5. Đóng góp vào cấu trúc của khoá luận
3.2.5. Biện pháp bàn luận, triết lí
Khảo sát 5 truyện ngắn đã nêu, chúng tôi thấy trong chiến tranh, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu hầu như không xuất hiện những lời nói trực tiếp có tính triết lí. Biện pháp bàn luận, triết lí được sử dụng trong các tác phẩm này chủ yếu ở sự lặp lại một cách có dụng ý một số chi tiết hay việc sử dung các hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng
Trong các truyện ngắn, chúng tôi thấy chi tiết tiếng cười là chi tiết trở đi
trở lại nhiều nhất: “tiếng cười khúc khích vui vẻ” (Nguồn suối); “nghe giọng
cười mới đáng yêu làm sao” (Nhành mai); “Nguyệt nhìn vết thương cười”
(Mảnh trăng cuối rừng) …Qua những chi tiết đó, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện niềm tin yêu cuộc đời, tinh thần lãng mạn của con người Việt Nam trong đấu tranh cách mạng.
Chất triết lí thể hiện rõ nhất trong các sáng tác ở giai đoạn trước 1975 là ở những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa khái quát cao. Đó là hình ảnh những
cây mai nở hoa trắng muốt với sức sống vô cùng: “Bên lối cũ gốc cây mai cổ thụ bị địch chặt ngày nào đã đâm chồi mới, rất mộc mạc và rùm roà, những cành hoa mới nở làm ấm một góc sân.” [1, Tr.20] hay hình ảnh con suối chảy
không ngừng nơi bản Pakhen trong truyện Nguồn suối, mảnh trăng khuyết
“sáng trong như một mảnh bạc” trong Mảnh trăng cuối rừng…Đây đều là
những hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp của tự nhiên. Nguyễn Minh Châu đã đặt những hình ảnh đó xuất hiện song song cùng với con người để thể hiện vẻ đẹp
của con người Việt Nam. Mỗi hình ảnh ấy đều có ý nghĩa tượng trưng: nguồn
nhành mai tượng trưng cho niềm tin và sức sống của tình yêu, mảnh trăng là
biểu tượng cho vẻ đẹp của những cô gái Trường Sơn…qua việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ấy, Nguyễn Minh Châu muốn khái quát, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân ta trong đấu tranh cách mạng.
Đến tập truyện Cỏ lau, biện pháp bàn luận, triết lí đã được sử dụng với những biểu hiện cụ thể, đa dạng hơn: ở lời nói trực tiếp có tính triết lí, ở sự láy lại một số chi tiết, sự kiện, ở những ẩn dụ, biểu tượng. Trong tập truyện này, Nguyễn Minh Châu đã để cho các nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ mang tính triết lí, bàn luận về nhiều vấn đề của cuộc sống bằng những cách
diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu như: “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm
người ta tốt hơn” [1, Tr.504] hay “Đừng có bao giờ cười cợt, chế nhạo cấp trên” [1, Tr.603]…để cho nhân vật tự tổng kết những kinh nghiệm, tự suy
ngẫm về cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ ông nhìn thấy trong mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ và trong họ đều ít nhiều có tâm hồn của một nhà tư tưởng.
Giống như các sáng tác giai đoạn trước, ở tập Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu cũng rất chú ý sử dụng các hình ảnh ẩn dụ. Cái khác ở đây là cách lựa chọn hình ảnh và sắc thái biểu hiện của nó. ở tập truyện này, những hình ảnh
ẩn dụ là cỏ lau, đá vọng phu (Cỏ lau), là bò khoang (Phiên chợ Giát). Chất
triết lí toát ra từ những hình ảnh đó không đem lại cho người đọc cảm giác yên bình, tin tưởng như ở các biểu tượng giai đoạn trước mà nó gợi sự day dứt, ám ảnh , băn khoăn về lẽ đời, tình người. Các biểu tượng đều chủ yếu hướng tới
khái quát cái bất hạnh, cô đơn: đá vọng phu là biểu tượng cho những đau khổ, mất mát của những nạn nhân chiến tranh; cỏ lau biểu tượng cho sự vô tình quên lãng; bò khoang biểu tượng cho cuộc sống nhọc nhằn của con người.
Qua biểu tượng, Nguyễn Minh Châu không phải không thể hiện cái tốt đẹp,
thủy) nhưng trên hết vẫn thể hiện một nỗi lo âu và đặt ra cho người đọc muôn vàn câu hỏi về những vấn đề của cuộc sống. Nguyễn Minh Châu đã thường xuyên sử dụng biện pháp bàn luận, triết lí trong tập truyện Cỏ lau để tăng giá trị nhận thức cho tác phẩm. Và cái tài của tác giả là đã tạo cho truyện tính triết lí cao nhưng không gây cảm giác gò ép, thuyết lí bởi chất triết lí ở đây được nâng đỡ bởi hơi thở của cuộc sống đời thường.
3.2.6. Biện pháp tả
Tả là một trong số các biện pháp được sử dụng nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975. Không có những đoạn tả cảnh dài hàng trang nhưng Nguyễn Minh Châu đã đan cài trong tác phẩm nhiều đoạn tả cảnh khá sinh động. Thiên nhiên thường rất đẹp và trong sáng. Đó có thể là con
suối trong xanh suốt ngày đêm “chảy róc rách thầm thì”, những cành đào “
nở hoa đỏ rực rỡ” (Nguồn suối) , hay những cây mai đang độ “trổ hoa trắng muốt” (Nhành mai), một mảnh trăng thơ mộng “sáng trong như một mảnh bạc” (Mảnh trăng cuối rừng)…Khi miêu tả, Nguyễn Minh Châu thường ưu
tiên những gam màu sáng: đỏ rực rỡ, trắng muốt, xanh…Vẻ đẹp của thiên nhiên được đặt trong sự đối sánh với con người đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. Nguyễn Minh Châu miêu tả thiên nhiên không chỉ với dụng ý tạo không gian cho tác phẩm mà còn nhằm mục đích lấy thiên nhiên để thể hiện nhân vật và khẳng định, ca ngợi cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
Khi thể hiện bức tranh cuộc sống, Nguyễn Minh Châu thường chú ý đến âm thanh: tiếng súng, tiếng bom nổ, tiếng bước chân hành quân, tiếng cười nói, tiếng hát…để tái hiện không gian và sinh hoạt thời chiến ,đặt nhân vật trong cuộc sống chung của cộng đồng. Trong khi tả ngoại hình nhân vật, nhà văn lưu ý đến khuôn mặt đặc biệt là đôi mắt (đôi mắt Y khiêu trong Nguồn suối, Sơn trong Những vùng trời khác nhau, Thận trong Nhành mai…). Bên
khắc hoạ một nhân vật cụ thể (như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng với:
“tiếng nói trong lắm và rất bình tĩnh, cứng cỏi nữa là khác” [1, Tr.81]) mà chủ
yếu, Nguyễn Minh Châu hướng tới xây dựng, làm nổi bật những tập thể nhân
vật. Đó là đội ngũ dân quân với “tiếng cười khúc khích, vui vẻ” [1, Tr.12], là những người lính lái xe với những “dịp cười vang lên chuyển cả rừng” [1, Tr.78], là những người lính pháo thủ hay “tán chuyện và cười nói ầm ĩ”
[1, Tr.47]…Miêu tả đôi mắt, tiếng cười, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được sức sống, niềm tin, sự yêu đời của con người Việt Nam. Họ luôn vượt lên trên hoàn cảnh và tìm được tiếng nói chung. Đặt nhân vật trong cộng đồng, nhà văn chưa chú ý miêu tả tâm trạng nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện tâm trạng của một người bà khi nói về cái chết của đứa cháu mà bà rất
mực yêu thương, Nguyễn Minh Châu cũng chỉ miêu tả ngắn gọn: “(…) mẹ
Lân ngồi tựa chiếc cần vó, không động đậy. Chỉ có đôi mắt già nua phản chiếu ánh lửa nhìn qua vai tôi, vào cái khoảng tối mênh mông, phía ngôi nhà cũ.” [1, Tr.75] hay tâm trạng của Ngạn (Nguồn suối) khi gặp lại người yêu cũ
nay đã có gia đình, tâm trạng của Lương (Nhành mai) sau mấy năm gặp lại người con gái đã hẹn ước với mình…cũng không được miêu tả kĩ. Với nhân
vật Lãm, Nguyễn Minh Châu đã miêu tả được tâm trạng “hồi hộp, phân vân”
một cách cụ thể hơn nhưng đây chỉ là số ít. Nhìn chung, tâm trạng của các nhân vật được thể hiện chủ yếu qua đối thoại và lời giới thiệu của tác giả. Các nhân vật trong các truyện ngắn giai đoạn trước của Nguyễn Minh Châu có thể nói là chưa được cá thể hoá về tâm trạng cũng như tính cách.
ở tập truyện Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã có những trang miêu tả sinh động hơn, hấp dẫn hơn và cũng có vẻ đời thường hơn. Miêu tả thiên nhiên, nhà văn không chỉ thấy cái đẹp mà còn thấy cả cái hiu hắt, cô đơn toát lên từ những hình người bằng đá xen giữa những vạt cỏ lau (Cỏ lau), hay cái hoang vu của một đêm đầy sao nhưng mặt đất vẫn tối thui (Phiên chợ
Giát)…ở đây, Nguyễn Minh Châu ưu tiên hơn cho những gam màu tối: màu xám của đá vọng phu, màu nước đục như nước vo gạo của con sông Đồng Vôi mùa nước cạn, màu tối của đêm đen…Thiên nhiên trong tập Cỏ lau mang cái vẻ đẹp gợi buồn, ám ảnh bởi nó gợi lên sự cô đơn, hoang vắng vây quanh nhân vật. Cũng chú ý miêu tả đôi mắt như giai đoạn trước nhưng giờ đây đôi mắt thường gắn liền với những giọt nước mắt. Nó thể hiện được sâu sắc hơn đời sống nội tâm và đặc biệt là bộc lộ được những cay đắng, tủi hờn, cả những ăn năn, đau xót của những con người gặp nhiều bất hạnh. Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn chú ý miêu tả đôi bàn tay và động tác của đôi bàn tay để thể hiện tính cách phức tạp của nhân vật: đôi bàn tay lão Khúng vừa thể hiện những yêu thương vừa có những hành động cục súc (Phiên chợ Giát), đôi bàn
tay Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam) với ngón thì “vuốt ve”, có ngón lại như
“thít chặt” lấy tay người khác đã phần nào thể hiện tính cách vừa hãnh tiến,
bợ đỡ vừa độc quyền.
Đặc sắc hơn cả của tập Cỏ lau ở biện pháp tả so với các sáng tác giai đoạn trước là sự miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí và tính cách nhân vật đã được thể hiện bằng rất nhiều biểu hiện cụ thể: qua độc thoại, đối thoại, tâm tình…của nhân vật và qua cả lời giới thiệu của tác giả. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật, tái hiện một cách thành
công “con người bên trong con người” với tất cả sự đa dạng, phức tạp của nó.
Không chỉ nắm bắt được những diễn biến tâm lí tinh vi nhất, Nguyễn Minh Châu còn phản ánh được những xung đột nội tâm dai dẳng, giằng xé của con người. Đó là tâm trạng đau đớn, dằn vặt của Lực (Cỏ lau), là diễn biến tâm trạng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác rồi tức giận, tuyệt vọng của nhân vật nhà báo (Mùa trái cóc ở miền Nam), thế giới tâm hồn đầy ắp những suy nghĩ và ý tưởng của lão Khúng (Phiên chợ Giát)…Miêu tả sâu sắc đời sống nội tâm của nhân vật, nhà văn không chỉ thể hiện được con người trong
Hầu hết các nhân vật của tập Cỏ lau được cá thể hoá về mặt tâm trạng, tính cách và là những nhân vật hướng nội. Trong tập truyện này, Nguyễn Minh Châu đã đưa các nhân vật của mình ra khỏi khối cộng đồng của các nhân vật ở giai đoạn trước để trở về với bản ngã đích thực của nó.
2.7. Biện pháp kể.
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu không kể chuyện theo trình tự thời gian đơn tuyến. ở cả 5 truyện chúng tôi khảo sát đều có sự đan cài thời gian hiện tại và quá khứ. Nhưng nhìn chung mới ở mức đơn giản, thường là khi dừng lại kể về quá khứ thì chỉ kể về một sự kiện nào đó có liên quan trực tiếp đến sự kiện của hiện tại. Truyện Mảnh trăng cuối rừng có hình thức kể chuyện lồng trong chuyện rất rõ, sự đan cài thời gian hiện tại, quá khứ cũng phức tạp hơn nhưng rõ ràng cốt truyện chính là câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Lãm với Nguyệt đã xảy ra trong quá khứ còn các sự kiện của hiện tại (cảnh những người lính lái xe quây quần kể chuyện cho nhau nghe) chỉ là lời dẫn dắt để chứng tỏ rằng tác giả là người ghi lại. Trong câu chuyện quá khứ lại có những hồi tưởng (chị Tính viết thư cho Lãm nói về Nguyệt…) nhưng nhìn chung tác giả đã sắp xếp các sự kiện không quá phức tạp nên người đọc dễ theo dõi. Các sáng tác trong giai đoạn này của Nguyễn Minh Châu thường ngắn, chỉ tập trung vào một sự kiện chính, ít chi tiết và các sự kiện khác chỉ mang tính chất phụ trợ làm rõ cho sự kiện chính. Có thể thấy rõ điều này qua cả năm truyện chúng tôi khảo sát. Xin dẫn chứng cụ thể truyện Mảnh trăng cuối rừng: sự kiện chính trong truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa người lính lái xe tên Lãm và Nguyệt – người con gái đã đính ước vắng mặt với anh còn tất cả các sự kiện khác đều tập trung làm rõ cho sự kiện này ở những khía cạnh nào đó. Trong khi kể, Nguyễn Minh Châu ưu tiên cho lối kể khái quát, ít khi kể chi tiết theo kiểu giãn căng thời gian để phù hợp với việc thể hiện nhịp sống của thời chiến.
Trong tập truyện Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã tạo nên sự chồng chéo giữa thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai với dày đặc các sự kiện, chi tiết cũng đan cài phức tạp. Truyện không chỉ tập trung thể hiện một sự kiện chính mà có nhiều tuyến sự kiện đan xen với nhau vừa độc lập, vừa hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: trong truyện Mùa trái cóc ở miền Nam, bên cạnh tuyến sự kiện về cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con Toàn còn có chuỗi sự kiện về cuộc đời bà mẹ, về mối quan hệ giữa Thái, Toàn, Đĩnh với Lưu, Phác…ở mỗi sự kiện trong tuyến sự kiện lại dày đặc các chi tiết. Trong khi kể, nhà văn thường thiên về lối kể tỉ mỉ có khi kể giãn căng thời gian cốt để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy đã khơi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện được sâu sắc con người với cái tôi cá nhân, đời tư. Nguyễn Minh Châu đã tạo ra cho các truyện của tập Cỏ lau một kiểu cốt truyện đa cốt truyện với lối kể lắp ghép các sự kiện, thời gian. Do đó, các truyện này thường khó theo dõi và tóm tắt. Tuy nhiên lại tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt bởi nó đòi hỏi người đọc trong quá trình đọc phải suy ngẫm thì mới hiểu nội dung cốt truyện. Và khi đã hiểu sẽ bị lôi cuốn bởi cách kể chuyện theo lôgic tâm lí của Nguyễn Minh Châu tỏ ra phù hợp với quy luật nhận thức của con người.
Qua phần so sánh từng biện pháp trên, có thể thấy rằng, ở giai đoạn trước, sự kết hợp các biện pháp thể hiện nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chủ yếu là sự kết hợp các biện pháp đối thoại – triết lí – tả - kể. Việc sử dụng ít các biện pháp thể hiện đời sống nội tâm như độc thoại, tâm tình…đã khiến cho các sáng tác này của Nguyễn Minh Châu chủ yếu thể hiện nhân vật trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc, phản ánh con người đại diện cho số đông chứ không phải con người cá nhân đời thường. Do đó, các nhân vật chủ yếu là nhân vật hướng ngoại, khó nhận ra gương mặt riêng trong gương mặt chung của tập thể.
phối hợp hài hoà và nhuần nhuyễn đặc biệt là sự phối hợp của nhóm biện pháp thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật. Việc sử dụng các biện pháp tạo xung đột – kịch tính như là một biện pháp thể hiện cái bên trong bên cạnh việc tăng cường sử dụng các biện pháp độc thoại, tâm tình, triết lí, tả hỗ trợ cho kể đã tạo ra cho tập truyện Cỏ lau một thế giới nhân vật đa dạng về tính cách, tâm trạng. Nguyễn Minh Châu đã đưa cả hình thức và nội dung của tập truyện Cỏ lau về gần với đời thường với tất cả sự bề bộn của nó.
3.3. Lời văn nghệ thuật
3.3.1. Lời tác giả
Qua khảo sát 5 truyện, chúng tôi thấy lời tác giả xuất hiện trong các truyện: “Những vùng trời khác nhau”, “Mảnh trăng cuối rừng”. Trong các truyện này, Nguyễn Minh Châu thường sử dụng hình thức câu ngắn, lớp từ toàn dân với cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. Lời tác giả chủ yếu là hình thức câu trần thuật thể hiện những nội dung mang tính khách quan.
Trong tập truyện Cỏ lau, lời tác giả xuất hiện rất ít,chỉ có trong truyện