TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 42)

3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 5 bộ phận: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán hàng hóa, kế toán bán hàng , thủ quỹ được thể hiện trong hình 3.2 sau đây:

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Vinafor Cần Thơ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hóa Kế toán bán hàng Thủ quỹ

33

+ Là người tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tổ chức bộ phần công tác thống kê và bộ máy kế toán cho phù hợp với hoạt động kinh doanh căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh.

+ Yêu cầu các kế toán viên quản lý, kiểm soát chặt chẽ các trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.

+ Lập kế hoạch tài chính, sơ đồ hạch toán và các nguồn trích lập sử dụng quỹ.

+ Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sổ sách kinh doanh lên Ban giám đốc.

+ Lập báo cáo tài chính và xác định kết quả kinh doanh vào cuối tháng, quý, năm.

- Kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm công việc kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng kê, phân bổ, chứng từ ghi sổ sau khi đã phân loại ghi vào một TK thích hợp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vào sổ cái, khóa sổ cái, khóa sổ, rút số dư lập bảng cân đối số phát sinh, trực tiếp theo dõi một số thanh quyết toán với một số khách hàng lớn.

- Kế toán thanh toán: Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán thanh toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc tiến hành lập bảng kê chi hoặc phiếu chi sau đó chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành chi tiền. Theo dõi tình hình thanh toán với toàn bộ khách hàng.

- Kế toán hàng hóa: Có trách nhiệm quản lý các khoản nhập kho, xuất kho để ghi sổ và lập bảng tổng hợp các phiếu thu, chi và số tồn kho để thuận tiện cho việc lập báo cáo một cách chính xác.

- Kế toán bán hàng: Tổng hợp các khoản chi phí, doanh thu bán hàng, tình hình phát sinh và thu thập các số để xác định kết quả kinh doanh có hiệu quả vào mỗi tháng, quý hay cuối năm cho kế toán trưởng.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi, ghi chép vào sổ và báo cáo hàng ngày, không được nhờ người thay thế, nhờ người thay thế ủy quyền cho ai và phải có quyết định của giám đốc bằng văn bản. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý, nhập quỹ và thường xuyên kiểm tra tiền trong quỹ, đối chiếu với các số liệu trong sổ kế toán và sổ quỹ để kịp thời tìm biện pháp xử lý.

34

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng

3.4.2.1 Chế độ kế toán

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung theo Thông 244/2009/TT-BTC.

3.4.2.2 Hình thức kế toán áp dụng

- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chung. - Sau đây là sơ đồ trình tự hạch toán trên sổ của hình thức nhật ký chung:

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Hình 3.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Chứng từ kế toán: là các chứng từ, các tài liệu phát sinh ở khâu đầu tiên của một nghiệp vụ kế toán, chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để xác minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mỗi chứng từ kế toán khi ghi vào sổ kế toán phải có đủ yếu tố hợp lệ, phải có chữ ký của người chịu trách

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ Nhật ký đặc biệt chuyên dùng

35

nhiệm, chứng từ kế toán dùng để kiểm tra, kiểm soát chế độ thể lệ và quản lý kế toán tài chính.

- Sổ nhật ký chung: Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái.

- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo TK kế toán, được quy định trong chế độ TK kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu trên sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.

- Sổ nhật ký đặc biệt (còn gọi là số nhật ký chuyên dùng):trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu.

- Sổ quỹ: hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu có chứng từ liên quan đến tiền mặt như phiếu thu, phiếu chi thì ghi vào sổ quỹ và đến cuối ngày thủ quỹ phải tính được thu, chi trong ngày.

- Sổ kế toán chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết: sổ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Cuối tháng các sổ kế toán chi tiết này được lập thành bảng tổng hợp để làm căn cứ đối chiếu với sổ cái.

- Bảng cân đối số phát sinh: dùng để tập hợp các số phát sinh của các TK phản ánh trên sổ cái và dùng nó để kiểm tra việc tập hợp và hệ thống hoá các số liệu, dùng để lập báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính: cuối năm căn cứ vào số dư TK ở bảng cân đối phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan chủ quản và cơ quan thuế.

3.4.2.3 Phương pháp kế toán

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng 3.1 sau:

36

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 79.780,05 47.838,55 38.441,81 (31.941,50) (40,04) (9.396,74) (19,64) Tổng chi phí 77.142,83 46.834,63 36.760,04 (30.308,20) (39,29) (10.074,59) (21,51) LN trước thuế 2.637,22 1.003,92 681,77 (1.633,55) (61,94) (322,15) (32,09) Thuế TNDN 659,37 250,98 170,44 (408,39) (61,94) (80,54) (32,09) LN sau thuế 1.978,1 752,94 511,33 (1.225,16) (61,93) (241,61) (32,09)

37

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta được hình sau: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011 – 2013).

Hình 3.4 Biểu đồ tình hình tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013.

Nhìn chung các khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty đều giảm qua các năm do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, chính sách của nhà nước và một số nguyên nhân chủ quan khác. Cụ thể như sau:

Tổng doanh thu của công ty giảm mạnh vào năm 2012 giảm 31.941,75 triệu đồng (tương ứng giảm 40,04%) so với năm 2011. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm qua các năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2012 giảm đến 39,85% so với năm 2011 và tiếp tục giảm 19,59% trong năm 2013. Doanh thu từ hoạt động tài chính: chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của công ty, chủ yếu là từ tiền lãi ngân hàng và một số hoạt động đầu tư khác của công ty ở những năm trước đó. Tuy nhiên trong năm 2012 công ty đã rút lại các khoản đầu tư này do công ty nhận thấy rủi ro cao cho các khoản đầu tư này do tình hình kinh tế khó khăn, vì thế doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm đến 63,19% chỉ đạt 47 triệu đồng và tiếp tục giảm mạnh hơn trong năm 2013 chỉ đạt 4,08 triệu đồng do trong năm này công ty có nhu cầu sử dụng vốn nhiều hơn nên hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng. Thu nhập khác giảm mạnh vào năm 2012 chỉ đạt 12,44 triệu đồng (giảm 94,31%) so với năm 2011 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2013. Doanh thu khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất dưới 0,5% nên không ảnh hưởng nhiều đến sản

0.00 10000.00 20000.00 30000.00 40000.00 50000.00 60000.00 70000.00 80000.00

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu Tổng chi phí LN sau thuế

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất kinh doanh. Nguyên nhân giảm doanh thu là do nhiều nguyên nhân khách quan điển hình như: do ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản bị đóng băng, do ảnh hưởng của chính sách nhà nước như: cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tiền tệ. Bên cạnh đó công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên thị trường và hoạt động Maketing cho sản phẩm chưa thật sự hiệu quả,…

Tổng chi phí của công ty cũng giảm qua các năm, cụ thể năm 2012 giảm 52,25% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 19,21% so với năm 2012. Giá vốn hàng bán giảm mạnh vào năm 2012 giảm 43,82% và chỉ tiêu này gần như không đổi vào năm 2013. Nguyên nhân là do quá trình tiêu thụ chậm, công ty mua và sản xuất ít hàng hơn nên giá vốn mới giảm mạnh vào 2012. Chi phí tài chính vào năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 giảm đến 77,78% do trong năm 2012 công ty có nhu cầu vay thêm vốn từ ngân hàng để mua thêm hàng dự trữ do công ty tìm được nguồn cung với giá rẻ. CPBH và CPQLDN cũng giảm mạnh vào năm 2013, nguyên nhân là do việc sản xuất và buôn bán của công ty bị giảm xúc nên chi phí cho việc tồn trữ và bán sản phẩm giảm theo. Chi phí khác là 190,66 triệu đồng vào năm 2011 và không phát sinh trong năm 2012 và năm 2013.

Về lợi nhuận, do sự sụt giảm một cách đồng đều của doanh thu và chi phí nên lợi nhuận cũng giảm tương ứng. Vào năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 61,93% so với năm 2011 và tiếp tục giảm vào năm 2013. Vào năm 2013 lợi nhuận chỉ đạt 511,33 triệu đồng, giảm 241,61 triệu đồng (tương ứng 32,09%) so với năm 2012.

Bảng 3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013.

Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2014 Giá trị % Tổng doanh thu 20.174,75 22.791,63 2.616,88 12,97 Tổng chi phí 19.769,35 22.292,11 2.522,76 12,76 LN trước thuế 405,40 499,52 94,12 23,22 Thuế TNDN 101,35 109,90 8,55 8,44 LN sau thuế 304,05 389,62 85,57 28,14

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng 2013 và 6 tháng 2014).

39

Nhìn chung, tình hình tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Dựa vào bảng 3.2 và hình 3.2 bên dưới, ta thấy tổng doanh thu 6 tháng 2014 tăng 2.616,88 triệu đồng (tăng 12,97 %) so với 6 tháng 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các chính sách chính phủ như nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc,...Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, công ty đã tăng cường quảng bá cho các sản phẩm của công ty, đưa các sản phẩm đến gần hơn tới người tiêu dùng nên tình hình tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất tăng lên đáng kể. Ngoài ra công ty mở rộng tiêu thụ sang những đối tượng là khách hàng cá nhân nên sản lượng tiêu thụ đã được cải thiện. Đồng thời với tổng doanh thu, tổng chi phí cũng tăng cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước, tăng lên 2.522,76 triệu đồng tương ứng 12,76%. Chi phí tăng cao là do nguồn nguyên liệu đầu vào và giá cả nhiên liệu, điện liên tục tăng.Tuy tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng công ty vẫn hoạt động có lợi nhuận. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 đạt 389,62 triệu đồng (tăng hơn 85,57 triệu đồng) so với cùng kì năm trước. Tổng doanh thu tăng chậm nhưng vẫn bù đắp được các chi phí. Lợi nhuận tăng đồng thời cũng do nhà nước có chính sách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 22% kể từ năm 2014. Điều này mang lại rất nhiều thuận lợi cho công ty trong việc ổn định và phát triển sản xuất.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014)

Hình 3.5 Biểu đồ tình hình tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014.

0.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 16000.00 18000.00 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Tổng doanh thu Tổng chi phí Ln sau thuế

40

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi

- Công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ đã hoạt động nhiều năm và kinh doanh nhiều sản phẩm do đó Công ty đã chọn lọc và phân khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm kinh doanh một cách rõ ràng.

- Có một vị trí rất tốt:

+ Trụ sở chính công ty đặt tại số 386 CMT8 TP Cần Thơ đây là khu vực trung tâm thuận tiện cho việc buôn bán tại TP Cần Thơ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với diện tích có sẵn là 12.146,10 m2 (không kể đường nhựa nội bộ, bến bờ sông).

+ Đặc biệt mặt bằng của công ty phía Nam giáp sông Khai Luông (nhánh Sông Hậu), phía Bắc giáp đường CMT8 (Quốc lộ 27 rất thuận tiện cho giao dịch buôn bán cả đường bộ lẫn đường thủy).

+ Từ mặt bằng công ty đến Bến phà và cảng Trà Nóc cự ly chưa đầy 5 km nên vận chuyển bằng Xà lan, ghe tàu rất thuận tiện.

- Thành phố Cần Thơ đang quy hoạch để trở thành đô thị loại 1, các tỉnh khác trong vùng và lân cận cũng đang được quy hoạch đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.

- Đội ngũ quản lý và công nhân viên của công ty có kinh nghiệm lâu năm am hiểu về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản xuất và gia công.

- Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị liên tục đổi mới nhất là trong những năm gần đây công ty liên tục mở rộng sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Bằng sự hoạt động của mình công ty tạo được uy tín, ấn tượng với khách hàng vì cung cấp sản phẩm đạt chất lượng quy định đúng chuẩn đáp ứng được yêu cầu khách hàng và đã thiết lập được mối quan hệ gắn bó với một số bạn hàng có tiềm lực.

3.6.2 Khó khăn

- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng. Để giảm rủi ro và khó khăn trong việc huy động vốn nên nhiều ngân hàng cũng hạn chế cho các doanh nghiệp vay vốn hoặc chỉ cho vay với một hạn mức nhất định. Trước thực tế này, nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đã hạn chế tối đa việc cho khách hàng nợ nhằm bảo toàn vốn.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 42)