nghĩ đến bài toán liên quan có tính chất gần giống với bài toán cần giải có thể là bài toán tương tự, bài toán đặc biệt, đôi khi là bài toán khái quát.
Theo G.Polya khi gặp bài toán khó chưa tìm ra lời giải, ta thường phải đặt ra các câu hỏi sau: “Có bài toán nào gần giống với bài toán đang giải không?”; “Đây là bài toán gần giống với bài toán đã được giải rồi. Có thể áp dụng được gì không?” ; “Nếu không giải được bài toán đã cho thì trước hết hãy giải bài toán gần giống với nó”.
* Bước 3: Trình bày lời giải.
Từ cách giải đã được phát hiện, sắp xếp các việc phải làm thành một chương trình gồm các bước theo một trình tự thích hợp và thực hiện các bước đó.
* Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải.
Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết quả của lời giải.
Nghiên cứu giải những bài toán tương tự mở rộng hay lật ngược vấn đề.Cần luyện cho học sinh thói quen kiểm tra từng bước giải, lời giải xem có đáp ứng với yêu cầu lời giải không? Việc kiểm tra sai lầm phải đi đến nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó, để có thể sửa chữa kịp thời và chính xác.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tìm ra nhiều lời giải cho một bài toán giúp học sinh nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh. Có như vậy với mỗi bài toán học sinh sẽ chọn ra được lời giải hay nhất, ngắn gọn nhất phù hợp với nội dung bài toán.
1.3. Kết luận
Như vậy, qua việc phân tích trên cho ta thấy việc khai thác bài tập toán trong dạy học HHKG là một thành tố quan trọng nâng cao chất lượng dạy học chủ đề HHKG. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy trí tưởng tượng không gian, kích thích tư duy linh hoạt sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tích cực, tự giác chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh trong học tập.