ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 37)

28

Công ty kinh doanh các mặt hàng chính: Kinh doanh sản xuất Tole các loại; Lưới B40, kẽm gai; Nhà thép công nghiệp và dân dụng; Kinh doanh vật liệu xây dựng các loại; Trang trí Nội – Ngoại thất,...Công ty còn sản xuất bột trét tường hiệu Dragon và kinh doanh Sơn nước Alphanam, Delta,...

3.2.1.1 Sản xuất

- Bột trét tường nhãn hiệu DRAGON biểu tượng con rồng với nguyên liệu cao cấp được cung cấp bởi nhà sản xuất Wacker (Đức), AQUALON (Mỹ).

- Lưới rào B40 – Kẽm gai trên hệ thống máy điều khiển kỹ thuật số hiện đại, ô lưới theo tiêu chuẩn nhà máy Thép Bình Tây, với mọi khổ lưới từ 1.0 m – 2.4 m. Được sử dụng cỡ sợi từ 22 mm – 35 mm.

- Máy cán tole sóng vuông dân dụng và công nghiệp tiêu chuẩn Nhật Bản với mọi quy cách theo yêu cầu khách hàng.

3.2.1.2 Phân phối

- Đại lý cấp 1 nhãn hiệu sơn DELTA được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất của các nước công nghiệp phát triển G7. Sản phẩm đạt ISO 9001:2000, ISO 14001:2004.

- Cửa gỗ cao cấp thế hệ mới, được làm từ tấm da của HDF nhập khẩu có khả năng chịu lực và kháng ẩm cao, kết hợp với lõi trong bằng gỗ tự nhiên được ghép, tầm sấy theo tiêu chuẩn và đã qua công nghệ xử lý mối, mọt nên có độ bền và chất lượng ổn định.

- Cửa thép với mẫu mã đa dạng, khung cửa sang trọng, siêu rộng, khóa chống trộm, hộp khóa chống cạy cao cấp,...

- Đá, Cát, Xi măng, Thép các loại,...

3.2.1.3 Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Gạch Tuynen (Cần Thơ, An Giang). - Cửa nhựa cao cấp.

- Sứ Inax mẫu mã sang trọng, men cao cấp bền bỉ với thời gian, giá cả thích hợp với mọi công trình xây dựng, nhà ở,...

- Kiếng trang trí đình quốc chất lượng. - Gốm, đá tự nhiên.

- Gạch, đá lót vỉa hè.

29

3.2.2 Các kênh phân phối

Kênh phân phối của công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ bao gồm 2 loại: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Trong đó kênh phân phối chính của công ty là kênh phân phối gián tiếp.

- Kênh trực tiếp: sản phẩm của công ty sẽ đến thẳng người tiêu dùng thông qua các chuỗi cửa hàng chi nhánh, nơi vừa sản xuất vừa bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Hệ thống chi nhánh của công ty chủ yếu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Trong năm 2014, công ty sẽ mở rộng hệ thống chi nhánh sang các vùng lân cận.

- Kênh gián tiếp: các kênh trung gian bao gồm nhà phân phối, nhà buôn sỉ và lẻ. Doanh số do kênh này mang lại 98% tổng doanh số công ty. Bao gồm: + Kênh một cấp: Từ công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ qua hệ thống các chi nhánh bán lẻ của công ty đến tận tay người tiêu dùng.

+ Kênh hai cấp: từ công ty qua hệ thống các nhà phân phối độc quyền và các đại lý trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Các nhà phân phối được ràng buộc với công ty bởi các hợp đồng thương mại và là trung gian kết nối công ty với các cửa hàng, đại lý. Hệ thống phân phối qua nhà phân phối là hệ thống lớn nhất hiện nay của công ty.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hơn 5 năm đi vào hoạt động, công ty đã hoàn thiện bộ máy quản lý của mình một cách chặt chẽ và khoa học. Các phòng ban, bộ phận được phân công công việc một cách hợp lý và logic giúp cho các hoạt động sản xuất kinh của công ty diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

30 Kinh doanh +

KH & Đầu tư

Xưởng SX Bột trét tường hiệu

Dragon

Ghi chú : Quan hệ lãnh đạo

Quan hệ nghiệp vụ chuyên môn

XƯỞNG SX - Tole các loại - Lưới rào B40 P.TGĐ KD & ĐẦU TƯ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

CHI BỘ CÔNG TY

CÁC ĐOÀN THỂ BAN KIỂM SOÁT

GĐ TÀI CHÍNH - KTT P.TGĐ NỘI VỤ + SX P.KẾ TOÁN GĐ SẢN XUẤT GĐ CUNG ỨNG ĐIỀU BỘ GĐ.CN HOÀ PHÚ GĐ KINH DOANH - Phương tiện v/c - Bốc xếp Tổng kho - VLXD - Kho sơn Q.TRỊ + HC

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vinafor Cần Thơ

31

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty hoạt động thông qua cuộc họp hằng năm của Đại hội cổ đông thành lập.

- Ban kiểm soát: gồm có 3 thành viên, thành viên của Ban kiểm soát được Đại hội cổ đông bầu theo thể thức bầu trực tiếp.

- Hộ đồng quản trị: hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và cán bộ quản lý khác. Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đứng đầu Hội đồng quản trị là ông Võ Tấn Dũng.

- Tổng Giám đốc là người điều hành chung toàn bộ các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và cơ quan chủ quản của cấp trên. Tổng Giám đốc là ông Lê Uy Vũ.

- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh và đầu tư: có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo phòng ban thuộc mình quản lý, giải quyết những công việc do Tổng Giám đốc ủy quyền khi đi vắng. Hiện tại do Tổng Giám đốc kiêm nhiệm.

- Phó Tổng Giám đốc nội vụ và sản xuất: chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám đốc về hoạt động sản xuất của công ty. Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn hàng ngoài thị trường. Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch do công ty giao.

- Giám đốc kinh doanh: quản lý tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, xưởng cán Tole, bột trét tường và lưới B40. Đồng thời bộ phận kinh doanh cửa hàng phải tổ chức khai thác, phát triển kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội – ngoại thất.

- Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất tại các phân xưởng theo đúng quy cách, đúng đơn đặt hàng, đúng khoản thời gian. Đề xuất với ban giám đốc các cải tiến về kĩ thuật, máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

- Giám đốc cung ứng điều bộ: trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với khách hàng về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng trình Phó Giám đốc điều hành xem xét, ký hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng nhằm đáp ứng kiệp thời, đúng kế hoạch và tiến độ sản xuất của các phân xưởng.

32

Thường xuyên đánh giá các nhà cung cấp hiện tại, tiềm kiếm các nhà cung cấp mới trên thị trường giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.

- Giám đốc tài chính (kế toán trưởng): chuẩn bị báo cáo và phân tích tài chính cho Ban Giám đốc công ty. Có nhiệm vụ phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và chi phí. Ngoài ra còn điều phối, củng cố và đánh giá tài chính, chuẩn bị các báo cáo đặc biệt. Tham mưu cho Ban Giám đốc quản lý, quản lý điều hành tài chính sao cho hiệu quả, đảm bảo mọi hoạt động của công ty.

- Phòng kế toán: là bộ phận công tác, điều hành và quản lý các khoản thu chi của công ty theo quy định của nhà nước. Thu thập thông tin, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tài sản và kinh phí. Ghi chép, tính toán đầy đủ các khoản thu chi do phát sinh và xác định kết quả kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Quản lý hoạt động tài chính của công ty. Thực hiện mọi nghiệp vụ kế toán và tính toán cân đối giá thành sản phẩm. Lưu trữ và bảo quản chứng từ sổ sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của công ty. Trích nộp ngân sách nhà nước, thuế và sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật.

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 5 bộ phận: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán hàng hóa, kế toán bán hàng , thủ quỹ được thể hiện trong hình 3.2 sau đây:

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Vinafor Cần Thơ Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

- Kế toán trưởng: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hóa Kế toán bán hàng Thủ quỹ

33

+ Là người tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tổ chức bộ phần công tác thống kê và bộ máy kế toán cho phù hợp với hoạt động kinh doanh căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh.

+ Yêu cầu các kế toán viên quản lý, kiểm soát chặt chẽ các trang thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.

+ Lập kế hoạch tài chính, sơ đồ hạch toán và các nguồn trích lập sử dụng quỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sổ sách kinh doanh lên Ban giám đốc.

+ Lập báo cáo tài chính và xác định kết quả kinh doanh vào cuối tháng, quý, năm.

- Kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm công việc kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng kê, phân bổ, chứng từ ghi sổ sau khi đã phân loại ghi vào một TK thích hợp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, vào sổ cái, khóa sổ cái, khóa sổ, rút số dư lập bảng cân đối số phát sinh, trực tiếp theo dõi một số thanh quyết toán với một số khách hàng lớn.

- Kế toán thanh toán: Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán thanh toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc tiến hành lập bảng kê chi hoặc phiếu chi sau đó chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành chi tiền. Theo dõi tình hình thanh toán với toàn bộ khách hàng.

- Kế toán hàng hóa: Có trách nhiệm quản lý các khoản nhập kho, xuất kho để ghi sổ và lập bảng tổng hợp các phiếu thu, chi và số tồn kho để thuận tiện cho việc lập báo cáo một cách chính xác.

- Kế toán bán hàng: Tổng hợp các khoản chi phí, doanh thu bán hàng, tình hình phát sinh và thu thập các số để xác định kết quả kinh doanh có hiệu quả vào mỗi tháng, quý hay cuối năm cho kế toán trưởng.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi, ghi chép vào sổ và báo cáo hàng ngày, không được nhờ người thay thế, nhờ người thay thế ủy quyền cho ai và phải có quyết định của giám đốc bằng văn bản. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý, nhập quỹ và thường xuyên kiểm tra tiền trong quỹ, đối chiếu với các số liệu trong sổ kế toán và sổ quỹ để kịp thời tìm biện pháp xử lý.

34

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng

3.4.2.1 Chế độ kế toán

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung theo Thông 244/2009/TT-BTC.

3.4.2.2 Hình thức kế toán áp dụng

- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chung. - Sau đây là sơ đồ trình tự hạch toán trên sổ của hình thức nhật ký chung:

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Hình 3.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Chứng từ kế toán: là các chứng từ, các tài liệu phát sinh ở khâu đầu tiên của một nghiệp vụ kế toán, chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý để xác minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mỗi chứng từ kế toán khi ghi vào sổ kế toán phải có đủ yếu tố hợp lệ, phải có chữ ký của người chịu trách

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ Nhật ký đặc biệt chuyên dùng

35

nhiệm, chứng từ kế toán dùng để kiểm tra, kiểm soát chế độ thể lệ và quản lý kế toán tài chính.

- Sổ nhật ký chung: Ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các nghiệp vụ đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái.

- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo TK kế toán, được quy định trong chế độ TK kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu trên sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.

- Sổ nhật ký đặc biệt (còn gọi là số nhật ký chuyên dùng):trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sổ quỹ: hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu có chứng từ liên quan đến tiền mặt như phiếu thu, phiếu chi thì ghi vào sổ quỹ và đến cuối ngày thủ quỹ phải tính được thu, chi trong ngày.

- Sổ kế toán chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết: sổ kế toán chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Cuối tháng các sổ kế toán chi tiết này được lập thành bảng tổng hợp để làm căn cứ đối chiếu với sổ cái.

- Bảng cân đối số phát sinh: dùng để tập hợp các số phát sinh của các TK phản ánh trên sổ cái và dùng nó để kiểm tra việc tập hợp và hệ thống hoá các số liệu, dùng để lập báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính: cuối năm căn cứ vào số dư TK ở bảng cân đối phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan chủ quản và cơ quan thuế.

3.4.2.3 Phương pháp kế toán

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng.

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng 3.1 sau:

36

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinafor Cần Thơ qua 3 năm (2011 – 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 79.780,05 47.838,55 38.441,81 (31.941,50) (40,04) (9.396,74) (19,64) Tổng chi phí 77.142,83 46.834,63 36.760,04 (30.308,20) (39,29) (10.074,59) (21,51) LN trước thuế 2.637,22 1.003,92 681,77 (1.633,55) (61,94) (322,15) (32,09) Thuế TNDN 659,37 250,98 170,44 (408,39) (61,94) (80,54) (32,09) LN sau thuế 1.978,1 752,94 511,33 (1.225,16) (61,93) (241,61) (32,09)

37

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta được hình sau: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011 – 2013).

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinafor cần thơ (Trang 37)