Trung.
2.3.1. Các yếu tố định tính.
2.3.1.1. Quy trình tín dụng:
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng và luôn tuân thủ quy trình tín dụng theo quyết định số 1627 do ngân hàng nhà nước ban hành và đã có văn bản cụ thể hướng dẫn cán bộ tín dụng theo hướng vừa tuân theo quy định tại ngân hàng nhà nước vừa phù hợp với xu hướng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng BIDV cũng soạn thảo quy trình tín dụng riêng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng và đây là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh. Theo kết quả kiểm tra giám sát thường xuyên thì chi nhánh luôn tuân thủ tốt quy trình tín dụng.
2.3.1.2. Khả năng cạnh tranh:
Hiện nay các ngân hàng khác trên địa bàn đang tăng trưởng mở rộng vốn tự có để tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thế và lực của mình trong tương lai tăng cường khả năng đối phó với các ngân hàng trong và ngoài nước khi mà nước ta bước vào thời kỳ hội nhập. Khả năng cạnh tranh của chi nhánh cũng được tăng lên nhanh chóng thể hiện trên tổng tài sản của ngân hàng năm sau tăng hơn năm trước, ta hãy xem bảng sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Tổng tài sản 5.633 6.534 7.325
Tổng tài sản thể hiện quy mô cũng như thể và lực của một ngân hàng trên thị trường tài chính, chính vì thế mà trong những năm gần đây chi nhánh đã không ngừng tìm cách tăng tổng tài sản với đường lối chủ trương đúng đắn phù hợp do đó tổng tài sản đã tăng đã tăng thêm 1.692 tỷ đồng sau 3 năm. Điều này tạo thêm sự thuận lợi và khả năng cạnh tranh cho chi nhánh.
2.3.1.3. Các yếu tố khác:
Hiện nay trình độ của cán bộ tín dụng tại ngân hàng BIDV Quang Trung đều ở trình độ cao, chi nhánh không ngừng gia tăng số lượng cán bộ cùng với sự tăng trưởng không ngừng của mình. Số cán bộ tại chi nhánh là 142 người với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và một tổ nghiệp vụ. Đặc biệt chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ marketing chuyên trách, tổ chứng khoán và ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị.
2.3.2. Các yếu tố định lượng.
+ Về chỉ tiêu nợ quá hạn:
Nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2007 là 0% đây quả thực là một kỳ tích mà chi nhánh đạt được. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 và năm 2009 tuy đã tăng lên so với năm 2007, tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ rất thấp. Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là 3% đến 5%, điều này đã nói lên rằng chất lượng tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung là tương đối tốt.
+ Về tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Cho vay có TSĐB 758,26 918 1443,96
Cho vay không có TSĐB 464,74 1377 1994,04
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Tổng nợ quá hạn 0 68,85 113,454
Tỷ lệ nợ quá hạn 0% 1% 1,3%
Đơn vị: tỷ đồng
Giá trị TSĐB 1083,23 1311,43 2062,8
Chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo trong năm 2007 là ở mức cao nó chiếm đến 62% tổng dư nợ. Điều này chúng tỏ rằng trong năm 2007 ngân hàng khá là thận trọng trong việc cho vay. Đến năm 2008 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm đảm bảo chỉ còn 40%, tức là giảm 20% so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009 tỷ lệ này đã tăng lên là 42%, tuy tỷ lệ tăng này so với năm 2008 là không lớn nhưng nó cũng thể hiện rằng chính sách cho vay của ngân hàng ngày càng thận trọng hơn và ngày càng mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo.
Giá trị tài sản đảm bảo luôn được ngân hàng định giá thường xuyên, là sáu tháng một lần đảm bảo giá trị thực của tài sản tạo sự chính xác hơn cho công tác dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời có cơ sở yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo thiếu cho khoản vay để đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì đây là cơ sở để thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ nên giá trị tài sản đảm bảo càng lớn càng thể hiện sự an toàn trong hoạt động tín dụng.
+ Về hiệu suất sử dụng vốn: Tổng dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn =
Nguồn vốn huy động
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhưng nó lại thể hiện sự thiếu năng động khi không đầu tư vào các tài sản tài chính nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng và cũng để đề phòng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Ở các nước phát triển tỷ lệ này là tương đối thấp chỉ vào khoảng 30%.
Chỉ tiêu Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009
Tổng dư nợ cho vay 1.223 2.295 3.450 3.438
Tổng nguồn vốn huy động 5.100 6.000 6.500 7.015
Hiệu suất sử dụng vốn 23,98% 38,25% 53,08% 49%
Từ bảng trên ta thấy rằng chi nhánh luôn có nguồn vốn huy động dồi dào đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Chúng ta cũng nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng năm 2007 là hơi thấp, điều này chứng tỏ rằng năm 2007 chi nhánh sư dụng vốn vào hoạt động tín dụng là hơi thấp. Đến năm 2008, năm 2009 thì hiệu suất sủ dụng vốn vào hoạt động tín dụng đã cao hơn rất nhiều. Đặc biệt là năm 2009 là 49%, gần đạt 50% đây là mức sử dụng vốn phổ biến ở nước ta hiện nay. Hiệu suất sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng trong năm 2008 và năm 2009 tăng lên so với năm 2007 cũng là điều dễ hiểu. Vì trong những năm gần đây nhu cầu vốn của thị trường tăng lên nhanh chóng. Cũng qua bảng trên ta nhận thấy rằng: tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm 2008 so với năm 2007 và năm 2009 so với năm 2008 lần lượt là 17,65% và 16,92%. Trong khi đó tốc độ tăng của mức cho vay lần lượt là 14,27% và 10,75%. Điều này cho thấy rằng tốc độ tăng của huy động vốn cao hơn tốc độ tăng của mức cho vay. Đây là vấn đề mà chi nhánh cần xem xét vì thu từ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:
Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu quan trọng khi phân tích hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Ở các nước có hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển thì thu từ hoạt động tín dụng chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng thu nhập, còn lại là thu hoạt động dịch vụ khác. Điều này ngược lại ở các nước đang phát triển như nước ta, tuy nhiên hiện nay ngân hàng nhà nước đang có chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát nhưng việc các ngân hàng thương mại nước ta có chủ trương tăng cường tìm kiếm thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là đường lối đúng đắn vì độ sâu tín dụng của nước ta theo các chuyên gia đánh giá là vẫn chưa cao chỉ khoảng 30%.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Lợi nhuận từ hoạt động cho
vay 30,9 37,06 74,6
Tổng lợi nhuận trước thuế của
ngân hàng 42,12 61,06 100
Từ bảng trên ta thấy thu thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Tuy thu từ dịch vụ ròng của ngân hàng đã tăng nhanh chóng và đạt mức 25,37 tỷ đồng vào năm 2009 nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn tăng mạnh. Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo trong các ngân hàng, nên lợi nhuận chủ yếu từ hoạt độngc ho vay đây là biểu hiện tốt thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, đồng thời cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được nâng cao.
+ Vòng quay vốn tín dụng:
Công thức tính vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng: Doanh số dư nợ cho vay Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ tín dụng bình quân Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 209
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1,67 1,69 1,73 Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn 1,00 1,01 1,03
Vòng quay vốn tín
dụng 1,087 1,102 1,154
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng trong ba năm qua điều này thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh không ngừng được tăng lên, đây là biểu hiện tốt về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khi mà vòng quay vốn tín dụng tăng ở cả ba khu vực cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, chứng tỏ công tác thu nợ và quản lý nợ của ngân hàng đã tốt hơn.
Tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng là khá nhanh và vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng cao hơn rất nhiều so với chi nhánh khác là biểu hiện tốt. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng của chi nhánh đã được nâng lên theo từng năm hoạt động.
+ Chi phí lãi suất bình quân đầu vào của chi nhánh:
Chi phí lãi suất bình quân đầu vào thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một ngân hàng đến đâu. Các ngân hàng luôn quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp vì nó quyết định đến lãi suất đầu ra của bản thân ngân hàng đó. Nếu lãi suất đầu ra của ngân hàng quá cao thì sẽ làm giảm lợi nhuận hoặc làm tăng rủi ro tín dụng vì những khách hàng chấp nhận mức lãi suất cao thường là nhóm khách hàng có rủi ro tín dụng cao, nếu không cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của khách hàng làm tăng khó khăn cho khách hàng từ đó chất lượng tín dụng của ngân hàng có nguy cơ giảm xuống.
Chi phí lãi suất bình quân của chi nhánh trong các năm thể hiện ở bảng dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
%/tháng 0,6% 1,37% 0.84%
Chúng ta nhận thấy rằng lãi suất bình quân đầu vào của chi nhánh trong năm 2007 và 2009 là không cao lắm. Điều này thể hiện sự quản lí tốt nguồn vốn và các chi phí khác liên quan đến nguồn vốn. Ở bảng trên chúng ta còn thấy chi phi huy động vốn của năm 2008 là cao hơn hẳn so với năm 2007 và năm 2009,
thì điều này là cũng dễ hiểu. Bởi vì năm 2008 là một năm mà cuộc chạy đua về lãi suất của các ngân hàng là rất cao, năm 2008 là năm mà lãi suất của ngân hàng liên tục thiết lập những kỉ lục mới.
+ Tổng dư nợ:
Năm 2007 là 1.223 tỷ đồng, năm 2008 là 2.295 tỷ đồng, năm 2009 là 3.438 tỷ đồng. Qua đây ta thấy được tổng dư nợ tăng một cách mạnh mẽ từ năm 2007 đến năm 2009. Điều này nói lên rằng quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng, đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về quy mô của ngân hàng.