7. Điểm mới của đề tài
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học [11]
* Cơ sở phân loại: có nhiều cơ sở để phân loại BTHH
Theo Giai đoạn dạy học: Quá trình dạy học gồm ba giai đoạn là dạy học bài mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và luyện tập, kiểm tra – đánh giá kết quả dạy học.
- Ở giai đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học bài mới. Tên của mỗi loại bài tập có thể lấy theo tên
chương như trong SGK.
- Ở giai đoạn ôn tập, hệ thống kiến thức và kiểm tra đánh gi, do mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên cơ sở sau:
+ Dựa vào tính chất hoạt động có thể chia thành BT lí thuyết và BT thực nghiệm.
+ Dựa vào chức năng của BT có thể chia thành BT tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), BT rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
+ Dựa vào tính chất của BT có thể chia thành : BT định tính, BT định lượng, BT thực hành thí nghiệm, BT thực tiễn,…
+ Dựa vào kiểu hay dạng BT có thể chia thành: BT xác định CTPT của hợp chất, BT xác định thành phần %,....
+ Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành BT đơn giản, BT phức tạp.
+ Dựa vào cách HS trình bày lời giải chia BT: BT TNKQ, TNTL.
Trong thực tế dạy học cách phân loại có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo tính chất của BT.
BT định tính: Là những BT khi giải HS chỉ dựa vào sự suy luận đơn giản hoặc dựa vào nội dung lý thuyết của đề bài để trả lời. Do đó HS phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật, nguyên lý và nhận biết được những hiện tượng của chúng trong các trường hợp cụ thể.
BT định lƣợng: là loại BT mà muốn giải được chúng ta phải thực hiện một loạt các phép tính và kết quả thu được là một đáp số định lượng. BT định lượng có tác dụng củng cố kiến thức và rèn kỹ năng, kỹ xảo tính toán từ đó phát triển tư duy của HS thông qua việc tạo lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện bài toán và tìm tòi các cách giải quyết BT một cách thông minh nhất.
BT về kiến thức, kỹ năng thí nghiệm: Đây là BT mang tính trực quan sinh động gắn liền với kiến thức và kỹ năng thực hành hóa học.
BT vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn: Là loại BT có nội dung thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn và từ đó kiểm chứng lại các lí thuyết đó.
1.3.4. Ý nghĩa tác dụng của bài tập gắn với thực tiễn trong việc phát triển năng lực cho học sinh
Các kiến thức khoa học và những vấn đề của thực tiễn luôn có mối quan hệ với nhau. Do đó, các bài tập hóa học gắn với thực tiễn sẽ giúp việc học tập trở lên có ý nghĩa hơn, tạo hứng thú, say mê trong học tập cho các em học sinh. Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh sẽ gặp những tình huống có vấn đề liên quan đến Hóa học. Lúc này sẽ xuất hiện các chướng ngại nhận thức đòi hỏi HS cần vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà HS đã có để tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
Khi sử dụng các bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học GV thông qua các hoạt động như: hướng dẫn HS phát hiện/xác định rõ vấn đề cần giải quyết của bài tập, chuyển vấn đề thực tiễn thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán khoa học), dựa vào các kiến thức đã được học mà đưa ra phân tích, tổng hợp,…đưa ra các phương án giải quyết, chọn phương án tối ưu và đưa ra ý kiến cá nhân về phương án lựa chọn, hành động theo phương án đã chọn, khám phá các giải pháp mới mà có thể thực hiện được và điều chỉnh hành động của mình, đánh giá cách làm của mình và đề xuất những cải tiến mong muốn.
Như vậy, việc sử dụng các bài tập gắn với thực tiễn sẽ giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức, hình thành kĩ năng và và thái độ, đây là điều kiện tốt nhất để HS có thể hình thành được các năng lực chung cốt lõi cũng như các năng lực chuyên biệt thông qua môn Hóa học như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn,…nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
1.4. Thực trạng sử dụng bài tập gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS ở trƣờng phổ thông hiện nay theo định hƣớng phát triển năng lực cho HS ở trƣờng phổ thông hiện nay
Ứng dụng hóa học vào thực tiễn cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông.
Để nắm rõ thức trạng việc sử dụng bài tập gắn với thực tiễn ở trường THPT cũng như ý kiến của giáo viên về dạng bài tập này, tôi đã tiến hành điều tra và trưng cầu ý kiến của các giáo viên tại trường thực nghiệm sư phạm. Kết quả điều tra mức độ sử dụng bài tập trong dạy học hóa học của GV trường THPT Vân Nội – Hà Nội như sau :
STT Dạng bài tập Mức độ sử dụng Thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng 1 Bài tập định tính 90% 10% 0% 2 Bài tập định lượng 95% 5% 0% 3 Bài tập về kiến thức, kỹ năng thí nghiệm 40% 50% 10% 4 Bài tập gắn với thực tiễn 5% 50% 45%
Như vậy trong trường PT, GV chỉ chú tâm đưa ra những bài tập định tính, định lượng và một số ít bài tập về kiến thức, kỹ năng thí nghiệm mà chưa mở rộng xây dựng và sử dụng nhiều bài tập gắn với thực tiễn đồng thời các em HS chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao. Người giáo viên phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng,
ứng dụng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em giúp các em có lòng say mê yêu thích môn hóa học.
CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG
DẠY HỌC PHẦN “KIM LOẠI” SGK HÓA HỌC 12 NÂNG CAO
2.1. Nội dung kiến thức và mục tiêu của phần “Kim loại” lớp 12 nâng cao
2.1.1. Chương “Đại cương về Kim loại” [2,3,6]
2.1.1.1. Nội dung của chương
Nội dung kiến thức trong chương được cấu trúc thành các bài: - Bài 19. Kim loại và hợp kim
- Bài 20. Dãy điện hóa của kim loại
- Bài 21. Luyện tập: Tính chất của kim loại - Bài 22. Sự điện phân
- Bài 23. Sự ăn mòn kim loại - Bài 24. Điều chế kim loại
- Bài 25. Luyện tập : Sự điện phân – Sự ăn mòn kim loại – Điều chế kim loại
- Bài 26. Bài thực hành 3: Dãy điện hóa của kim loại. Điều chế kim loại - Bài 27. Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Trong chương này học sinh sẽ được nghiên cứu về kim loại một cách tổng quan nhất, từ đó có cơ sở để nghiên cứu những nhóm kim loại và hợp chất của kim loại ở những chương sau.
2.1.1.2. Mục tiêu của chương
a. Kiến thức
HS biết:
- Vị trí và cấu tạo của nguyên tử kim loại.
- Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim.
chuyển của các phần tử mang điện trong pin điện hóa.
- Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại, cách xác định thế điện cực chuẩn và những phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực của pin điện hóa.
- Dự đoán chiều của phản ứng oxi hóa – khử, tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử trong pin điện hóa, tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa.
- Khái niệm sự điện phân, các trường hợp điện phân chất điện li nóng chảy và dung dịch nước của chất điện li.
- Ứng dụng của sự điện phân.
- Nguyên tắc chung điều chế kim loại.
- Vận dụng định luật Faraday trong bài tập điện phân.
HS hiểu:
- Tính chất vật lý và hóa học của kim loại.
- Phản ứng Oxi hóa – khử xảy ra ở các điện cực trong quá trình điện phân. - Ăn mòn điện hóa, bản chất và điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa, ăn mòn hóa học.
- Biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- Phương pháp điều chế kim loại ở mức độ hoạt động khác nhau. b. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích tính chất vật lý và hóa học của kim loại.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về kim loại.
- Vận dụng được những hiểu biết về pin điện hóa, pin điện hóa học để giải thích hiện tượng ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học.
- Rèn luyện tư duy: Từ tính khử khác nhau của kim loại biết cách chọn phương pháp thích hợp để điều chế kim loại.
c. Thái độ
khoáng sản của đất nước.
- Có ý thức bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại do hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của hiện tượng ăn mòn kim loại.
2.1.2. Chương “Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm” [2,3,6]
2.1.2.1. Nội dung của chương
Nội dung kiến thức trong chương được cấu trúc thành các bài học sau: - Bài 28. Kim loại kiềm.
- Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. - Bài 30. Kim loại kiềm thổ.
- Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. - Bài 32. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ. - Bài 33. Nhôm.
- Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm.
- Bài 35. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
- Bài 36. Bài thực hành 5: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.
- Bài 37. Bài thực hành 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm.
Đây là các kim loại nhóm A, các kim loại và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
2.1.2.2. Mục tiêu của chương
a. Kiến thức
HS biết:
- Vị trí kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng.
- Ứng dụng quan trọng của hợp chất kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Nước cứng, biện pháp làm mềm nước cứng.
- Nhận biết ion Al3+
HS hiểu:
- Tính chất vật lý, hóa học, phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ. - Tính chất hóa học NaOH, NaHCO3, Na2CO3, phương pháp điều chế NaOH.
- Tính chất hóa học một số hợp chất kim loại kiềm thổ: hiđroxit, cacbonat, sunfat.
- Tính chất hóa học của nhôm, tính chất nhôm oxit, nhôm hiđroxit, nhôm sunfat.
b. Kỹ năng
- Từ cấu tạo suy ra tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và điều chế. - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm.
- Kỹ năng giải bài tập về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất của chúng.
c. Thái độ
Biết được ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất của chúng có vai trò quan trọng trong cuộc sống và ngành công nghiệp hóa chất làm cho học sinh quý trọng kim loại và có hứng thú khi học hóa học.
2.1.3. Chương “Crom - Sắt - Đồng” [2,3,6]
2.1.3.1. Nội dung của chương
Nội dung kiến thức trong chương được cấu trúc thành các bài học sau: - Bài 38. Crom
- Bài 39. Một số hợp chất của crom - Bài 40. Sắt
- Bài 41. Một số hợp chất của sắt - Bài 42. Hợp kim của sắt
- Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng - Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác
- Bài 45. Luyện tập: Tính chất của crom, sắt và những hợp chất của chúng - Bài 46. Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb
- Bài 47. Bài thực hành số 7: Tính chất hóa học của crom, sắt, đồng và những hợp chất của chúng
Đây là các kim loại nhóm B và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Sự nghiên cứu các kim loại cũng yêu cầu học sinh biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử và sự tạo thành các trạng thái oxi hóa của crom, sắt, đồng và hiểu được những tính chất và phương pháp điều chế các kim loại cũng như các hợp chất quan trọng của chúng. Trong chương này còn giới thiệu cho học sinh biết vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng và điều chế của các kim loại bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì.
2.1.3.2. Mục tiêu của chương
a. Kiến thức
HS biết:
- Cấu tạo nguyên tử và vị trí của một số kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo đơn chất của một số kim loại chuyển tiếp.
HS hiểu:
- Sự xuất hiện các trạng thái oxi hóa.
- Tính chất lí hóa học của một số đơn chất và hợp chất.
- Sản xuất và ứng dụng của một số kim loại chuyển tiếp quan trọng. b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích tính chất của các chất. - Biết phán đoán và so sánh để tìm hiểu tính chất của các chất.
c. Thái độ
- Có ý thức vận dụng những kiến thức hóa học để khai thác, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2.2. Xây dựng bài tập hóa học gắn với thực tiễn theo định hƣớng phát triển năng lực phần “Kim loại” SGK Hóa học 12 nâng cao
2.2.1. Nguyên tắc [4]
2.2.1.1. Cơ sở:
a. Cơ sở lý thuyết
Đó là các kiến thức hóa học trong chương trình hóa học phổ thông
Các kiến thức, kỹ năng về cơ sở hóa học chung như cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa hoc, bảng tuần hoàn, lý thuyết phản ứng hóa học, thuyết điện ly, về các nhóm nguyên tố phi kim, kim loại, các chất hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông hiện nay.
b. Cơ sở thực nghiệm
Các vấn đề trong thực tiễn đời sống, trong thực nghiệm, thực hành của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội,…liên quan đến kiến thức hóa học THPT
Một số năng lực cơ bản, phổ thông ( như : năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS cần được rèn luyện và phát huy.
2.2.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học gắn với thực tiễn
a. Ngữ cảnh
Có ngữ cảnh xác định, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến Hóa học, khoa học liên ngành và công nghệ. Bối cảnh thế giới tự nhiên, bao gồm cả công nghệ, trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm các vấn đề rộng lớn liên quan đến cuộc sống con người.
b. Năng lực
Những năng lực các bài tập hóa học thực tiễn hướng đến bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của Hóa học. Chẳng hạn năng lực ngôn ngữ