Vận dụng phương pháp đọc hiểu trong bài dạy tác gia Nam Cao

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc hiểu trong bài dạy tác gia nam cao (Trang 42 - 60)

Trong một bài văn học sử, tri thức mang tính khái quát rất nhiều nên giáo viên phải có phương pháp phù hợp để truyền tải kiến thức giúp học sinh hiểu dễ dàng, lập luận lôgíc, văn chương khoa học, chính xác.

Tuỳ theo bài học và tuỳ theo khả năng của giáo viên và học sinh mà một bài học có thể được trình bày theo cấu trúc qui nạp hay diễn dịch. Mỗi

học, dù đi theo hướng nào thì việc vận dụng phương pháp đọc - hiểu linh hoạt là vấn đề rất quan trọng.

Đọc - hiểu là quá trình tự làm việc với văn bản tự tìm hiểu và trả lời các câu hỏi theo các hướng suy luận. Sách giáo khoa Ngữ văn xây dựng phục vụ dạy học đọc - hiểu. Phía sau mỗi văn bản có những câu hỏi gợi mở giúp người đọc tự trả lời các câu hỏi, xâu chuỗi các sự kiện theo lôgíc và tự lý giải các hiện tượng, nắm tri thức bài học chủ động, sáng tạo.

Tuy vậy, không phải chỉ có các văn bản, các câu hỏi là học sinh có thể hiểu và lĩnh hội tri thức. Như vậy vai trò của giáo viên sẽ là gì? Người giáo viên sẽ là người định hướng, tổ chức hoạt động đọc hiểu cho học sinh, nêu câu hỏi và gợi mở vấn đề để đưa học sinh vào hoàn cảnh có vấn đề để học sinh làm việc, trả lời các câu hỏi.

Ví dụ: Khi dạy bài tác gia Nam Cao, để tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện qua các sáng tác của ông, trước tiên giáo viên đưa

cho học sinh một đoạn văn học sử cần tìm hiểu: “Có thể nói,chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam ra đời từ đầu thế kỷ XX, đến Nam Cao mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó” (21 - trang

211).

Giáo viên định hướng cho học sinh chiếm lĩnh tri thức bằng một loạt hệ thống câu hỏi giúp học sinh định hướng được đoạn văn rồi trình bày nội dung gì. Việc làm này sẽ giúp học sinh tự giác phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong chiếm lĩnh tri thức.

Ví dụ: Giáo viên hỏi: Trình bày hiểu biết của em về quan điểm sáng tác của Nam Cao ?

HS: (...)

Giáo viên tiếp tục mở rộng bằng những câu hỏi nâng cao như:

- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao có khác quan điểm nghệ thuật của những nhà văn đương thời không ?

- Em hãy chỉ ra sự tiến bộ trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao so với quan điểm nghệ thuật của những nhà văn đương thời ?

Qua những câu hỏi có vấn đề ấy học sinh sẽ vận dụng suy nghĩ, tư duy lôgíc để trả lời và nâng cao tri thức.

HS: (...)

Sau đó, giáo viên tiếp tục đưa ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện tri thức khái quát, tri thức cụ thể trong bài học.

Học sinh: (...)

+ Tri thức khái quát: lời nhận định“Có thể nói,chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam ra đời từ đầu thế kỷ XX, đến Nam Cao mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó” (21 -Trang 211).

+ Tri thức cụ thể:

 Quan điểm về văn chương nói chung.

 Quan điểm về văn học hiện thực chủ nghĩa.

Qua cấu trúc diễn dịch, đi từ tri thức khái quát đến tri thức cụ thể học sinh sẽ có cách nhìn về quan điểm văn học của Nam Cao.

Không chỉ có vậy, giáo viên luôn nhắc nhở các em phải thường xuyên đọc chậm, đọc kỹ để tri giác được toàn bộ nhận định và hiểu ý nghĩa xâu xa của nhận định đó nói lên điều gì? Nhận định ấy khẳng định vai trò, vị trí như thế nào của Nam Cao trong nền văn học dân tộc.

Về tác gia Nam Cao, không phải là tác gia văn học mới vì học sinh đã được làm quen từ Phổ thông cơ sở, nhưng cũng phải dễ học, dễ hiểu. Nếu không muốn nói là có học sinh không yêu thích các sáng tác của Nam Cao không thực sự cuốn hút với bạn trẻ lãng mạn đương thời. Do Nam Cao thường lấy khuôn mẫu của chính mình, những người thân quanh mình làm nguyên mẫu sáng tác. Do vậy luôn phải đặt ra cho học sinh những câu hỏi như: Giữa sách vở và đời sống có khác nhau không? Nhưng hiểu biết trước đây và bây

Đọc hiểu không phải đơn thuần hiểu được hàm nghĩa nội tại của câu văn mà phải đi vào khám phá cấu trúc đề sâu của văn bản, tìm ra lôgíc bên trong tức là học sinh phải đọc, suy ngẫm, lý giải, cách nghĩ, cho hay, cho chuẩn xác và phải có lý.

ở một tầng ý nghĩa, tri thức cụ thể lại là tri thức khái quát. Khi nhận định về tác gia Nam Cao thì lời nhận định là tri thức khái quát, tri thức cụ thể là các tác phẩm minh hoạ cho tri thức khái quát đó. Thế nhưng lấy các tác phẩm làm tri thức cụ thể vẫn là rất khái quát với học sinh. Vì vậy giáo viên phải đưa cho học sinh các tác phẩm đã được lấy làm minh chứng ấy để học sinh đọc, cảm nhận, đánh giá và lý giải.

Khi được đọc các tác phẩm của tác gia, học sinh sẽ có những tri thức cụ thể để lý giải, các nghĩa và minh chứng chuẩn xác, lôgíc và có lý. Do đó học sinh sẽ hiểu sâu kiến thức và có thể hiểu linh hoạt, sáng tạo nội dung bài học.

Nếu như dừng lại ở những nhận định, những tác phẩm minh chứng thì bài học có phần công thức, lý thuyết suông... và như vậy khó có thể tránh khỏi không áp đặt kiến thức. Chính vì vậy theo phân phối chương trình Ngữ văn

Nâng cao bài học tác gia Nam Cao được bố trí, sắp xếp sau bài “Chí Phèo” và “Đời thừa”. Cách sắp xếp như vậy có mục đích là: Từ tri thức cụ thể để đi đến

những kết luận, đánh giá khách quan, không áp đặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với bài học tác gia Nam Cao không thể tách rời yếu tố thời đại và tiểu sử của tác gia đó. Sự lý giải, cắt nghĩa những hiện tượng văn học qua các tác phẩm của Nam Cao đều có cội nguồn từ hiện thực xã hội. Nếu chỉ hiểu ông miêu tả xã hội hiện thực thuần tuý cũng là phiếm diện, là công thức, là thiếu hiểu biết. Đọc Nam Cao phải luôn trăn trở, suy nghĩ như ông đã trăn trở,

suy nghĩ về “Sống và viết” có thể mới hiểu được văn Nam Cao. Dù chỉ xoay

quanh những câu chuyện tầm thường, những đề tài quen thuộc nhưng mỗi tác phẩm của Nam Cao lại có một ý nghĩa mới mẻ độc đáo, một trí lý nhân sinh

Cũng không chỉ đơn thuần hiểu các tác phẩm của ông, hiểu nội dung của bài văn học sử mà người giáo viên phải giúp học sinh tổng hợp các kiến thức, phân chia kiến thức và đặc biệt mở rộng kiến thức bằng so sánh, đối chiếu nâng cao với các tác giả, tác phẩm cùng thời để nhận ra sự độc đáo, mới mẻ. So sánh với các tác giả, tác phẩm trước và sau để thấy tiến trình phát triển của văn học.

Ví dụ: Về đề tài con người và số phận con người trong văn học trước Nam Cao có rất nhiều người đề cập như: Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, đặc biệt Nguyễn Du; cùng thời Nam Cao có Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... sau Nam Cao có Tô Hoài, Nguyễn Khải... nhưng đến những bi kịch bị tước quyền làm người như Chí Phèo (Chí Phèo) thì chỉ có nhân vật của Nam Cao.

Qua sự so sánh, đối chiếu số phận con người cũng như vậy, học sinh cũng có cái nhìn tổng quát toàn diện và đồng thời cũng nhận ra sự độc đáo, mới mẻ của từng nhà văn. Từ sự so sánh ấy ta nhận ra sự biến đổi của số phận con người theo thời đại. Con người ngày nay đã có sự thay đổi về số phận, họ được trận trọng, cảm thông và có cuộc đời hạnh phúc.

Hơn nữa hiểu được văn bản văn học sử không chỉ có vậy mà còn yêu cầu cao hơn là so sánh, đối chiếu với các loại văn bản khác, với các sự kiện, hiện tượng khác có liên quan để đánh gia đúng các phương diện nội dung của văn bản. Vì cũng như các văn bản khác văn bản văn học sử cũng có đặc trưng khoa học qua đó hình thành cho học sinh tư duy khoa học và năng lực sáng tạo.

Điều quan trọng không thể thiếu đối với bài văn học sử là thông qua cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn đã hình thành một nhân cách cao đẹp học sinh phải đọc ra ý nghĩa quan trọng trong bài học và biết trân trọng, noi gương các tác gia.

Như vậy qua việc đọc văn học sinh góp phần tích luỹ kỹ năng đọc tiếng Việt nói chung ngoài ra đọc văn góp phần hình thành cho học sinh năng lực tư duy lôgíc, trí nhớ ngày càng được rèn luyện, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy đọc - hiểu Ngữ văn đóng một vai trò vô cùng quan trong trong học bộ môn Ngữ văn.

Chương 3: thiết kế giáo án

Tiết 55: Tác gia nam cao A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Hiểu được những nét chính trong cuộc đời Nam Cao có ảnh hưởng rõ nét đến sáng tác của ông.

- Nắm được quan điểm nghệ thuật, các mảng đề tài, phong cách nghệ thuật của ông. Từ đó đánh giá đúng đắn vị trí văn học sử của tác gia.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nghiên cứu tác gia văn học

- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, khái quát, tổng hợp, minh hoạ, kỹ năng so sánh đồng đại, kỹ năng viết bài về tác giả.

3. Tư tưởng:

- Biết trân trọng, học tập tài năng và nhân cách của tác gia Nam Cao. B. Phương pháp:

- Phương pháp đọc - hiểu - Phương pháp phát vấn - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp diễn giảng C. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 (Nâng cao) - Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1 (Nâng cao) - Giáo án

1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi; Đáp án:

3. Giới thiệu bài mới

Lời vào bài: Nam Cao là một trong những tác gia lớn được nghiên cứu trong chương trình PTTH. Để hiểu được những nét chính trong cuộc đời Nam Cao, cũng như nắm được các sáng tác và đặc điểm tiêu biểu về mặt nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của ông chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học tác gia Nam Cao.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao.

Việc làm 1: Tìm hiểu về tiểu sử của

Nam Cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử Nam Cao?

HS: Đọc SGK và trả lời cau hỏi.

GV; Nhấn mạnh nội dung kiến thức đối với HS:

- Nam Cao là nhà văn cách mạng, nhà văn chiến sỹ.

- Nam Cao đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp chung của dân tộc. - Nam Cao đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ.

GV: Yếu tố gia đình và thời đại có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của Nam Cao?

HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

I.Cuộc đời

1.Tiểu sử

-Nam Cao (1917-1951), tên thật là Trần Hữu Tri.

-Sinh ra tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay Là Hoà Hậu-Lý Nhân- Hà Nam)

-Nam Cao sinh ra trong một gia đình có 7 anh em, Nam Cao là người duy nhất được ăn học tương đối đầy đủ. -Học hết bậc Thành Chung Nam Cao vào Sài Gòn kiếm Sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn 3 năm vì đau ốm nên ông trở về quê sinh sống.

-Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc ở Hà Nội. Tháng 8- 1945 ông tham gia khởi nghĩa. Tháng 11-1951 ông cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác ở Khu 3 và bị địch phục kích và bắn chết. -Đầu năm 1988, hài cốt của ông được chuyển về quê hương.

thuật năm 1996.

Việc làm 2: Tìm hiểu về con người

Nam Cao

GV: Con người Nam Cao có đặc điểm gì đáng chú ý?

HS: Dựa vào SGK và những hiểu biết về Nam Cao trả lời câu hỏi. GV: Con người Nam Cao có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của ông?

HS: Thảo luận và trả lời

-Con người chi phối sáng tác của ông.

-Ông là người sống rất nội tâm.

2. Con người

Con người Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông.

-Bề ngoài Nam Cao có vẻ lạnh lùng, ít nói, vụng về, nhưng đời sống nội tâm thì luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Bình sinh Nam Cao thường day dứt, xấu hổ về những ý nghĩ và việc làm của mình mà ông cho là tầm thường, nhỏ hẹp. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để vươn tới cuộc sống cao đẹp, xứng đáng danh hiệu con người.

-Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ bị áp bức và khinh miệt trong xã hội. Theo ông, không có tình thương đối với đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Mỗi tác phẩm của ông viết về người nghèo đều là thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp lầm than.

-Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà khái quát thành những triết lý sâu sắc và đầy tâm huyết.

Hoạt động 3: Tìm hiểu quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Việc làm 1: Tìm hiểu về quan điểm

nghệ thuật nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Về văn học nghệ thuật nói chung, Nam Cao có quan điểm như thế nào?

HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi - Nam Cao là người có ý thức

II. Sự nghiệp văn học

1. Quan điểm về nghệ thuật.

Là nhà văn có ý thức tự giác rất cao về quan điểm nghệ thuật. Quan điểm nghệ thuật của ông mới mẻ, sâu sắc và tiến bộ so với lớp nhà văn đương thời.

a. Quan điểm về nghệ thuật nói chung.

- Nhà văn phảI có trách nhiệm cao. Viết văn cẩu thả là “khốn nạn”, là “đê tiện”là “bất lương” (Đời

nhiệm với sản phẩm của mình.

Việc làm 2: Tìm hiểu quan điểm về văn học hiện thực chủ nghĩa của nhà văn

GV: Về văn học hiện thực chủ nghĩa, Nam Cao có quan điểm như thế nào?

HS: THảo luận và trả lời

- Đối lập văn chương lãng mạn

- Nhà văn phảI đứng giữa cuộc đời.

Việc làm 2:Tìm hiểu Nam Cao từ

quan điểm đến sáng tác

GV: Nam Cao có trực tiếp phát biểu về quan điểm sáng tác của mình không?

HS: Nam Cao không trực tiếp phát biểu về quan điểm sáng tác của mình, mà quan điểm sáng tác của ông được trình bày qua hệ thống các tác phẩm của ông.

GV: Phát biểu bằng cách này có ý nghĩa gì không?

HS: Phát biểu bằng cách này có ý nghĩa rất đặc biệt là: Từ quan điểm sáng tác đến thực tế sáng tác không có một khoảng cách nào,hay từ quan điểm sáng tác đến thực tế sáng tác đã đồng nhất làm một.

đích thực là một hoạt động sáng tạo phải luôn tim tòi, sáng tạo, khám phá phải “khơI những nguồn chưa ai khơi sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa) - Phân tích, lý giải hoàn cảnh sống

và môi trương có ảnh hưởng đén tính cách và tâm lý con người (Tư cách mõ)

b. Quan điểm về văn học hiện thực chủ nghĩa

- Đối lập với thứ văn chương thi vị hoá cuộc đời mà nhà văn gọi là “ánh trăng lừa dối”. Nhà văn phải đứng giữa cuộc đời, phải viết cho chân thực và sinh động, có khi nghệ thuật là “tiếng kêu thgương thoát ra từ những kiếp lầm than”. - Phải có đôi mắt, cách nhìn cảm

thông và yêu thương đối với người dân lao động nghèo khổ mới hiểu được bản chất tốt đẹp

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc hiểu trong bài dạy tác gia nam cao (Trang 42 - 60)