử dụng các thuật toán để tiến hành giải chi tiết một số bài toán điển hình. Đề xuất những bài toán vận dụng, nâng cao.

Tuy vậy, do đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, và do hạn chế về một số mặt như: thời gian nghiên cứu, nguồn tài liệu, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Cho nên đề tài “ Phân loại và phương pháp giải các bài toán về điều kiện để kết tủa xảy ra” mới chỉ dừng lại ở mức độ và quy mô nhỏ. Đồng thời chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và các độc giả có cùng quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

3.2. ĐỀ NGHỊ

Để dạng đề tài này có thể được hoàn thành tốt hơn trong những lần nghiên cứu sau, tôi mạnh dạn đề nghị một số ý kiến sau:

- Đối với các bạn sinh viên các khóa sau, nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi nhiều tài liệu khác nhau của cùng một vấn đề để hiểu sâu, hiểu bản chất cơ sở lý thuyết. Đồng thời nên giải thật nhiều các bài tập, để có thể xây dựng được các tiêu chí, phân loại được các dạng bài tập. Trên cơ sở đó đề xuất phương pháp giải tổng quát cho các dạng bài tập.

- Tích cực làm quen, thực hành công tác nghiên cứu khoa học ngay từ những thời gian đầu, để đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong phương pháp cũng như cách tiến hành làm một đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tập tự xây dựng cho mình các đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp, có giá trị thực tiễn. Để có định hướng nghiên cứu sớm, từ đó dành được nhiều nhất thời gian cho công trình nghiên cứu khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tinh Dung – Hồ Viết Quý: “Các phương pháp phân tích lý – hóa” NXB Đại Học Sư Phạm -1981.

[2]. “Tài liệu chuyên khoa hóa học” (Tập 1,2,3)_ NXB Đại Học Sư Phạm. [3]. Nguyễn Tinh Dung: “Bài tập Hóa học phân tích”_NXB Giáo Dục, Hà

Nội 1982.

[4]. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng: “Một số vấn đề chọn lọc của Hóa Học”. Tập 2, 3 NXB Giáo Dục, Hà Nội 2002.

[5]. Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp: “Hóa học phân tích_câu hỏi và bài tập cân bằng ion trong dung dịch”_ NXB Đại Học Sư Phạm 2008. [6]. Nguyễn Tinh Dung: “Hóa học phân tích_ Phần 2: Các phản ứng ion

trong dung dịch nước”_ NXB Giáo Dục 2007.

[7]. Nguyễn Tinh Dung: “Hóa học phân tích 1: Cân bằng ion trong dung dịch”_ NXB Đại Học Sư Phạm 2009.

[8]. “Bộ đề tuyển sinh Đại Học hóa học – 1996”_ NXB GD-ĐT

[9]. Nguyễn Tinh Dung, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn, Phạm Văn Tư: “Tài liệu nâng cao và mở rộng hóa học Trung học phổ thông”_ Hội Hóa Học Việt Nam, NXB GD, Hà Nội 1999, 2002( Tái bản lần thứ 2).

Một phần của tài liệu Phân loại và phương pháp giải các bài toán về điều kiện để kết tủa xảy ra (KL03377) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)