Tâm lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc hiểu trong bài dạy tác gia nam cao (Trang 36 - 37)

4. Thái độ của học sinh THPT khi tiếp nhận kiểu bài tác gia theo phương pháp

4.1.Tâm lý của học sinh THPT

Tâm lý học lứa tuổi đã xác định “tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dạy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn”. Đồng thời tuổi thanh niên cũng được xác định là lứa tuổi phức tạp nhất, là lứa tuổi có những thay đổi mang tính chất bước ngoặt trong tâm lý, tính cách là lứa tuổi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách.

Bước vào lứa tuổi này, mọi hoạt động học tập ở học sinh cũng khác rất nhiều so với hoạt động học tập ở tuổi thiếu niên. Sự khác nhau cơ bản không phải ở chỗ nội dung học tập ngày càng được nâng cao, số môn học ngày càng nhiều , tri thức cần lĩnh hội ngày càng nhiều. Mà điều khác biệt được xác định là ở bản thân học sinh thể hiện qua tính năng động và khả năng độc lập trong hoạt động học tập chiếm lĩnh tri thức đã phát triển hoàn toàn lên tự giác với mức độ cao. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh có những thay đổi mau lẹ,mới mẻ mới phù hợp với môi trường xung quanh, vì đây là giai đoạn được xác định là phát triển nhảy vọt trong tâm sinh lý các em.

Song song với sự trưởng thành, kinh nghiệm sống của các em ngày càng phát triển phong phú hơn, các em ngày càng có ý thức tự giác về vai trò, trách nhiệm của mình trong học tập, trong cuộc sống. Do vậy thái độ học tập, rèn luyện của các em cũng phát triển mạnh mẽ.

Lứa tuổi thanh niên cũng là lứa tuổi của ngưỡng cửa cuộc đời do vậy việc lựa chọn môn học, ngành học góp phần định hình một tương lai của các em cũng được hiện rõ trong khuynh hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bên

trong học tập, có hứng thú ổn định đối với môn học, đối với lĩnh vực tri thức nhất định. Hơn nữa hứng thú nhận thức của thanh niên học sinh cũng mang tính rộng rãi, lâu bền và ổn định hơn tuổi thiếu niên.

Thái độ học tập như vậy của học sinh cũng có những ưu nhược điểm rất lớn: những em đã xác định được hứng thú học tập, môn học yêu thích, định hướng được nghề nghiệp trong tương lai tỏ ra rất hăng say, hứng thú trong hoạt động học tập đặc biệt là đối với những môn học các em cho là quan trọng với nghề nghiệp của mình. Mặt khác, các em tỏ ra xao nhãng, ít quan tâm đến các môn học khác. Chính vì vậy, giáo viên phải giúp các em hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi một giáo dục chuyên ngành.

Đây cũng là một giai đoạn phát triển có tác động rất mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh, do vậy mỗi học sinh đều có thái độ yêu ghét không chỉ với môn học mà với cả người dạy. Điều đó yêu cầu người giáo viên phải khéo léo, tế nhị trong dạy học và dạy đạo đức. Bởi vì đây cũng là lứa tuổi học sinh có tính tự trọng rất cao, thường hay tự ái và có những hành động nông nổi, bồng bột... Vì thế người giáo viên phải biết phát huy mặt mạnh ở học sinh, hạn chế điểm yếu của các em, thúc đẩy động cơ học tập, động cơ nhận thức và các động cơ khác ở học sinh.

Chính thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên trong hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp đọc hiểu trong bài dạy tác gia nam cao (Trang 36 - 37)