Ðạm trong đất được chia thành hai dạng lớn: Ðạm vô cơ và hữu cơ
* Ðạm vô cơ: lượng đạm vô cơ trong đất mặt rất ít, chỉ chiếm 1-2% của N tổng số. Ở tầng dưới N vô cơ có thể chiếm tới 30% của N tổng số.
N vô cơ trong đất tồn tại dưới dạng NH4+, NO3-, NO2- trong đó chủ yếu là NO3- và NH4+. Các dạng N vô cơ đều dễ tan, dễ được cây hút nên hàm lượng của chúng trong đất thay đổi rất nhiều không những theo mùa mà còn thay đổi giữa ngày và đêm, giữa ngày mưa và ngày nắng.
NH4+ đượcsinh ra do tác dụng amôn hoá của vi sinh vật đối với chất hữu cơ chứa nitơ. Trong điều kiện hảo khí NH4+ dễ bị chuyển hoá thành NO3- nên chỉ trong đất lúa nước NH4+ mới ổn định và được tích luỹ.
Trong đất ion NH4+ dễ bị đất hấp phụ và một phần chuyển sang trạng thái không trao đổi (nằm trong tinh thể khoáng sét). Ion NO3- không bị đất hấp phụ tồn tại chủ yếu trong dung dịch đất nên rất dễ bị rửa trôi.
* Ðạm hữu cơ:
Ðây là dạng N chủ yếu trong đất có thể chiếm tới 95% N tổng số. Dựa vào độ hoà tan và khả năng thuỷ phân người ta chia làm 3 loại:
+ N hữu cơ tan trong nước: Gồm các axit amin tương đối đơn giản, các hợp chất dạng muối amon (chiếm <5% N tổng số).
+ N hữu cơ thuỷ phân: protein, nucleoprotein, azazon (chiếm >50% N tổng số). Khi ở trong môi trường kiềm, axit hoặc khi lên men chúng có thể thuỷ phân tạo các chất tương đối đơn giản hơn và dễ tan trong nước.
+ N hữu cơ không thuỷ phân: Chiếm 30-50% của N hữu cơ tổng số, không hoà tan trong nước và cũng không thể dùng kiềm hay axit để thuỷ phân.