ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN TIẾP NHẬN

Một phần của tài liệu tác động môi trường (Trang 27 - 28)

II- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN TIẾP NHẬN

TIẾP NHẬN

1. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn tiếp nhận K= Ttđ – Tsc

Trong đó:

- K- khả năng tiếp nhận của nguồn nước đối với chất ô nhiễm - Ttđ- tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm

- Tsc- tải lượng chất ô nhiễm sẳn có trong nguồn nước

2. Công thức tính tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm L(tđ) = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4

Trong đó:

- Ltđ (kg/ ngày)- là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xét.

- Qs (m3)- là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn cần đánh giá trước khi tiếp nhận.

- Qt (m3) là lưu lượng nước thải lớn nhất.

- Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tai các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ ( m3/s*mg/l) sang kg/ngày.

3. Công thức tính tải lượng ô nhiễm sẳn có trong nguồn tieeprs nhận:

Ln = Qs * Cs * 86,4

Trong đó:

- Ln- (kg/ngày): tải lượng ô nhiễm có sẳn trong nguồn tiếp nhận - Qs- (m3/s): lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải.

- Cs- (mg/l)- giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiễm

4. Tải lượng chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp nhận Lt = Qt * Ct * 86,4

Trong đó:

- Lt (kg/ngày) tải lượng ô nhiễm trong nguồn thải - Qt (m3/s) lưu lượng nước thải lớn nhất

- Ct (m3/s): giá trị nồng độ cực đại chất ô nhiếm

5. Khả năng tiếp nhận nước thải Ltn = ( Ltđ – Ln – Lt)* Fs

- Ltn (kg/ngày) khả năng tiếp nhận tải lượng chấy ô nhiễm của nguồn nước

- Ltđ là tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận.

- Ln: tải lượng có sẳn trong nguồn nước tiếp nhận - Lt : tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn nước - Fs : hệ số an toàn

+ Nếu Ltn > 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.

+ Nếu giá trị Ltn ≤ 0 : nguồn nước không có khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.

2.1.1.3- Nguồn gây phát sinh ô nhiễm đất .

Vật liệu xây dựng bị thải bỏ: nhựa, đất cát, phế liệu sắt thép… được sinh ra: Việc xây dựng con đường mới có thể làm thay đổi mực nước ngầm là cơ hội cung cấp các nguyên tố hóa học không mong muốn như Al, Fe và mang đi các hợp phần kiềm và kiềm thổ, phân hủy chất mùn giảm hoạt động các vi sinh vật trong đất, giảm độ phì của đất gây nguy cơ suy thoái đất. Khâu xử lý đất đá phế thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây hậu quả không tốt tới đất trồng trọt đặc biệt là các loại cát sỏi, vữa bê tông, nước thải của các trạm trộn bê tông có độ kiềm cao và chứa cặn lắng xi măng sẽ làm suy thoái đất . Hậu quả của các tác động trên sẽ làm thay đổi đặc tính cơ lý của đất như chai cứng, kết vón. Làm thay đổi đặc điểm hóa học như chua hóa, đất bị nhiễm độc các kim loại nặng…..làm cho đất bị suy thoái và giảm khả năng canh tác. . Nhìn chung tác động của Dự án tới môi trường đất là không lớn; tuy nhiên cũng cần có biện pháp giảm thiểu tác động này.

Một phần của tài liệu tác động môi trường (Trang 27 - 28)