đất nước thanh bình
1. Hình tượng thiên nhiên đất nước thanh bình
Trong thơ Nguyễn Đình Thi, nhà thơ không chỉ viết về hình tượng đất nước đau thương trong chiến tranh mà ông còn làm rất nhiều bài thơ viết về hình tượng đất nước thanh bình. Ca ngợi quê hương Việt Nam tươi thắm vô ngần là quê hương giàu đẹp trù phú tươi vui.
Đất nước Việt Nam bước vào thời kì hoà bình thật trù phú. Trong bài
Quê hương Việt Nam tác giả viết:
Việt Nam biết mấy thương yêu
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Quê hương Việt Nam) Khi đọc đoạn thơ lên ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh: biển lúa, cánh cò,
mây tất cả đều tạo nên một bức tranh đẹp rực rỡ sắc màu, thiên nhiên mênh mông tươi mát đang dang tay đón chào ngày mới.
Khi đứng trước hiện thực đất nước tự do độc lập ở Việt Bắc tác giả viết:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Cảm hứng vui sướng vì độc lập, tác giả bộc lộ rõ nét giọng thơ vui tự hào, câu thơ ngắn như tiếng reo, có sự phấn chấn hồ hởi, gợi lên một không
gian rộng mới mẻ nhiều hoạt động của chủ thể “ đứng, vui nghe, nói cười” cái
cảm nhận thật lạ không phải bằng thị giác mà bằng thính giác và bao quanh
chủ thể là “gió, rừng tre” cũng đang vui mừng chào đón cuộc sống mới, không khí mới trời “ thay áo mới” đó là tấm áo xanh biếc của những cánh
đồng thẳng cánh cò bay … Không gian như được mở rộng dần ra tiếng nói của người thanh khiết, ấm áp xen lẫn ánh mắt long lanh ngời sáng được thể hiện
qua tư “trong biếc”.
Vẫn tiếp mạch cảm xúc ấy Nguyễn Đình Thi sau nhiều lần chọn lọc từ ngữ đã đưa ra đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
vào bài Đất nước để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh. Để khẳng định vị thế, ý
thức làm chủ trước không gian tự do phóng khoáng, Nguyễn Đình Thi đã sử
dụng hàng loạt từ ngữ chỉ không gian mênh mông như: “trời xanh, núi rừng, những cánh đồng, những ngả đường, dòng sông”,… để miêu tả không gian vũ
trụ bao la của quê hương được mở rộng dần ra, từ cao xuống thấp, từ xa tới
gần. Từ xác định “đây” được lặp đi lặp lại nhằm nâng cao tính cụ thể, vị thế
làm chủ của con người, ta có cảm tưởng dường như có bàn tay chỉ vào lần lượt
từng vật sở hữu một. Cùng với sự kết hợp với cụm từ “của chúng ta” được lặp
lại nhiều lần vang lên dõng dạc tự hào là người làm chủ quê hương, làm chủ cuộc sống của chính mình.
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Cảnh quê hương yên bình đầm ấm hiện lên trong Quê hương Việt Bắc
như sau:
(…) Những buổi trưa đầm ấm
Em bé trồng rau đuổi lũ gà
(…) Những nẻo đường thêu nắng Chưa bao giờ đẹp như bây giờ
(Quê hương Việt Bắc)
Quê hương yên ả thanh bình với cảnh sinh hoạt bình thường của người
nông dân với “buổi trưa đầm ấm”, “ con đường thêu nắng”, “ em bé trồng rau”, “ lũ gà” tất cả đều hiện lên sinh động qua ngòi bút cảu nhà thơ. Một
buổi trưa yên ả thanh bình. Tác giả khái quát khung cảnh của buổi trưa đó
bằng một tính từ chỉ tính chất “đầm ấm”. Nghe từ ấy dường như chúng ta
đang nhìn thấy những nét mặt bình thản, vui ấm áp. Tiếp theo sau đó tác giả quay cận cảnh những con đường được nhuộm vàng bởi tia nắng. ánh nắng đã toả xuống các hàng cây và lọt qua kẽ lá để từ đó dát vàng xuống các lối đi.
Nguyễn Đình Thi đã chọn từ “thêu” mà không chọn từ “ trải” hoặc từ “ngập”
bởi từ thêu là từ đã được chuyển nghĩa để đặc tả cảnh buổi trưa mặt trời chiếu thẳng trên cao xuống mọi vật từ phía dưới để rồi chúng rực sáng lên bởi những chùm hoa nắng, lung linh trong trẻo
Mùa xuân đến, ông lại say mê miêu tả:
Dòng sông cuộn mãi hiền từ
Lá non xanh rờn mặt đất
Mùa xuân đang nói về hạnh phúc Cánh chim bay trên sông núi lạ lùng Giữa ngàn cây
Gội sương giá tình yêu đến.
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp vui nhộn nhịp trong trẻo được nhà thơ
Nguyễn Đình Thi thể hiện qua “dòng sông, lá non xanh, mặt đất, mùa xuân, cánh chim, sông núi, ngàn cây”. Hình ảnh dòng sông xuất hiện mang tính cách của con người “hiền từ” chân chất, giản dị thân thương. Cánh chim ở đây
là cánh chim hoà bình, cánh chim tự do bay lượn thoải mái trên quê hương mình mà không phải sợ tiếng gầm, tiếng rú của súng đạn đại bác
Cảnh quê hương đầm ấm trù phú còn hiện lên qua hình ảnh ngô xanh, mía, phù sa, gió mát dượi, sóng Hồng Hà trong đoạn thơ sau:
Ngô xanh bãi mía phù sa
Gió mát rượi sóng Hồng Hà
Mùa xuân đến rồi chim én Bay về từ những núi xa.
(Chim én)
Bài thơ chim én là một bài thơ ca ngợi mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Đình Thi chủ yếu khắc hoạ dáng bay của con chim đó là dáng bay tự do báo hiệu mùa xuân – mùa của niềm vui, niềm hạnh phúc đang đến.
Thơ Nguyễn Đình Thi đầy ắp hình ảnh, các hình ảnh được kết nối trong mạch cảm xúc. Đất nước được gợi lên trong thơ ông không trong dạng những
khái niệm khô cứng mà bằng những hình ảnh giản dị. “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, “ những vạt ruộng vàng… rung rinh lúa ngả” những “ bát canh rau muống quả cà giòn tan”… được dệt nên bằng những hình ảnh bé nhỏ đơn sơ của những bông hoa, những ngôi sao, ngon cỏ, ngọn lửa chiếc lá từng tia nắng, hạt mưa… Ông nói bằng hình ảnh và chiu chắt, dựng lại hình ảnh nhỏ,
cụ thể để nói tới những cái lớn.
Những hình ảnh thực còn tươi nguyên mới mẻ đột ngột lạ lùng là những hình ảnh tự nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống nào đó.
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Trong tác phẩm Sáng mát trong như sáng năm xưa ông viết về một
buổi sáng như sau:
ôi nắng dội chan hoà Nao nao trời biếc
Gió đượm hương đồng ruộng Hương rừng chiến khu
Tháp rùa lim dim nhìn nắng
Những cánh chim non Trông vời nghìn nẻo
Mây trắng nổi tơi bời
(Sáng mát trong như sáng năm xưa)
Miêu tả: nắng, gió, hương rừng, mây trời,…Nguyễn Đình Thi đem đến
cho người đọc thưởng thức một bức tranh sinh động, dường như mọi vật đang chuyển động, hoạt động say sưa: ánh sáng chan hoà, gió se sẽ thổi, chim đang làm gì đó? có thể nó đang ríu rít hót. Hình ảnh tháp rùa không hề biết nghĩ
cũng trở nên đáng yêu hơn, nó đang thư thái “ lim dim” sưởi nắng.
Có những câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội vào thu thiên nhiên đầy ánh
sáng đó là khổ thơ đầu trong bài Đất nước
Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa…
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may…
(Đất nước)
Cái se lạnh của xứ Bắc được tác giả khéo léo đặc tả trong câu thơ với sự
phối ứng của các từ ngữ cùng trường nghĩa .“Mùa thu” thường đi liền với “hương cốm”, với “gió” heo may. Hơi may là gió đông xao xác, là cái chớm
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
lạnh. Không lạnh cắt da cắt thịt mà chỉ se se một chút đủ để cho hương cốm đi xa, đủ để làm nên nỗi nhớ. Kết hợp với các từ ngữ trên với những câu thơ không vần tác giả miêu tả thành công vẻ đẹp thanh tao của phố phường Hà Nội.
Trong thơ văn của Nguyễn Đình Thi, những dòng sông đã chứng kiến bao lần hưng vong của đất nước chính là tượng trưng cho nguồn sống tràn đầy của một dân tộc bất khuất. Từ Hồng Hà mênh mông cuộn sóng, cuồn cuộn
phù sa cho đến sông Thao hiền từ cuộn đỏ ta về chiến thắng huy hoàng “Sông kì cùng ào ào sóng đổ, những ngày mải miết hành quân” rồi sông Lô, sông Chảy đại bác gầm lên tiếng tự hào với những “lửa, phố Ràng, phố Lu, còn chảy Bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao…”. Đất nước hiện lên trong thơ với phong
vị cụ thể của những vùng, quê hương khác nhau. Từ Việt Bắc với những dãy núi xanh chàm, nhấp nhô cuộn sóng đến tận chân trời, những vùng trung du Vĩnh Yên, Phú Thọ với những dải đồi trập trùng nghìn vạn cây cọ xòe sáng
bên dòng sông đỏ cho đến Hà Nội “xanh tươi bát ngát Tây Hồ” với năm cửa ô
tíu tít gánh gồng, rời Hải Phòng với quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, bến Đá, chợ Cột đèn, Chợ Sắt, chợ Đưa Người.
“Những tên gọi sao mà vất vả. Chẳng khác lênh đênh những cuộc đời.”
Cuộc kháng chiến anh dũng kế tục truyền thống bất khuất trong lịch sử của những Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội đã đem đến cho mỗi nghệ sĩ niềm tin và ý thức tự hào của những chủ nhân ông đất nước Nguyễn Đình Thi đã dành những trang tâm huyết nhất nói về trí tuệ Việt Nam, tâm hồn Việt Nam và tính cách con người Việt Nam, và đặc biệt những trang rất giàu chất trữ tình và chất thơ nói về thiên nhiên đất nước Việt Nam. Những trang sách thấm đẫm tình cảm yêu nước của nhà thơ đã làm chúng ta yêu thương hơn vẻ đẹp của
những dòng sông cuộn chảy qua những xóm làng trù phú, những vườn vải, rặng nhãn um tùm ven con đê chạy dài về phía chân trời xa tít tắp. Nơi ấy
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
cảnh bến sầm uất thuyền bè, bốn mùa vẩn lên những làn khói trắng của các lò hát… rồi những cảnh mùa xuân đến bờ sông Lương mặt trời mọc trên vịnh Bái Tử Long, những bến đò Rừng, sông Kinh Thầy, núi Yên Tử, núi Đọ… của vùng Quảng Ninh; Người đọc cũng không quên được đại lộ nhộn nhịp chan hoà ánh sáng và những ngõ hẻm, ngoại ô của Hà Nội, bến Sáu Kho, sông Tam Bạc, sông Cửa Cấm, đất Thuỷ Nguyên của Hải Phòng, những đường phố chật chội, chen chúc, nồng nặc mùi nấm hương, xì dầu, suốt đêm rào rào tiếng bài
mạt chược ở chợ Lớn.
Nguyễn Đình Thi đã làm cho chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, một đất nước diễm lệ bốn mùa tươi xanh và tràn ngập ánh sáng nhưng trên mình mang đầy thương tích của chiến tranh của đói khổ, cùm kẹp, tù đầy, sưu cao thuế nặng, yêu thêm dân tộc chúng ta một dân tộc đang đứng dậy rũ hết xiềng xích, nô lệ viết nên những trang sử mới chói loà vùng Đông Nam á.
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội Hà Nội mến yêu
(Người Hà Nội)
Với Nguyễn Đình Thi cái đẹp nhất luôn là một ẩn số. Ông chủ trương thơ phải nói bằng hình ảnh, cảm xúc chứ không kể lể tình cảm. Nhưng không chỉ là cảm xúc suông, ít hàm chứa tư tưởng. Bằng cách tượng trưng hoá nào đó
ông đem lại cho những hình ảnh trực quan sống động hàm nghĩa để từ đó chúng cứ lung linh như những biểu tượng đậm chất thơ:
Dòng sông vẫn rì rào đang trôi đi Ngọn cỏ mang sự sống qua cõi chết
Trông đêm xa mờ tỏ ngôi sao
Bông hoa nở cho hương thơm bay toả
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Những hình ảnh: ngôi sao, ngọn lửa, dòng sông, bông hoa, hương thơm… là những hình ảnh đẹp được phối hợp với nhau tạo nên không gian yên
bình ngọt ngào của cuộc sống.Đặc biệt hơn nữa hệ thống các hình ảnh trên
còn được kết hợp với các động từ : rì rào, mang, bay toả ... đẻ tạo ra bức tranh thơ mộng , trong sáng, bình yên của dòng sông.
Thiên nhiên Việt Nam được bao bọc bởi núi và biển và hình ảnh những
dãy núi, biển được hiện lên tự nhiên qua bài “Núi và biển” Đám mây trắng ngần
Ôm lấy nỗi buồn của núi
Rồi lúc nào không biết đã long lanh
Dòng nước giữa đá bỏng trầm ngâm Róc rách suối chào một nhành lan tím Băng qua vực thẳm suối reo gầm
Suối chảy êm đềm nơi xanh non bãi cỏ
Qua những cánh rừng suối đã thành sông
(Núi và biển)
Một chủ thể “suối” được gắn với ba hoạt động, ba tính chất của cùng một hoạt động rất phù hợp: ôm suối chảy qua khe đá, trầm ngâm, suối “róc rách” chào một “nhành lan tím”. Đây là không gian bạn bè và như vậy ta có
thể nghe thấy tiếng suối chảy thật vui tươi. Qua không gian vực thẳm suối reo gầm và tự tin. Điều đó chứng tỏ sức mình rồi suối tiếp tục êm đềm chảy qua nơi non xanh bãi cỏ.
Nguyễn Đình Thi yêu quê hương đất nước vô cùng. Chính vì tình yêu ấy mà tác giả ca ngợi khuynh cảnh đất nước bình yên thanh bình đầy hình ảnh và
âm thanh. Trong bài Chiều vui ông viết:
Dòng sông đã chảy qua bao nẻo Hôm nay trông thấy biển kia rồi
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
Gió cuộn bốn bề cười với sóng Có những gì như muốn gọi tôi
(Trời chiều)
Miêu tả niềm vui bằng những hình ảnh: “dòng sông, biển, gió cuộn, cười với sóng”. Nó được kết hợp với các động từ: “Chảy, thấy, cuộn, cười…”
tạo nên ban nhạc giao hưởng của thiên nhiên tươi đẹp. Dường như cảnh vật
đang dang tay đón chào nhân vật “tôi” cùng hoà chung niềm vui ấy, niềm vui
của những tấm lòng bè bạn.
Bài Giải phóng tác giả ca ngợi niềm vui của thiên nhiên:
Những đồi những núi những dòng sông
Chiều xuống bâng khuâng giữa cánh đồng Ta đi giữa nắng chiều mê mải
…
Khói lam vương vấn ôm chân núi Biển Hải Vân mờ mây trắng bay
(Giải phóng)
Nếu như ở bài thơ Đất nước tác giả đã kêu to lên: trời xanh đây, núi rừng đây là của chúng ta, và hít thở đến căng đầy lồng ngực hương vị thơm ngát của khung cảnh quê hương: cánh đồng, dòng sông yêu mến thì ở bài Giải phóng mạch cảm xúc về “những đồi núi những dòng sông” đã đưa tác giả về
cảm ứng say mê bâng khuâng rợn ngập. Cảm xúc vui náo nức ấy được thể
hiện rõ qua các tính từ chỉ trạng thái cảm xúc “ bâng khuâng, mê mải”
2. Hình tượng con người với tình yêu nam nữ
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ dám viết về tình yêu tuy nhiên viết về tình yêu trong thời bình chỉ là những suy ngẫm, những nhận định còn chủ yếu ông viết về tình yêu trong không gian chiến tranh gian khổ. Trong không gian ấy, con người phải đấu tranh giành lại sự sống trước sự đe doạ của cái chết và tình
Khoá luận tốt nghiệp *** Hà Thị Thu Thuỷ
yêu là một phần của sự sống. Tình yêu đã mang đến cho con người niềm tin và
khát vọng. Năm bài thơ: Trên con đường nhỏ, Buổi chiều ấy, Không nói, Chia tay, Nhớ mỗi bài đều nói về một tình yêu riêng - tình yêu nam nữ.
Anh yêu em mỗi ngày thành dòng suối lớn
Và đêm thành cánh đồng sao cho anh lượm đầy tay
Những nỗi vất vả thành niềm an ủi Giọt nước mắt thành giọt mặt trời
Anh yêu em nắm chặt tay em cùng đi
Nắng cháy mưa rơi anh đi bên em
(Trên con đường nhỏ) Tìm thấy nhau rồi không lạc nữa
Anh dắt tay em chạy giữa mưa Quên đi chông gai quên tất cả
Để lại sau lưng mọi bến bờ
(Buổi chiều ây) Mưa rơi ướt mái đầu
Mỗi đứa một khăn gói Ngày nào lần gặp sau
Ngập ngừng không dám nói
Chuyến này chắc lại lâu