1. Logic nội dung bài 26.
1.1. Vị trí của bài 26 trong chương.
Bài 26 là bài thứ 2 của chương sau bài 25 - Sinh trưởng của vi sinh vật. Bài 26 được xếp trước bài 27 sau khi tìm hiểu quà trình sinh trưởng của vi sinh vật và thấy được những ưu điểm và hạn chế của sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Vậy quá trình sinh sản sẽ được diễn ra như thế nào, nó có khác sự sinh trưởng hay không? đó chính là nội dung chúng ta cần tìm hiểu ở bài 26.
Như vậy logic bài 26 giúp chúng ta biết được quá trình sinh sản ở sinh vật nhân sơ và sinh sản ở sinh vật nhân thực diễn ra như thế nào? Đây chính là cơ sở để người ta nghiên cứu các bài tiếp theo.
1.2. Logic nội dung bài 26.
Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật được xem là sự sinh sản, sinh vật nhân sơ khác sinh sản của sinh vật nhân thực ở điểm nào? Đó chính là nội dung của bài 26.
Phần 1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ được trình bày lần lượt theo các kiểu sinh sản phân đôi, sinh sản bằng hình thức nảy chồi và tạo thành bào tử.
Phần 2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực được trình bày lần lượt theo các kiểu sinh sản bằng bào tử, sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi. Sự sắp xếp các mục như sách giáo khoa giúp chúng ta thấy được quá trình tiến hoá của các hình thức sinh sản từ sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức bài 26.
2.1. Nội dung và kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị cho học sinh.
Phần 1: Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.
1.1. Phân đôi.
- Vi khuẩn chủ yếu sinh sản bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là hạt mêzôxôm).
- Vòng AND của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra hai tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
1.2. Nảy chồi và tạo thành bào tử.
- Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử ( bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan, hay bằng bào tử đốt, ở xạ khuẩn, vi khuẩn quang dưỡng màu tía có hình thức phân nhánh và nảy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
- Khác với các loại trên khi gặp điều kiện bất lợi thì vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thái sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chưa canxiđipicôlinat.
Phần 2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực.
2.1. Sinh sản bằng bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử chủ yếu ở nhiều loại nấm mốc. Có cả hình thức sinh sản bằng vô tính bằng bào tử kín và có cả hình thức sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
- Ví dụ: Nấm Mucor – bào tử được hình thành trong túi, nấm Penicillium – bào tử trần.
2.2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi.
- Ví dụ: Nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy chồi như nấm men rượu (saccharomyces), phân đôi như nấm men rượu Rum (schizosaccharomyces).
- Các tảo đơn bào như tảo lục (chlorophyta), tảo mắt (euglenophyta), trùng giày… Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa hai tế bào.
2.2 Những kiến thức cần chú ý bổ sung.
Phần 1: Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.
1.1. Phân đôi.
- Sinh sản phân đôi ở vi khuẩn không giống nguyên phân, không có sự hình thành thoi vô sắc không có các pha, các kỳ.
- Hầu hết vi khuẩn sinh trưởng không phải là sự tăng kích thước tế bào riêng lẻ mà là sự tăng số lượng tế bào.
- Ví dụ: Trong điều kiện thuận lợi với thời gian là 120 phút, một tế bào vi khuẩn có thể tạo ra một quần thể có khối lượng 80 nghìn tấn song trong tự nhiên do nhiều yếu tố kìm hãm tốc độ sinh sản và tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy với vi khuẩn có lợi chúng ta cần tạo điều kiện tối ưu để chúng sinh sản và thu được sản phẩm với chất lượng mong muốn. Đối với vi khuẩn có hại, gây bệnh cần tạo cho chúng điều kiện bất lợi nhất như muối dưa cần muối mặn hơn và nén chặt hơn để ngập nước trong vại.
1.2. Nảy chồi và tạo thành bào tử.
Giáo viên nêu tương tự như sách giáo khoa.
- Lưu ý: Nội bào tử không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào khi gặp điều kiện bất lợi.
- Đa số ở nấm men, hình thức sinh sản chủ yếu là nảy chồi, một số sinh sản bằng cách phân đôi hoặc bằng bào tử.
- Nấm, đặc biệt là nấm mốc sinh sản chủ yếu bằng bào tử (vô tính, hữu tính) đây là hình thức sinh sản rất hiệu quả của nấm.
- ở vi khuẩn khi có sự tiếp hợp, tải nạp hoặc biến nạp, vi khuẩn nhận biết có thể tiếp nhận một nhiễm sắc thể của tế bào cho và biến thành hợp tử của từng phần ( hợp tử không hoàn toàn). Vi khuẩn ở tự nhiên luôn là những cơ thể đơn bội.
- Bào tử nấm có thể mang lại lợi ích cho con người nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như gây dị ứng, bệnh ung thư phổi.
2.3 Những kiến thức thực tiễn có liên quan.
- Từ những hiểu biết về sự sinh sản của vi sinh vật mà người ta có cách điều chỉnh làm cho những vi khuẩn có lợi tăng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và kìm hãm những vi khuẩn có hại cho con người tối đa nhất.
- ứng dụng vào thực tiễn sản xuất những vi khuẩn có lợi như nấm mốc… trong sản xuất bánh mì, rượu, bia…
Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật. 1. Logic nội dung của bài 27.
1.1. Vị trí của bài 27 trong chương.
Sinh sản của vi sinh vật được trình bày trong bài 26 đã nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở sinh vật nhân sơ ( phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi). Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn ( bắt đầu từ sự hình thành hạt mêzôxôm AND phân chia và hình thành vách ngăn) và nêu được các
hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân thực ( có thể sinh sản bằng nguyên phân hoặc bằng bào tử vô tính hay hữu tính ).
Quá trình sinh sản này chính là sự tăng về số lượng cá thể của vi sinh vật. Vậy quá trình sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của những nhân tố nào? Sự tác động đó diễn ra như thế nào? đó chính là nội dung của bài 27. Như vậy bài 27 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật đứng sau bài 26 là hoàn toàn phù hợp.
1.2. Logic của nội dung bài 27.
Vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản sẽ chịu tác động của các chất hoá học, các chất này sẽ kích thích hay kìm hãm đến sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật. Như vậy sự tác động của các chất hoá học rất có ý nghĩa đối với sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
Ngoài ra vi sinh vật còn chịu tác động của các yếu tố lí học như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu, các yếu tố này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật khi phù hợp và nó sẽ là yếu tố diệt khuẩn hay ức chế nếu dưới ngưỡng hoặc quá ngưỡng.
Như vậy chúng ta thấy logic được trình bày trong bài 27 là hoàn toàn phù hợp.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài 27. 2.1. Nội dung và kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị cho học sinh.
Phần : Chất hoá học.
1.1. Chất dinh dưỡng.
- Liệt kê những chất dinh dưỡng và một số chất vô cơ chứa nhân tố vi lượng, một số chất hữu cơ mà vi sinh vật không tự tổng hợp được.
- Phân biệt vi sinh vật khuyết dưỡng và vi sinh vật nguyên dưỡng. 1.2. Chất ức chế sinh trưởng.
- Liệt kê một số chất hoá học dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Cơ chế tác động của các chất hoá học. - ứng dụng trong thực tiễn.
Phần 2: Các yếu tố lí học.
2.1. Nhiệt độ.
- ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của vi sinh vật.
- Phân loại: Chia làm 4 nhóm là vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ẩm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt
- ứng dụng vào thực tiễn: sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng và nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
2.2. Độ ẩm.
- Vai trò của độ ẩm đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- ứng dụng vào thực tiễn: Có thể dùng nước để khống chế sự sinh trưởng của vi sinh vật vì mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm thích hợp.
2.3. pH.
- Vai trò của pH đối với sự chuyển hoá của vi sinh vật.
- Phân loại: chia làm 3 nhóm chính là vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.
2.4. ánh sáng.
- Vai trò của anh sáng đối với vi khuẩn.
- ứng dụng vào thực tiễn: Có thể dùng bức xạ anh sáng để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như tia tử ngoại, tia Rơnghen, gama… làm biến tính, gây ion hoá và có thể dẫn đến đột biến hay gây chết.
- ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu lên sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Nếu sự chênh lệch của nồng độ của một chất 2 bên mang quá lớn sẽ gây tác động xấu đến vi sinh vật làm vi sinh vật không phân chia được.
- Vì vậy, khi đưa sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
2.2. những Kiến thức cần chú ý bổ sung.
Phần 1: Chất hoá học.
Giáo viên lấy ví dụ:
+ Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối thu năng lượng, các loại cacbon hidrat, các axit amin.
+ Các nguyên tố vi lượng được vi sinh vật sử dụng với hàm lượng rất thấp
(khoảng 6
10 đến 7
10 mol/l), nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzim.
+ Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin với hàm lượng rất ít nhưng rất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà vi sinh vật không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ nên gọi là nhân tố sinh trưởng.
Giáo viên mở rộng.
+ Các chủng vi sinh vật sống trong hoang dại, trong môi trường tự nhiên thường là chủng nguyên dưỡng.
+ Các chủng khuyết dưỡng thường là những chủng đột biến nuôi cấy lâu và tuyển chọn từ những nguyên dưỡng hoặc những chủng đã thích nghi cao với môi trường giàu các chất dinh dưỡng trong điều kiện kí sinh, hoại sinh.
+ Có thể dùng E.coli tritophan ẩm để kiểm tra thực phẩm.
- Liên hệ thực tế: Người ta thường sử dụng các chất diệt khuẩn như cồn, giaven, thuốc tím, thuốc kháng sinh… để diệt khuẩn.
Phần 2: Các yếu tố lí học.
Giáo viên cần nêu cho học sinh ảnh hưởng của các nhân tố đến sự sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng.
- Nhiệt độ.
Ngưỡng tối ưu cho vi sinh vật phát triển nhất của từng nhóm: + Vi sinh vật ưa lạnh: sống ở nam cực t0 150C
+ Vi sinh vật ưa ấm: sống trong đất, nước kí sinh t0:20400C
+ Vi sinh vật ưa nhiệt: Nấm, tảo, vi khuẩn: t0:55650C
+ Vi sinh vật ưa siêu nhiệt: vi khuẩn đặc biệt t0:751000C
- Độ pH.
Chia làm 3 nhóm:
+ Vi sinh vật ưa axit: Đa số nấm, một số vi khuẩn pH: 4 6
+ Vi sinh vật ưa trung tính: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh pH: 6 8 + Vi sinh vật ưa kiềm: Vi khuẩn ở các hồ, đất kiềm pH: 9 11
2.3. Những kiến thức thực tiễn có liên quan.
- Chất hoá học có thể kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Đối với vi sinh vật không có lợi người ta sử dụng các chất diệt khuẩn thông thường là cồn, nước giaven, thuốc tím… để tiêu diệt.
- Việc quảng cáo các loại xà phòng thơm trên tivi chỉ mang tính chất quảng cáo để bán sản phẩm chứ không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ loại vi khuẩn nhờ bọt xà phòng khi chúng ta rửa thì trôi đi.
- Các nhân tố vật lí sẽ trực tiếp tác động lên cơ thể vi sinh vật người ta có thể sử dụng nhiệt độ để ức chế các vi khuẩn kí sinh, dùng pH để khống chế vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
Chương 3: Vi rút và bệnh truyền nhiễm.
1. Cấu trúc các bài cần nghiên cứu trong chương 3. Bài 29: Cấu trúc các loại vi rút.
Bài 30: Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ.
Bài 31: Vi rút gây bệnh, ứng dụng của vi rút trong thực tiễn. Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
2. Nhiệm vụ của chương 3.
Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật đã được trình bày ở chương 2 đã làm sáng rõ được quá trình sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng lên cơ thể vi sinh vật những vi sinh vật có ảnh hưởng đối với đời sống của con người như thế nào? Vấn đề này là nhiệm vụ mà chương 3 cần giải quyết.
Vi rút có cấu trúc và hình thái như thế nào? Quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ như thế nào? Khả năng miễn dịch được diễn ra thế nào? Người ta sẽ ứng dụng ra sao trong thực tiễn phòng chống các bệnh truyền nhiễm đó là nhiệm vụ của chương 3 cần giải quyết.
3. Phân tích nội dung các bài trong chương 3.
Bài 29: Cấu trúc các loại vi rút.
1. Logic nội dung của bài 29.
1.1. Vị trí của bài 29 trong chương.
Bài 29 cấu trúc các loại vi rút là bài đầu tiên của chương đóng vai trò là nền tảng để chúng ta đi tìm hiểu các bài tiếp theo. Bởi cấu tạo và hình thái của vi rút sẽ giúp chúng có thể xâm nhập vào các tế bào vật chủ một cách dễ dàng. Vì virut là một thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ chỉ có thể nhìn thấy chúng dưới kính hiển vi điện tử nên chúng có thể ký sinh trong các tế bào vật chủ. Trước khi đi tìm hiểu sự kí sinh của virut trong tế bào vật chủ và quá trình nhân lên diễn ra như thế nào chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 29 - Cấu trúc của vi rút.
Cấu trúc của vi rút gồm có: Cấu tạo và hình thái. Vì vậy nội dung của bài 29 được sắp xếp lần lượt theo thứ tự sau.
Phần 1: Cấu tạo.
Phần 2: Hình thái.
Kiến thức ở phần 1 là cơ sở để tìm hiểu phần 2. Như vậy logic của bài 29 là hoàn toàn phù hợp.
2. Trình tự nội dung và mức độ kiến thức của bài 29. 2.1. Nội dung và kiến thức cơ bản giáo viên cần trang bị cho học sinh.