IV. Triển vọng phục hồi và các hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam
d. Thất bại thị trường
Thất bại thị trường thường được coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trên thị trường thế chấp mà các nhà kinh tế gọi là “vấn đề người ủy thác – người nhận ủy thác” hay hiện tượng người lao động hành
động vì lợi ích của bạn hơn là vì lợi ích của chính anh ta - vấn đề mà các cổ đông ngân hàng có quyền kiểm soát hội đồng quản trịđại diện cho họ trong khi hội đồng này lại kiểm soát các giám đốc điều hành và các nhà quản lý cấp cao của ngân hàng, những người này lại kiểm soát các nhà quản lý tài sản và các nhân viên thẩm định vốn vay. Những vấn đề này đã khiến tạo ra một hệ thống khuyến khích nhân viên ngân hàng thông qua những khoản tiền thưởng tính trên tăng trưởng thu nhập ngắn hạn và tăng trưởng tài sản, đẩy họ đến chỗ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro không phục vụ lợi ích dài hạn của các cổđông.
Nguyên nhân chủ yếu nhưng không phải là duy nhất của những vấn đề về cơ chế khuyến khích kiểu này là một sáng kiến trong ngành ngân hàng có tên là “khởi tạo và phân phối” (khác với mô hình truyền thống là khởi tạo rồi cầm giữ). Thông qua quá trình chứng khoán hoá, các ngân hàng có thể “rũ bỏ” các khoản vay mà họ khởi tạo và có thêm vốn để tiếp tục cho vay nhiều hơn nữa. Như Mishkin đã chỉ ra, “các ngân hàng có động cơ duy trì mức vốn cho vay vì điều này cho phép họ kiếm được các khoản phí, nhưng họ không có động cơđể duy trì chất lượng của các khoản cho vay”.65
Vấn đề về “người ủy thác – người được ủy thác” được coi là một thất bại thị trường, bởi vì theo l y thuyết kinh tế, điều này là do thông tin không đầy đủ và bất cân xứng. Tuy nhiên, trong thực tế, chính trị và quản lysy nhà nước cũng góp phần tạo ra khó khăn. Calamiris chỉ ra rằng “nhiều bộ luật và quy định
điều chỉnh thị trường đối với sự kiểm soát trong các ngân hàng thương mại khiến các cổđông không thể
60 Charles W. Calomiris, “Cách tân, điều tiết và cải cách tài chính,” Tạp chí Cato (số tới), tháng Hai năm 2009, trang 6.