IV. Triển vọng phục hồi và các hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam
3. Các hàm ý cho cải cách
Nếu công nhận rằng hệ thống ngân hàng bóng râm là một hệ thống ngân hàng tốt với giá trị xã hội có thể so sánh được với hệ thống ngân hàng truyền thống theo quy ước, thì những cải cách áp dụng trong giai đoạn không có khủng hoảng của hệ thống ngân hàng bán lẻ (7 thập kỷ phát triển ổn định và an toàn) có thể cung cấp một mô hình cải cách cho hệ thống ngân hàng bóng râm. Theo Gorton, mô hình này bao gồm 3 điểm quan trọng sau:67
1. Phân đoạn chính của quá trình chứng khoán hoá đối với các loại hình tài sản được phê duyệt phải được chính phủ bảo lãnh.
2. Chính phủ phải kiểm tra và giám sát các ngân hàng, ví dụ tiến trình chứng khoán hoá, hơn là dựa vào các cơ quan xếp hạng. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn xếp loại tài sản, danh mục cho vay và phân đoạn chứng khoán hoá phải được giám sát bởi các kiếm soát viên.
3. Việc gia nhập quá trình chứng khoán hóa phải có giới hạn, và bất kỳ hãng nào muốn gia nhập cũng được coi là một “ngân hàng” và được giám sát chặt chẽ.
Hai cải cách đầu tiên có thể làm cho tài sản ký quỹ trên thị trường repo có được địa vị tương tự như các khoản tiền gửi được bảo lãnh tại hệ thống ngân hàng bán lẻ. Cải cách thứ ba, thông qua việc hạn chế
gia nhập, có thể tạo ra “giá trị gia nhập” giống như các ngân hàng bán lẻđã từng được hưởng trước khi bị áp dụng các thay đổi trong điều tiết vào những năm 1990. Giá trị này, theo Gorton, sẽ tạo ra khuyến khích để các ngân hàng có thể tựđiều tiết.68
Các hàm ý cải cách trong các giả thuyết kinh tếđối lập nhau vẫn còn gây tranh cãi. Calamities cho rằng “nếu không có mạng lưới an toàn của chính phủ, nếu chính phủ không khéo léo tham gia vào thị trường tín dụng, không trợ cấp cho vay, không hạn chế kiểm soát doanh nghiệp trên thị trường thì có thể cũng không cần phải thực thi điều tiết một cách thận trọng.”69 Tuy nhiên, ông cũng công nhận rằng luận điểm này không có tính khả thi trong môi trường chính trị hiện hành70 và đề xuất một số lĩnh vực cần thực hiện cải cách điều tiết, bao gồm những cải cách để:
1. Tăng điều tiết thận trọng về vốn thông qua tăng việc cải thiện đo lường giá trị và rủi ro của các loại tài sản khác nhau.
2. Giải quyết vấn đề “quá lớn nên không thể để cho đổ vỡ” thông qua việc hạn chế các phân biệt
điều tiết về việc can thiệp trong trường hợp các ngân hàng bị phá sản.
3. Xoá bỏ sự méo mó trong tài chính nhà ở do các chính sách của chính phủđề ra. 4. Tăng cường vai trò của cổđông trong giám sát hoạt động của các ngân hàng; và 5. Thúc đẩy tính minh bạch hơn nữa trong các giao dịch phái sinh.
Trong phần V, chúng tôi sẽ cân nhắc về việc xác định quy mô và phạm vi của các cải cách hiện hành sao cho thế giới được an toàn hơn trước những cuộc cách tân tài chính trên phạm vi quốc tế.
66 Charles W. Calomiris, “Phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính? Ra quyết định thực sự trong dài hạn,” bản thảo chưa xuất bản, tháng 3 năm 2009, trang 5. bản, tháng 3 năm 2009, trang 5.