*Nguyên tắc phân bổ vốn cho các địa phương
Theo Quyết định số: 219/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nước cho các địa phương phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng kinh tế khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước.
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ của Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. - Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.
* Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho các địa phương:
- Tiêu chí dân số, gồm 2 chỉ tiêu: số dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số người dân tộc thiểu số
- Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm các khoản về thu đất, thu từ xổ số kiến thiết và thu từ dầu thô) và tỷ lệ điều tiết về Ngân sách Trung ương.
- Tiêu chí diện tích tự nhiên của các tỉnh, thành phố.
- Tiêu chí về đơn vị hành chính, bao gồm 4 tiêu chí: số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; số huyện vùng cao, hải đảo; số huyện biên giới của từng tỉnh, thành phố.
- Các tiêu chí bổ sung bao gồm: tiêu chí thành phố đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); tiêu chí các thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm phát triển của vùng và tiểu vùng….
* Quy trình xác định mức vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nước do các địa phương:
Bước 1: Xác định số điểm của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính điểm cho từng tiêu chí cụ thể của từng tỉnh, thành phố. Sau đó tổng hợp lại, chúng ta đƣợc tổng số điểm của từng tỉnh.
Tổng số điểm của tỉnh thứ i gọi là Ui
Tổng số điểm của 63 tỉnh, thành phố được gọi là Y Y= Σ Ui
i=1
Bước 2: Xác định số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ
Gọi K là tổng số vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho 63 tỉnh thành trong cả nước Gọi Z là số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ vốn đầu tư
K Z = −
Y
Bước 3: Xác định số vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho từng tỉnh, thành phố
Gọi Xi là số vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh thứ i Xi = Z x Ui
Bước 4: Điều chỉnh những bất hợp lý sau khi phân bổ vốn đầu tư (nếu có)
Nhận xét:
.2.1. Hệ số ICOR của Việt nam giai đoạn 2006 – 2012 Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%.... dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng đạt ở mức chỉ từ 5% – 8.5%.
Sau đây là hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012: Bảng 2.1. Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt nam giai đoạn 2006-2012
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Icor 4,47 5,1 6,29 7,17 5,73 5,87 6,66
Tđ tăng trg
8,23 8,46 6,31 5,23 6,78 5,96 5,03
ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2012 có xu hướng thay đổi thăng trầm với biến động của tăng trưởng khu vực và quốc tế. Ngay từ năm 2007, khi hệ số ICOR của Việt Nam dừng ở mức 5,1 đã có những cảnh báo về sự lãng phí trong đầu tư và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn lực của Việt Nam. Hệ số ICOR của nước ta trong các năm 2001-2007 là 5,2 nghĩa là cần 5,2 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Dù các chuyên gia quan ngại và lên tiếng cảnh báo từ lâu nhưng, đến 2008, chỉ số ICOR Việt Nam lại vượt ngưỡng, lên mức 6,29. Và năm 2009, một lần nữa, chỉ số ICOR ở mốc mới. Theo tính toán của Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 của Việt Nam đã lên tới 7,17. chỉ so với năm 2008, hệ số ICOR năm 2009 đã tăng 17,5%. Đến năm 2012 hệ số ICOR của Việt Nam vẫn ở mức 6,66. Theo khuyến cáo của các nước phát triển thì hệ số ICOR của các nước đang phát triển nên từ 3,00 đến 4,00 nghĩa là có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư, như Đồ thị thể hiện Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 vậy ICOR của Việt Nam luôn ở mứcvậy ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với khuyến cáo của các nước phát triển nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam là thấp.
Những nỗ lực của chúng ta trong việc nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến tình hình kém hơn. Điều này đồng nghĩa với việc trong cuộc "so găng" với các đối thủ trong khu vực, với “thể trạng” kinh tế yếu như hiện nay, nếu các nước chỉ cần một lần có thể nhấc được mục tiêu, thì Việt Nam phải tốn sức gấp đôi, thậm chí gấp ba.
2.2.2. Một số đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Hệ số ICOR của Việt nam giai đoạn 2006 –2012. 2012.
(1) ICOR của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. ICOR bình quân thời kỳ 1996-2010 của Việt Nam cao gấp trên 2 lần của Đài Loan thời kỳ 1961-1980; gấp 1,9 lần của Hàn Quốc thời kỳ 1961- 1980; gấp 1,6 lần của CHND Trung Hoa thời kỳ 2001-2006; gấp trên 1,3 lần của Malaysia thời kỳ 1981-1985…
(2) ICOR của Việt Nam liên tục tăng qua các thời kỳ, chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp, mà còn sụt giảm. ICOR năm 2011 cao gấp hơn 1,5 lần năm 1996, cao gấp trên 1,2 lần năm 2001, cao gấp 1,3 lần năm 2006
(3) ICOR của 3 khu vực kinh tế có sự chuyển dịch khác nhau và cao, thấp rất khác nhau. Hệ số ICOR của khu vực nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao hơn mức 7,8 lần của năm 2006, bình quân 2006- 2010 là 9,5 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung. ICOR của khu vực ngoài nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, bình quân 2006-2010 là 4,2 lần, thấp nhất trong các khu vực. Hệ số ICOR của khu vực này thấp nhất, do đây là nguồn vốn tự đầu tư, nên có sự chọn lựa kỹ hơn, ít bị lãng phí, thất thoát khi đầu tư, thi công. ICOR của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 là 7,1 lần, cao gần gấp đôi mức 3,7 lần của năm 2006, bình quân 2006-2010 là gần 6,4 lần.
(4) ICOR cao và tăng, hiệu quả đầu tư thấp và giảm là một trong những yếu tố tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát cao, lặp đi lặp lại, là nguyên nhân quan trọng gây bội chi ngân sách, làm tăng nợ công, làm tăng nhập siêu… trong thời gian qua
2.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư
Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên cơ sở giảm tỷ trọng nguồn vốn của khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng nguồn vốn của khu vực ngoài nhà nước, giữ vững tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bản thân việc chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các khu vực có hệ số ICOR khác nhau cũng góp phần làm giảm hệ số ICOR chung.
Thứ hai, nguồn vốn khu vực nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện, ngân sách nhà nước còn bội chi lớn và giảm tỷ lệ bội chi/GDP, trong điều kiện đầu tư công tuy có vai trò quan trọng, nhưng cũng có những hạn chế bất cập, thì việc giảm tỷ trọng đầu tư công từ nguồn này, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá, thực hiện phương thức BOT, đối tác công - tư…, mở rộng việc thực hiện nguồn vốn ODA cho các thành phần kinh tế khác và chuyển dần trách nhiệm quản lý, trả nợ cho các đơn vị nhận ODA, là cơ sở để tăng hiệu quả.
Thứ ba, tăng tỷ trọng nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước (từ mức 36,1%, năm 2010 lên trên 40%), do khu vực này còn nhiều tiềm năng và có hệ số ICOR thấp. Tuy nhiên, cần hướng nguồn vốn này đầu tư trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh, cho tăng trưởng, tránh chạy lòng vòng qua các kênh đầu tư, tạo nên sự nóng/lạnh đột ngột về giá trên các kênh đầu tư này.
Thứ tư, đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần định hướng chọn lọc vào nguồn có kỹ thuật - công nghệ cao, công nghệ sạch; vào ngành và lĩnh vực đầu tư như chế tạo, chế biến; vào những vùng, những địa bàn để chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kiểm tra họ để tránh chuyển gián.