Phân tích nợ quá hạn cho vay cá nhân trên tổng nợ quá hạn Bảng 2

Một phần của tài liệu báo cáo thực tâp hoàn chỉnh (Trang 27 - 30)

Bảng 2.7

Nợ quá hạn 2007 2008 2009 Nợ quá hạn Tỷ trọng Nợ quá hạn Tỷ trọng Nợ quá hạn Tỷ trọng + Cá nhân 0,3146 15,42% 1,712 17,26% 0 0 + Tổ chức 1,7254 84,58% 8,208 82,74% 0 0 Tổng cộng 2,04 100% 9,92 100% 0 0

(Nguồn: Báo cáo hoạt động 3 năm của ngân hàng Agribank-Chi nhánh Phú Mỹ Hưng )

Bảng 2.8

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nợ quá hạn

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008

Tăng/ giảm % Tăng/ giảm %

+ Cá nhân 1,3974 444,18% -1,712 -100% + Tổ chức 6,4826 375,72% -8,208 -100%

Tổng cộng 7,88 386,27% -9,92 -100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động 3 năm của ngân hàng Agribank-Chi nhánh Phú Mỹ Hưng )

- Đối với cá nhân:

+ Nợ quá hạn cá nhân của chi nhánh tăng qua các năm và tỷ trọng cũng tăng dần so với tổng nợ quá hạn của chi nhánh, từ 0,3146 tỷ đồng năm 2007, tăng lên 1,712 tỷ năm 2008, và trong năm 2009 giá trị của nợ quá hạn giảm xuống bằng 0 (giảm 100%)

+ Nợ quá hạn cá nhân trong năm 2007 của NH là 0.3146 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 15.42% tổng nợ quá hạn. Năm 2008, nợ quá hạn tăng lên 1,712 tỷ đồng, tức là tăng 1,3974 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 444.18% so với năm 2007.

+ Năm 2009, nợ quá hạn cá nhân giảm xuống 1,712 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm 100% so với năm 2008.

Nợ quá hạn đối với cá nhân tại Chi nhánh trong năm 2008 nhìn chung là tăng nhưng với một mức độ không cao và chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với dư nợ và doanh thu cho vay của ngân hàng qua các năm. Qua đó ta thấy được chính sách quản lý cũng như theo dõi sát khoản dư nợ, nhằm giảm tối đa ở mức có thể khoản nợ quá hạn của Chi nhánh, mục tiêu đạt doanh thu cao và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Năm 2009 nợ quá hạn cá nhân bằng 0 tỷ chứng tỏ chi nhánh ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng của cá nhân và hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung.

- Đối với tổ chức:

+ Nợ quá hạn của tổ chức tăng khá nhanh trong năm 2007 và 2008, cụ thể là vào năm 2007 nợ quá hạn chỉ có 1,7254 tỷ, đến năm 2008 tăng lên 8,208 tỷ, nhưng đế năm 2009 thì không còn nợ quá hạn nữa ( nợ quá hạn năm 2009 bằng 0)

+ Trong năm 2007 nợ quá hạn của tổ chức là 1,7254 tỷ đồng, chiếm hơn 55% tổng nợ quá hạn trong năm 2007.

+ Năm 2008 nợ quá hạn của tổ chức tăng trưởng ở mức 8,208 tỷ đồng, tăng 6,4826 tỷ với tỷ lệ tăng là 375,72% so với năm 2007.

+ Nợ quá hạn của tổ chức trong năm 2009 bằng 0 tỷ đồng, giảm 8,208 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 100% so với năm 2008.

+ Nợ quá hạn cho vay của chi nhánh trong năm 2007 là 2.04 tỷ đồng, năm 2008 là 9.92 tỷ đồng và trong năm 2009 nợ quá hạn của chi nhánh giảm xuống bằng 0 tỷ đồng (giảm 100%). Điều này cho thấy chi nhánh đang dần hoàn thiện công tác thẩm định đánh giá về khách hàng và xét cho vay đối với cá nhân và tổ chức.

Như vậy, trong năm 2008 nợ quá hạn tăng cao so với năm 2007 . Nợ quá hạn tăng là do năm 2008, hoạt động Ngân hàng diễn ra hết sức khốc liệt, bên cạnh đó hàng loạt cá nhân và tổ chức làm ăn không có hiệu quả dẫn đến phá sản, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời nó cũng thể hiện sự yếu kém trong công tác thẩm định đánh giá về khách hàng và phương pháp vay vốn của khách hàng là khâu hết sức quan trọng. Nếu công tác này không đạt chất lượng thì dễ dàng trở thành nguyên nhân gia tăng nợ quá hạn.

Tóm lại trong các năm 2007, 2008 là những năm khó khăn đối với nền kinh tế nước ta, với những khó khăn về mặt khách quan như: Lạm phát, Ảnh hưởng từ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, hoạt động tài chính của nước ta cũng giảm hiệu quả rất nhiều.... Chính vì những nguyên nhân trên đã một phần làm cho nợ quá hạn của Chi nhánh cũng như nợ quá hạn của cá nhân tăng ở một con số xác định trong tổng dư nợ và doanh thu cho vay, nhưng quan trọng hơn hết, tỷ trọng dư nợ của các khoản nợ vay đối với cá nhân chiếm một tỷ trọng không cao, không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của Chi

nhánh. Qua đó ta thấy hoạt động quản lý của ban lãnh đạo cũng như việc theo dõi các khoản nợ tới hạn của nhân viên ngân hàng rất tốt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tâp hoàn chỉnh (Trang 27 - 30)

w