Đối với các Bộ, ngành: Quy trình

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn đầu tư công (Trang 60 - 61)

dự án tại Việt Nam? Nhận xét?

Quy trình phân bổ vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án:

- Đối với các Bộ, ngành: Quy trình Quy trình

Bước 1: Các Bộ, ngành lập kế hoạch dự kiến

Trên cơ sở các mục tiêu, khả năng cân đối nguồn lực và các nguyên tắc định hướng cơ bản được Quốc hội thông qua; trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cần cho các công trình, dự án do chủ đầu tư đề xuất, các Bộ, ngành tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư dự kiến và các giải pháp chính sách dự kiến.

Bước 2: Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp điều chỉnh trình Chính phủ, Quốc hội thông qua

Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính sẽ chủ trì điều chỉnh các kế hoạch do các Bộ, ngành trình lên. Một vài phương án khả thi cho toàn quốc sẽ được xây dựng thông qua sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính với các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành. Bản kế hoạch tổng thể này sẽ được Chính phủ trình lên Quốc hội để xét duyệt, thông qua.

Bước 3: Các Bộ lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các công trình dự án

Sau khi dự toán ngân sách được Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu từ cho từng dự án đã đủ thủ tục đầu tư thuộc phạm vị Bộ quản lý. Việc phân bổ phải đảm bảo đúng khớp v ới các chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm.

Bản kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án đƣợc các Bộ quản lý ngành gửi lên Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định. Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch chưa đảm bảo yêu cầu thì Bộ Tài chính có văn bản đề nghị các Bộ điều chỉnh lại hoặc báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Bước 5: Các bộ giao chỉ tiêu kế hoạch cho các công trình, dự án

Sau khi kế hoạch vốn đầu tư phân bổ cho từng dự án đã được điều chỉnh phù hợp với quyđịnh, các Bộ giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư.

Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công cho các chương trình, dự án:

Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hôi phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành phân bổ vốn cho các công trình dự án cụ thể. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng hoàn trả vốn trực tiếp; các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành đề ra.

- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo quy định.

- ưu tiên bố trí cho dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chƣa xác định rõ nguồn vốn.

- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch - Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn đầu tư công (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w