Ảnh hưởng của điều kiện đông tụ tới hình dạng hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bao gói dầu gấc trong chitosan bằng phương pháp nhỏ giọt ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt và điều kiện đông tụ (Trang 46 - 50)

Hình dạng của hạt được xác định thông qua các thông số như độ tròn (circularity) và tính chất bề mặt (solidity).

Độ tròn của hạt

Độ tròn của hạt là giá trị thể hiện hình dạng một hạt gần với hình tròn nhất. Trong tính toán, độ tròn được tính thông qua tỷ lệ giữa diện tích của hạt và chu vi của hạt theo công thức:

Độ tròn =

Hình 3.7. Tính chất hình học của hạt chitosan tạo thành trong dung dịchNaOH

Thảo luận:

Kết quả ở hình 3.7 và ở hình 3.8 cho thấy, trong các điều kiện tạo hạt khác nhau, độ tròn của hạt lại tương đồng, không phụ thuộc vào loại dung dịch kiềm cũng như nồng độ dung dịch kiềm sử dụng. Theo phương pháp phân tích này, hạt có hình dạng méo với giá trị độ tròn thấp giá trị độ tròn lớn nhất đạt 0,84 - 0,86 và giá trị Median đạt 0,80.

Tính chất bề mặt của hạt

Tính chất bề mặt của hạt có thể được thể hiện thông qua chỉ số bề mặt Solidity (tỷ lệ giữa chu vi thực và chu vi ngoại tiếp nhỏ nhất). Giá trị này càng gần với 1 thì bề mặt hạt càng nhẵn và ngược lại.

Hình 3.9. Chỉ số bề mặt của hạt xác định theo phần mềm ImageJ. (A) Mẫu NaOH; (B) Mẫu KOH

Thảo luận:

Khi phân tích theo phương pháp sử dụng chỉ số bề mặt solidity, chúng tôi nhận thấy các mẫu vi nang đều có bề mặt có tính trơn cao với giá trị solidity đạt từ 0,91 – 0,98 (Hình 3.9). Điều này được quan sát ở tất cả các mẫu kiềm và các nồng độ kiềm khảo sát.

Cấu trúc bề mặt của hạt vi nang

Để quan sát cấu trúc bề mặt của hạt vi nang, chúng tôi tiến hành chụp hạt dưới kính hiển vi điện tử quét bề mặt (SEM). Kết quả được thể hiện trong Hình 3.10 và Hình 3.11.

Hình 3.10. Bề mặt của mẫu hạt chitosan (trái) và mẫu hạt vi nang dầu gấc trong KOH (phải)

Hình 3.11. Sự tồn tại các giọt dầu gấc trên bề mặt hạt vi nang. KOH (trái) và NaOH (phải)

Khi quan sát trên kính hiển vi điện từ bề mặt quét (SEM), so sánh giữa mẫu đối chứng không có dầu gấc và mẫu hạt vi nang có dầu gấc (Hình 3.10), chúng tôi nhận thấy trên bề mặt của vi nang có xuất hiện những điểm trắng khác biệt so với mẫu đối chứng. Kết quả phóng to cho thấy những điểm sáng này rất có thể là các giọt dầu gấc bám trên bề mặt hạt (Hình 3.11). Phương pháp tạo hạt từ nhũ tương cho phép thu nhận được hạt vi nang dạng matrix – các hạt nhũ tương (dầu gấc) phân tán liên tục trong pha polymer (chitosan). Kết quả SEM trong Hình 3.11 khẳng định cấu trúc này của vi nang thu được. Bên cạnh đó, có thể cần tiến hành nhuộm vi nang với các mồi lipid đặc hiệu để có thể thấy rõ hơn các hạt dầu trên bề mặt hạt.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.Kết luận.

Đề tài đã xây dựng được hệ thống đầu nhỏ giọt với 6 đầu và sử dụng trong nghiên cứu tạo vi nang dầu gấc với chitosan. Các yếu tố được khảo sát bao gồm loại kiềm, nồng độ kiềm và chất nhũ hóa. Hiệu quả quá trình bao gói được đánh giá qua hàm lượng beta-carotene có trong hạt. Tính chất hạt được đánh giá thông qua tính lưu biến và tính hình học của hạt.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, trong khoảng khảo sát của đề tài, quá trình tạo hạt cũng như tính chất hạt tạo thành không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khảo sát. Vi nang tạo thành có độ rời rạc cao, có độ tròn trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bao gói dầu gấc trong chitosan bằng phương pháp nhỏ giọt ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt và điều kiện đông tụ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)