Biện pháp tạo xung đột – kịch tính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện cỏ lau của nguyễn minh châu (Trang 26 - 45)

5. Đóng góp vào cấu trúc của khoá luận

2.2.4. Biện pháp tạo xung đột – kịch tính

“Quan sát những người ở xung quanh mình, tôi thấy người tốt vẫn là đa

số, vẫn chiếm đa số. Nhưng hình như họ luôn luôn phải cưỡng lại một cái gì ở bên trong bản thân, hình như luôn luôn có một cuộc đấu tranh bản thân giữa thiện và ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con người” [9, Tr.244]. Có phải vì những trăn trở về con người với cả niềm tin lẫn

ngày càng đi vào tìm hiểu “con người bên trong con người”. Đọc những trang

viết của tập Cỏ lau, người đọc có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra ngày càng sâu sắc bản chất không hề đơn giản, một chiều của con người. Nguyễn Minh Châu đã đặt nhân vật của mình vào những xung đột tâm lý chồng chéo, ở điểm này, nhà văn có sự gặp gỡ với Nam Cao. Hầu hết các nhân vật chính trong tập Cỏ lau đều có đời sống nội tâm phức tạp.

Truyện Mùa trái cóc ở miền Nam có cả xung đột bên ngoài và xung đột bên trong nhưng xung đột bên trong là chủ yếu. Xung đột bên ngoài thể hiện ở mối quan hệ giữa một bên là Thái, Toàn, Đĩnh - những kẻ có chức quyền nhưng đã xơ cứng chất người và một bên là những người lính như Lưu, Phác với những phẩm chất tốt đẹp vốn có. Xung đột này đã được Toàn cố ý che đậy khi có mặt nhân vật nhà báo nhưng như một điều tất yếu, nó vẫn lộ diện. Kết thúc truyện là cái chết của Phác vì vô tình vấp phải mìn do Toàn cho đặt ở lối ra vào căn cứ. Tạo ra cái chết của Phác, Nguyễn Minh Châu không phải muốn thể hiện sự thắng, thua giữa các nhân vật mà chỉ nhằm nêu lên cho

người đọc thấy một sự thật đau lòng trong cuộc sống là có những kẻ luôn “gài

mìn với nội bộ mình”(hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của cụm từ này).

Hơn nữa xung đột giữa Toàn và Phác không phải là xung đột giữa hai thế lực đối đầu mà thực chất là xung đột trong nhân cách giữa cái cao cả và thấp hèn; giữa cái xấu, cái ác và cái đẹp, cái thiện. Nó biểu hiện ở xung đột giữa người với người cũng có khi là xung đột giữa cái cao cả và thấp hèn ngay trong mỗi con người. Đó chính là bài học nhân sinh mà Nguyễn Minh Châu muốn người đọc cùng chiêm nghiệm. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người mẹ và đứa con (Toàn) vừa có tính chất xung đột bên ngoài (một người ở phía bên kia – một người ở phía cách mạng) vừa có xung đột bên trong. Thoạt tiên, có cảm giác xung đột bên ngoài là chủ yếu nhưng thực ra lại là xung đột bên trong. Bà mẹ ấy dù ở phía bên kia nhưng không hề biết đến công việc của chồng (một sĩ

đứa con đang ở phía cách mạng ra khỏi nhà tù. Bà đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, tủi nhục, thậm chí đã sống ở nơi giáp ranh ta - ngụy, nơi mấp mé cái sống và cái chết để chờ con. Vậy mà khi gặp lại đứa con sau 20 năm xa cách, bà càng tha thiết yêu thương thì đứa con lại càng lạnh lùng thậm chí thù hằn không chấp nhận người mẹ đã đẻ ra mình. Đứa con đã tạo ra cái hố ngăn cách tình cảm mà bà mẹ càng cố lấp đầy thì nó lại càng cố tình khơi sâu. Cuối cùng, người đàn bà ăn mày năm xưa, người đã từ bỏ hạnh phúc mới để đi tìm đứa con riêng lại trở thành kẻ ăn mày tình thương nơi đứa con vô tình và thiên hạ. Cái kết thúc đau lòng ấy đã kiến người đọc day dứt không yên.

Khai thác những xung đột nội tâm, xung đột của truyện Cỏ lau không gây ra những pha gay cấn, bất ngờ nhưng ám ảnh người đọc. Cốt truyện của Cỏ lau xoay quanh bi kịch của bộ ba Lực - Thai - Quảng được tái hiện trong những khoảng thời gian của hiện tại, quá khứ, tương lai trong những không gian đầy kỉ niệm. Trong mỗi nhân vật ấy đều bị giằng xé bởi xung đột tâm lý dữ dội, sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, giữa ước mơ và thực tế cuộc sống đầy khắc nghiệt.

Ngay từ khi nhận ra sự trở về của Lực – người chồng cũ của vợ, Quảng

đã lo lắng cho hạnh phúc gia đình “không khéo cái gia đình tôi tan nát mất

thôi ” [1, Tr.492]. Nhưng Quảng không chỉ đau khổ từ khi Lực trở về mà trước

đó đã phải ngấm ngầm đau khổ vì một cuộc sống gia đình không hạnh phúc: người vợ đầu tiên ngoại tình còn người vợ thứ hai, người mà Quảng luôn nể phục dù sống bên ông nhưng tâm hồn vẫn hướng về người chồng cũ. Và như

ông thú nhận đó là “cả một nỗi khổ tâm riêng” “mà nhục nhã” vì cứ phải suốt đời “ghen với một người đã chết”[1, Tr.490]. Giờ đây, Quảng hiểu rằng mọi cố

gắng để bảo vệ tổ ấm mỏng manh của mình chỉ càng đem lại bi kịch nặng nề cho cuộc hôn nhân vốn không hạnh phúc nhưng Quảng lại không đủ sức dứt bỏ tình yêu đau đớn cũng như cái tổ ấm đang lung lay ấy.

Thai - người phụ nữ đứng giữa hai người đàn ông cũng không thể làm thay đổi được hoàn cảnh khi mà sự bù đắp cho người này lại là tổn thương, mất mát cho người khác. Khi gặp lại người chồng cũ, Thai nói muốn trở về

“vớt vát mấy năm tuổi già em sống với anh”[1, Tr.517] nhưng chị có đủ sức ra

đi không khi mà đến cuối truyện, bé Thơm trong khi đang đi chơi bất chợt tìm thấy mẹ? Một người đàn bà như Thai, liệu có từ bỏ được cái gia đình dù không hạnh phúc nhưng lại có những đứa con, có người chồng với đứa con riêng đầy bất hạnh luôn cần chị. Dù trở về với Lực hay tiếp tục sống với Quảng thì cuộc đời vốn đã chồng chất khổ đau của Thai cũng không thể thanh thản được.

Còn Lực- người lính đã đi qua chiến tranh, nay trở về, người vợ đã có hạnh phúc mới và gặp lại người cha cô đơn đang sống nốt những năm cuối đời trong một ngôi nhà xa lạ. Lực đau đớn nhận ra sự trở về của mình có gì đó như

là vô lí và không thể làm thay đổi được hoàn cảnh: “Tôi chỉ làm rối thêm cuộc

sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài” [1, Tr.470]. Khi nhận ra sự cô đơn,

tình cảnh trớ trêu của mình trong hiện tại cũng là lúc Lực nhận ra chính mình đã gây ra nỗi bất hạnh cho người khác. Trước đây,vì chút tư thù nhỏ nhen mà anh gây ra cái chết của một người lính để giờ đây đã khiến Huệ (người yêu của người lính ấy) trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Lương tâm Lực lên tiếng xỉ vả, tố cáo mình một cách dữ dội trong mặc cảm tội lỗi. Nhưng rồi đau đớn, ân hận đến đâu, Lực cũng bất lực trước vòng quay nghiêm ngặt của cuộc sống. Tới cuối truyện, Lực vẫn bế tắc trên con đường kiếm tìm hạnh phúc khi nghĩ đến một tương lai cô đơn và cũng không thể làm gì để bù đắp những bất hạnh cho Huệ. Do đó, Lực vẫn không thể thoát khỏi những dằn vặt trong nội tâm và bài toán về hạnh phúc của các nhân vật trong tác phẩm cũng chưa có lời đáp.

Còn lão Khúng trong truyện Phiên chợ Giát lại được Nguyễn Minh Châu đặt vào trong nhiều mối quan hệ để bộc lộ tính cách đa dạng, nhiều

gai ngạnh”[1, Tr.527]. Với lão Khúng, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những

xung đột tâm lí mang tính đời thường, quen thuộc nhất. Xung đột đó có khi là

những mâu thuẫn giữa lời nói với tình cảm như khi “báo cáo” với các con việc

bán con bò, lão Khúng cố làm ra vẻ bình thản, cố lảng tránh nỗi đau đớn bằng

cách tỏ ra bất cần, nghiệt ngã, lão giục giã con bò: “Rảo bước mà đi nhanh

lên mà chết cho sớm sủa! Để người ta nện một búa vào đầu mày cho nhanh lên đồ quỷ ạ!” [1, Tr.584]. Rõ ràng cái giọng giục giã, gắt gỏng ra vẻ tàn nhẫn

ấy còn đau đớn hơn cả tiếng khóc. Hay cái việc lão Khúng phải cố che giấu

suy nghĩ thực của mình khi nói chuyện với chủ tịch Bời, lão đã “cố nín lặng

lắng nghe ông chủ tịch nói một cách cung kính, cố giấu cái lưỡi thật kín để đừng dại dột thốt ra cái câu “Tôi gần mười đứa con vào hợp tác xã để mà chết đói à? ”đã lấp ló ở cửa miệng.” [1, Tr.603].

Nỗi đau đớn nhất, cú sốc tinh thần lớn nhất trong cuộc đời đã qua của lão Khúng là cái chết của thằng Dũng- đứa con mà lão yêu quý nhất. Cái chết của đứa con đã làm thay đổi cả tâm tính lão, khiến lão luôn luôn phải day dứt với ý

nghĩ chính mình đã góp phần gây ra cái chết của con bởi thằng Dũng đã “nắm

lấy mấy câu khích lệ đầy cao hứng của bố để đòi đi bộ đội cho kì được”. Nỗi đau

đã giằng xé tâm hồn lão, lão cố gồng mình lên, cố an ủi mình rằng “thằng Dũng

đã hi sinh vì Tổ quốc”. Nhưng “cái ý nghĩ ấy như một tấm vát lát cầu ao đã lâu năm vừa nhún nhảy vì mỏng mảnh lại vừa hay trùng triềng. Lão chỉ lơ là một chút, lãng quên đi những điều tâm niệm thiêng liêng chỉ một chút là lập tức xỉa chân xuống và nỗi đau khổ gấp trăm vạn lần sẽ lại vò xé lòng lão với tất cả nỗi niềm ân hận của cái sự thực trần trụi và đơn giản.” [1, Tr.589].

Khắc hoạ những xung đột nội tâm của lão Khúng, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc thấy một cách chân thực hình ảnh người nông dân với tất cả sự phức tạp trong tâm hồn: có những lúc so đo tính toán thiệt hơn, có những

người cục súc và độc đoán luôn tỏ ra cứng rắn lại cũng là con người yếu đuối vô cùng trong cõi lòng đầy yêu thương với vợ con,với cuộc đời” [9, Tr.332]

Có thể nói, hầu hết các nhân vật trong Cỏ lau đều trải qua những đớn đau, bất hạnh. Những nghịch cảnh éo le của cuộc sống đã khiến họ luôn phải dằn vặt để tự hoàn thiện mình, để tìm lời giải đáp cho những giá trị của con người. Chỉ gợi ra các xung đột tâm lý mà không giả quyết, Nguyễn Minh Châu đã mở rộng một vùng hiện thực: thế giới nội tâm phức tạp luôn luôn vận động với những xung đột, mâu thuẫn bên trong tâm hồn mỗi con người. Và như vậy, Nguyễn Minh Châu đã khám phá đời sống tinh thần của con người một cách đời thường nhất.

2.2.5. Biện pháp bàn luận, triết lý

Tô Hoài đã nhận xét: “Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong

cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí cao.” [9, Tr.245]. Nhận xét

này nếu dành riêng cho tập truyện Cỏ lau cũng là xác đáng. Có thể thấy cả ba truyện ngắn của tập truyện này đều để lại trong lòng người đọc những điều

“đáng suy nghĩ và có tầm triết lí cao”.

Biện pháp bàn luận, triết lí được sử dụng trong tập Cỏ lau trước hết ở những lời nói có tính triết lí, bàn luận của tác giả hay nhân vật về con người, về những vấn đề của cuộc sống. Có rất nhiều những bàn luận, triết lí về chiến tranh rải rác trong các tác phẩm (chủ yếu ở truyện Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam) được phát ngôn bởi chính các nhân vật: với Lực thì chiến tranh

“như một nhát dao phạt ngang” hay đối với thế hệ trẻ “chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn” (Cỏ lau). Đây là một sự nhận thức, tổng

kết: chiến tranh không chỉ là những chiến công, chiến tranh còn là muôn vàn vận động thay đổi liên quan đến cuộc đời từng con người cụ thể. Thậm chí khi

và chuyện giả dối đến mức đau lòng” nhưng “ lịch sử viết thành văn bao giờ cũng trang trọng và sạch sẽ” [1, Tr.525]. Nhìn thẳng vào sự thật, Nguyễn Minh Châu có những suy nghĩ về những vấn đề của chiến tranh rất đáng phải suy ngẫm. Đó là nỗi đau, sự mất mát mà con người phải gánh chịu, đặc biệt là

người phụ nữ: “Nỗi đau mất mát trong lòng người đàn bà lắm khi chả khác

nắm cỏ trong dạ dày loài nhai lại” [1,Tr.510], hay hiện tượng biến chất của

những con người vừa đi qua chiến tranh mà Nguyễn Minh Châu đã gọi tên

đúng bản chất là những “quỷ già đời, quỷ mới tập sự” [1, Tr.557]. Vì thế mà

trong một chừng mực nào đó, cuộc sống đúng như trong suy nghĩ của lão

Khúng “con người ta sợ nhau nhiều hơn là sợ beo trăn, cọp hổ” [1, Tr.523].

Khi nói về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, Nguyễn Minh Châu nhận

ra có những con người tốt đẹp là “tụ điểm của đời sống” nhưng cũng có khi giữa cuộc đời bề bộn, đầy trắc ẩn “con người có những lúc rất cần sự cô độc,

cũng là để đi trốn cái thế giới loài người đầy nhiễu sự và cũng để sống hết với con người mình”[1, Tr.546]. Bên cạnh những bàn luận, triết lí về những vấn đề

mang tính chất thời sự của những năm tháng sau chiến tranh, tập Cỏ lau còn có những triết lí mang tính quy luật của đời sống xã hội. Quy luật ấy có khi là một bài học luân lí được nói rất đơn giản, dễ hiểu bằng ngôn ngữ người nông

dân: “Đừng có bao giờ cười cợt, chế nhạo cấp trên” [1,Tr.603]; có khi là những triết lí về giá trị đất đai: “người nông dân chúng tôi sống bằng đất”

[1,Tr.507]. Đó thực sự là những nhận thức có giá trị khái quát cao.

Một nét độc đáo trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu và ở tập

truyện Cỏ lau nói riêng là Nguyễn Minh Châu đã sử dụng “những ẩn dụ, biểu

tượng đa nghĩa không tham gia vào cốt truyện và hành động nhân vật nhưng nó giãi bày được nhiều suy nghĩ của tác giả, nâng tác phẩm lên ý nghĩa triết học và tượng trưng” [9, Tr.221]. Qua khảo sát, chúng tôi thấy hình ảnh cỏ lau, đá vọng phu trong truyện Cỏ lau và bò khoang trong truyện Phiên chợ Giát

là những hình ảnh được láy đi láy lại nhiều lần và mang ý nghĩa tượng trưng trong tập truyện Cỏ lau.

Trong truyện Cỏ lau, hình ảnh đá vọng phu được miêu tả chi tiết và trở

đi trở lại không chỉ có ý nghĩa trong việc khắc hoạ không gian nghệ thuật cho

tác phẩm mà còn có ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời. Đá vọng phu thường xuất hiện trong những trăn trở của Lực. Đặc biệt hình ảnh đá vọng phu gắn liền với vầng trăng khuyết xuất hiện hai lần trong tác phẩm thì cả hai lần

đều gắn với Thai và Lực (trong truyện cảnh hai vợ chồng Lực được ở bên nhau cũng chỉ được miêu tả hai lần). Lần thứ nhất là trong hồi tưởng của Lực khi

nhớ lại những ngày bên nhau ít ỏi của hai vợ chồng sau ngày cưới: “Trên nền

trời sáng trăng mênh mông, những hình người đàn bà bằng đá đứng câm lặng, như đã hàng triệu năm vẫn đứng thế. Sau lưng họ, mảnh trăng cuối tháng như một chiếc đĩa bằng vàng bị vỡ.” [1, Tr.483]. Và lần thứ hai là khi Thai và Lực

gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách trong tình cảnh trớ trêu là Thai đã có gia

đình mới. Lần này cũng lại trong cái nhìn của Lực: “Trăng đầu tháng mọc

phía sau lưng hình người đàn bà bằng đá từ lúc mặt trời mọc, tôi ngước nhìn lên một chiếc thuyền vàng đi tròng trành giữa nền trời.” [1, Tr.516]. Cả hai

lần đều là trăng khuyết, lần thứ nhất là trăng cuối tháng, lần thứ hai là trăng

đầu tháng. Phải chăng hai mốc thời gian ấy tượng trưng cho vòng quay của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện cỏ lau của nguyễn minh châu (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)