Thực trạng quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 57 - 64)

3.3.2.1. Đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đƣợc thành lập trên cơ sở những điều kiện vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ viên chức, ngƣời lao động của Ban Quản lý Đền Hùng trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin trƣớc đây. Căn cứ vào đề án xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, bộ máy quản lý của Khu di tích bao gồm 6 phòng chức năng và Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Đền Hùng.

Tổng số cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng tính đến tháng 12/2013 là 438 ngƣời trong đó cán bộ trong biên chế hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc là 106 ngƣời, ngƣời lao động hợp đồng là 332 ngƣời. Cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động đƣợc phân công ở các phòng ban chuyên môn, Ban quản lý đầu tƣ xây dựng và Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng.

- Phòng Tổ chức hành chính. - Phòng kế hoạch tài vụ. - Phòng Quản lý di tích, Bảo tàng. - Phòng Quản lý rừng. - Phòng Bảo vệ. - Phòng Quản lý Dịch vụ - Du lịch. - Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng.

49

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng Tổ Chức Hành chính Phòng Quản Lý Rừng Phòng Quản Lý DV-DL Phòng bảo vệ Phòng Kế Hoạch Tài Vụ Ban Quản Lý dự Án ĐTXD Trung Tâm DV- DL Phòng Quản Lý DT BT

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng Bảng 3.1. Nguồn nhân lực Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng số lao động 280 295 315 340 - Đại học và trên Đại học 118 123 144 152 - Cao đẳng và Trung học 97 115 116 129 - Lao động phổ thông và ngắn hạn 65 57 55 59 2. Trình độ ngoại ngữ 215 238 260 281 - Đại học và trên Đại học 0 0 0 1

- Trình độ A 203 226 246 262 - Trình độ B 12 12 14 18 - Trình độ C 0 0 0 0 3. Độ tuổi - 18 đến 30 113 106 98 118 - 31 đến 45 135 142 165 173 - 46 đến 60 32 47 52 49 Nguồn: Khu di tích lịch sử Đền Hùng

50

3.3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc của chính quyền tỉnh Phú Thọ đối với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Đền Hùng nhằm phục vụ đồng bào và du khách về tri ân công đức các Vua Hùng cũng nhƣ tạo cơ sở cho các hoạt động dịch vụ, kinh doanh du lịch.

- Quy định của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004.

- UBND tỉnh đã ban hành QĐ 943/2008/QĐ- UBND ngày 8/4/2008 về việc ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

- Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

- Ban hành Quy định một số điểm về quản lý hoạt động tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Quyết định số 365/QĐ-UBND quy định về việc phê duyệt kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020 định hƣớng đến năm 2030 với điểm nhấn là Đền Hùng – Khu du lịch văn hóa tâm linh hàng đầu của cả nƣớc.

- Kế hoạch số 654/KH – UBND tỉnh Phú Thọ ngày 5 tháng 3 năm 2012 về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015.

- UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Khu di tích lịch sử Đền Hùng thay thế Quy hoạch 48/2004/QĐ – TTg trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Đây chính là cơ sở pháp lý và điều kiện quan trọng để phát triển và quản lý hoạt động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng tốt hơn.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến hoạt động du lịch và quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch.

51

Để tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách quan trọng để tạo điều kiện cho phát triển hoạt động du lịch, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh chính sách cụ thể phát triển của ngành du lịch, UBND tỉnh cũng đã ban hành các chính sách về ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp du lịch đầu tƣ vào Đền Hùng, chính sách sử dụng đất đai phục vụ hoạt động du lịch, các chính sách đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong đó có nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Dự kiến đầu tƣ phát triển du lịch giai đoạn 2012 -2015 tại khu du lịch dịch vụ Đền Hùng là 4.135,12 tỷ đồng bao gồm các dự án: Dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng; Dự án trung tâm lễ hội giai đoạn 2; Dự án đền thờ Lạc Long Quân giai đoạn 2; Dự án hồ dƣới chân núi Hình Nhân và đồi Lật Mật; Cổng biểu tƣợng vào Khu di tích…Cũng trong giai đoạn này, đầu tƣ vào khu du lịch Văn Lang thành phố Việt Trì dự kiến với tổng số vốn là 1.56,68 tỷ đồng; Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy là 3.661,70 tỷ đồng; Khu du lịch vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là 29.628,25 tỷ đồng (2). Hiện trên địa bàn có 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành(Công ty cổ phần du lịch dịch vụ thƣơng mại Phú Thọ, Công ty du lịch dịch vụ xuất nhập khẩu Phú Thọ, Công ty du lịch Sài Gòn Tourist). Về cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ: Ngoài Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng có quy mô lớn còn chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể.

Để cụ thể hóa các chính sách vào thực tế, các cơ quan chức năng của tỉnh và Khu di tích đã tích cực tuyên truyền, phổ biến và cụ thể các chính sách này trong hoạt động quản lý và phát triển du lịch Phú Thọ nói chung và Đền Hùng nói riêng.

Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, nhân dân trong phát triển du lịch.

Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần X xác định: "Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến sau 2010, Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực…" Nghị quyết Đại hội

52

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần XVI xác định: "Phát triển mãnh mẽ dịch vụ du lịch, từng bƣớc xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh". Đây là định hƣớng và quan điểm rất quan trọng trong chỉ đạo phát triển du lịch Phú Thọ nói chung và Đền Hùng nói riêng. Ngày 02/01/2006 Ban thƣờng Vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 01/NQ-TU về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Ngay sau khi nghị quyết đƣợc ban hành, lãnh đạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã triển khai học tập, phổ biến các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI về phát triển du lịch, Luật du lịch năm 2005, Nghị định số 149, số 92, Thông tƣ 88,89 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là những văn bản hƣớng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật du lịch…đến các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

- Ƣu điểm: Thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức của các đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân kinh doanh dịch vụ du lịch về vị trí, vai trò của du lịch Đền Hùng đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Công tác xã hội hóa du lịch phát huy hiệu quả, hệ thống kinh doanh du lịch đƣợc kiện toàn, đang dần thích nghi với cơ chế quản lý mới. Công tác giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên du lịch trong di tích đã đƣợc cộng đồng quan tâm, chú trọng. Các di sản du lịch nhân văn, lịch sử, văn hóa đƣợc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho du khách và nhân dân trong các dịp lễ hội và sự kiện quan trọng trong tỉnh.

- Tồn tại: Mặc dù đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến mọi ngƣời dân về vai trò của du lịch nhƣng không ít các đơn vị và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch đều có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí vai trò của phát triển du lịch Đền Hùng nên chƣa thực sự tạo đƣợc những điều kiện tốt nhất để đầu tƣ phát triển.

Tổ chức, quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Công tác đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đƣợc quan tâm chú ý. Hàng năm, Khu di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thƣơng, Y tế Phú Thọ mở các lớp về bồi dƣỡng nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, an toàn vệ sinh thực phẩm… Tổ chức các lớp tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế,

53

phổ biến chủ trƣơng chính sách, đƣờng lối phát triển du lịch…cho các bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Từ năm 2008, chƣơng trình đào tạo chuyên ngành du lịch đang đƣợc thực hiện ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh nhƣ: Ngành Việt Nam học, Văn hóa học…của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm. Trong thời gian tới sẽ có nhiều học sinh tốt nghiệp các trƣờng đào tạo trên sẽ bổ sung nhân lực đảm bảo chất lƣợng cho ngành du lịch Phú Thọ.

Các làng nghề truyền thống nhƣ: Đan lát mây tre Đỗ Xuyên huyện Thanh Ba, nón lá Sai Nga huyện Cẩm Khê, Sơn mài…đang đƣợc phục hồi thu hút hàng trăm lao động, đồng thời các nghệ nhân ở các làng nghề này tích cực thực hiện các biện pháp đào tạo truyền nghề trực tiếp cho lao động thế hệ sau để phát huy làng nghề truyền thống và tạo ra nhiều sản phẩm cho du lịch.

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch trong Khu di tích đƣợc bổ sung và đào tạo nâng cao. Số lƣợng đã và đang đào tạo: thạc sỹ 12 ngƣời; Đại học, Cao đẳng 40 ngƣời.

- Ƣu điểm: Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đƣợc quan tâm chú ý. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch đƣợc tăng nhanh về số lƣợng, các chƣơng trình đào tạo từ bậc đại học đến cao đẳng, trung cấp du lịch trên địa bàn tỉnh đang thực hiện, phƣơng pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch gắn với công việc thực tiễn đang đƣợc triển khai.

- Tồn tại: Chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Mặc dù số lƣợng lao động trong du lịch không ngừng tăng lên, tuy nhiên chất lƣợng đội ngũ lao động còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông, cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phá triển trong giai đoạn mới, tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động du lịch chƣa cao.

Đánh giá về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước.

Từ năm 2005, chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào cai đƣợc tổ chức bằng các hoạt động diễn ra trong một không gian rộng

54

lớn của ba tỉnh và kéo dài cả năm, đã quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo của ba tỉnh. Du lịch Phú Thọ với Giỗ Tổ Hùng Vƣơng – Lễ hội Đền Hùng đã tạo đƣợc điểm nhấn ấn tƣợng trong lòng du khách. Thƣơng hiệu du lịch về cội nguồn đang đƣợc khẳng định trên thị trƣờng du lịch nội địa, khu vực và quốc tế.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đƣợc thực hiện thƣờng xuyên qua các hoạt động: Cập nhật thông tin về du lịch trên Website Thƣơng mại – Du lịch Phú Thọ của Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại, Du lịch Phú Thọ, các chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình Phú Thọ, các tỉnh bạn và Trung ƣơng, các báo, tạp chí; sản xuất và phát hành các băng, đĩa, video clip giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Thọ; in ấn phát hành các ấn phẩm nhƣ các dự án kêu gọi đầu tƣ, tập gấp, bản đồ, sổ tay du lịch…Xây dựng các biển quảng cáo du lịch tấm lớn tại các vị trí cửa ngõ và trung tâm của tỉnh nhƣ: Đầu cầu Việt Trì, Cầu Trung Hà, đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng…Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tƣ về du lịch Phú Thọ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…Tham gia các đoàn xúc tiến đầu tƣ du lịch tại các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quôc, Đài Loan, Úc, Mỹ…

- Ƣu điểm: Công tác tuyên truyền quảng bá thu hút đầu tƣ và khách du lịch đã đạt đƣợc những kết quả tốt. Các sản phẩm quảng bá du lịch đƣợc xây dựng và xuất bản khá phong phú nhƣ CD-Rom, sách báo, tạp chí, trang Web và tuyên truyền tại điểm trên bảng điện tử. Số lƣợng khách tham quan đến Đền Hùng tăng nhanh, hình ảnh và thƣơng hiệu du lịch Văn hóa tâm linh, du lịch về cội nguồn đang đƣợc khẳng định và ngày càng phát triển trên thị trƣờng du lịch nội địa và quốc tế. Một số dự án phát triển du lịch đã đƣợc cấp phép và chuẩn bị thực hiện.

- Tồn tại: Công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế. Kinh phí tiếp thị, tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn hẹp, hoạt động tiếp thị còn chƣa chuyên nghiệp. Theo báo cáo của sở Văn hóa Thể thao & Du lịch thì, kinh phí ngân sách cấp hàng năm cho công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Phú Thọ còn rất

55

khiêm tốn, giai đoạn từ 2012 đến 2014 trung bình mỗi năm ngân sách cấp cho hoạt động này là trên 100 triệu đồng/ năm.

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch tại khu di tích lịch sử đền hùng (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)