Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa tiêu hóa bệnh viện bạch mai giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 38)

2.4.1. Về cơ cấu nguồn nhân lực

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, thực hiện công tác quy hoạch nhân sự theo từng đơn vị chuyên ngành, chuyên sâu. Cụ thể là hình thành: đơn vị tiêu hóa trên: gồm thực quản dạ dày; đơn vị tiêu hóa đưới: đại tràng và ruột non; đơn vị gan; đơn vị mật tụy.

Trong giai đoạn 2016-2020, khoa Tiêu Hóa phấn đấu tạo ra nguồn nhân lực có cơ cấu phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của khoa và bệnh viện. Cơ cấu phải đảm bảo phù hợp về cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức. Cụ thể:

- Cơ cấu về trình độ: cần tiếp tục bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của khoa và bệnh viện. Hàng năm, tuyển chọn nguồn y, bác sĩ, các kỹ thuật viên, điều dưỡng giỏi được đào tạo bài bản từ các trường đại học y, dược có tiếng trong cả nước.

- Cơ cấu về độ tuổi: xây dựng kế hoạch cụ thể thường xuyên theo dõi cơ cấu độ tuổi của cán bộ, nhân viên, lãnh đạo của khoa gắn với trình độ chuyên muôn, nghiệp vụ, chuyên khoa sâu đã được đào tạo để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận.

- Xây dựng và phân bổ nhân lực phải thực hiện một cách đồng bộ, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, đồng thời phải gắn với sự phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện và nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Về việc tuyển dụng cán bộ, nhân viên tại đơn vị: phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh thực tế

cần tuyển dụng; phải căn cứ vào vị trí làm việc đang thiếu và đòi hỏi cao về chất lượng đầu vào.

2.4.2.Về nâng cao nhận thức và y đức của người lao động

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có chuyên môn giỏi, tay nghề cao, có uy tín là nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của khoa cũng như của bệnh viện. Bên cạnh đó, việc nâng cao uy tín của những y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi là một trong yếu tố quyết định danh tiếng của bệnh viện, góp phần thực hiện tốt phương châm của bệnh viện đã đề ra: “An toàn - Hiệu quả - Cải tiến liên tục - Phát triển bền vững”.

Mục tiêu thực hiện trên lĩnh vực này là tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức được thể hiện qua thái độ tích cực, hành vi đúng đắn, tinh thần và thái độ phục vụ đối với người bệnh, người nhà người bệnh và các quan hệ xã hội khác. Giải pháp nâng cao nhận thức và y đức của mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần tập trung vào những việc làm cụ thể như sau:

- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chủ trương, chính sách đối với ngành y tế cho cán bộ, nhân viên trong khoa.

- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực cho người lao động. Nâng cao nhận thức đối với nhà quản lý về công tác quản trị nguồn nhân lực.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, uy tín của khoa, của bệnh viện; làm cho cán bộ, nhân viên của khoa Tiêu hóa phải luôn nhận thức nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh cho người dân là hết sức cao cả như lời dạy của Bác: “Lương y như

từ mẫu”.

- Tăng cường sự chỉ đạo tập trung kết hợp với sự phát huy dân chủ, thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động trong cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong khoa. Đối với những cán bộ có đủ điều kiện, cần cử đi học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Tổ chức “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với công tác xây dựng Đảng và đạo đức ngành y.

- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực cho người lao động.

- Đối với những nhân viên mới được tuyển dụng vào làm việc tại khoa cần cung cấp cho lực lượng lao động này những nhận thức đúng đắn về lập trường tư tưởng, về chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ làm việc khi họ vào công tác tại đơn vị.

- Ban lãnh đạo khoa phải thường xuyên thăm dò ý kiến người bệnh về tinh thần, thái độ trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân. Ban lãnh đạo khoa cần phải xem xét khách quan những khiếu nại của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

2.4.3. Về phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Căn cứ vào cơ cấu về trình độ nhân lực tại khoa, Ban lãnh đạo khoa cần tiếp tục xác định: việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp cụ cho cán bộ, nhân viên trong khoa phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và theo quy hoạch đào tạo. Phải nâng cao năng lực, kỹ năng dự báo nhu cầu nhân lực và xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như sau:

- Cần tiếp tục bổ sung đủ số lượng và phải đảm bảo về mặt chất lượng của cán bộ, nhân viên; tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi theo hướng đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao (đặc biệt là nguồn y, bác sĩ giỏi được đào tạo bài bản tại Trường Đại học Y Hà Nội). Phối hợp với các trường tổ chức đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực mà người lao động tại khoa còn yếu và thiếu.

- Cần chú ý gắn chặt giữa việc cử đi đào tạo và việc sử dụng nhân lực sau đào tạo. Ưu tiên tính kế thừa và liên tục giữa các cấp độ đào tạo.

- Tiếp tục tổ chức rà soát, bổ sung, sửa đổi quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện như: Quy định về chế độ làm việc của cán bộ, nhân viên bệnh viện; Quy định về tuyển dụng, đào tạo và sử dụng cán bộ. Đối với

những người được cử đi đào tạo cần có cam kết phục vụ lâu dài cho bệnh viện và khoa.

- Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong khoa cần tiếp tục bám sát các nội dung của Thông tư số 07/2008/TT/BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với người lao động tại đơn vị.

- Ban lãnh đạo khoa cần tiếp tục xây dựng kế hoạch trình lãnh đạo bệnh viên để mời các chuyên gia trên thế giới về lĩnh vực ngành Tiêu hóa gan mật, tiến hành tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên toàn khoa.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức cho từng đối tượng cụ thể: đối với cán bộ quản lý, đối với cán bộ chuyên môn, đối với nhân viên phục vụ.

- Theo dõi thường xuyên việc triển khai và đánh giá hiệu quả của các chế độ, chính sách trong tuyển dụng, sử dụng nhân lực y tế để có các điều chỉnh phù hợp với tình hình công việc tại khoa và bệnh viện.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn cũng như các quy định về công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục, đáp ứng các nội dung về cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế trong Luật khám bệnh, chữa bệnh.

- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, chú ý tới ứng dụng đào tạo từ xa, e-learning và chú ý tới các hình thức đào tạo phù hợp với nhân lực y tế.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên phải căn cứ vào vị trí làm việc, tiêu chuẩn của ngạch viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở khoa. Xây dựng kế hoạch dài hạn tổng thể về đổi mới toàn diện công tác giáo dục y học cho toàn bộ hệ thống đào tạo nhân lực y tế, lưu ý ứng dụng các bài học kinh nghiệm từ trong nước và quốc tế.

- Nâng cao ý thức tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong khoa. Mỗi cán bộ, nhân viên phải luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, trang bị đầy đủ kiến thức, xây dựng được các kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách phù hợp. Ngoài trình độ chuyên môn, cần tích cực trau dồi thêm kiến

thức ngoại ngữ, tin học, làm chủ các phần mềm ứng dụng quản lý trong bệnh viện, có thể giao tiếp, chăm sóc tốt cho các bệnh nhân người nước ngoài. Mỗi cán bộ, nhân viên cần nâng cao tính tự chủ trong chăm sóc, có hướng can thiệp độc lập theo đúng chuyên môn riêng, tránh phụ thuộc toàn bộ vào việc thực hiện y lệnh của bác sỹ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Đối với đội ngũ cán bộ điều dưỡng: cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện thống nhất tổ chức biên chế điều dưỡng theo quy định; bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Khi phân công nhiệm vụ cần dựa theo văn bằng và chính sách tuyển dụng chuyên khoa; qui định về chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ, văn bằng đào tạo, tăng cường nghiên cứu trong các lĩnh vực quản lý, đào tạo cho ngành điều dưỡng.

- Theo dõi, quản lý cán bộ, viên chức được cử đi học, xử lý nghiêm các trường hợp bỏ học, vi phạm quy định của bệnh viện về chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện thường xuyên hoạt động điểm báo quốc tế hàng tuần. Tiến hành nhờ các chyên gia chuyên về nghiên cứu khoa học phân tích phương pháp nghiên cứu của các bài báo, góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của y bác sĩ và từng bước xã hội hóa, quốc tế hóa các công trình đó.

- Duy trì công tác sinh hoạt khoa học 2 tuần/lần những chủ đề: còn thiếu, còn yếu hoặc chủ đề về những vấn đề mới. Nội dung các buổi sinh hoạt khoa học trước mắt cần tập trung: hoàn thiện toàn bộ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho những bệnh thường gặp; chuẩn hóa các tiêu chuẩn hình ảnh chẩn đoán nội soi tiêu hóa.

2.4.4. Về phát triển kỹ năng cho đội ngũ y, bác sĩ

Xuất phát từ thực trạng kỹ năng nguồn nhân lực tại khoa Tiêu hóa - bệnh viện Bạch Mai về: kỹ năng theo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, tin học… Để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân đòi hỏi kỹ năng nguồn nhân lực y tế tại khoa cần tiếp tục được trau dồi, nâng cao với mục tiêu thực hiện cụ thể trên lĩnh vực này gồm:

- Đối với kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ: trong 5 năm (2016-2020),

phải thành thạo, nhuần nhuyễn kỹ năng về chuyên môn của mình theo nội dung công việc được phân công.

- Đối với kỹ năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ: phấn đấu tất cả các cán

bộ, nhân viên của khoa đều phải biết một ngoại ngữ và thành thạo ứng dụng tin học cơ bản (tin học văn phòng và các ứng dụng kỹ thuật trong sử dụng các thiết bị y tế hiện đại). Đối với cán bộ lãnh đạo khoa và các bác sỹ có chuyên khoa sâu phải thạo một ngoại ngữ. Đối với các kỹ thuật viên, điều dưỡng trưởng khoa phải biết một ngoại ngữ và tin học từ khá trở lên để có thể giao tiếp với người bệnh người nước ngoài điều trị tại bệnh viện.

- Đối với kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh và người nhà bệnh nhân: tất cả cán bộ, nhân viên trong khoa đều phải có thái độ, tâm lý giao tiếp

tốt với người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến liên hệ công tác... với thái độ vui vẻ, hòa nhã, ân cần, tôn trọng, lịch sự.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần hướng tới các giải pháp sau:

- Phải thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ tại các bệnh viện và trung tâm y tế lớn ở trong và ngoài nước.

- Hàng năm, cần tổ chức các chương trình tập huấn, thi nâng cao tay nghề, kỹ năng giao tiếp và nguyên tắc ứng xử cho đội ngũ cán bộ, nhân viên với nội dung, chương trình phù hợp với công tác chuyên môn như: các chuyên đề khám, chữa bệnh; báo cáo khoa học…

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống. Vừa đào tạo, bồi dưỡng thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ vừa bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nâng cao y đức cho cán bộ, viên chức.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng theo định kỳ với thời gian, địa điểm thích hợp.

- Xây dựng văn bản quy định về nâng cao trình độ ngoại ngữ và tạo môi trường nâng cao kỹ năng giao tiếp.

- Thường xuyên mở các lớp về nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử với người bệnh cho tất cả cán bộ nhân viên.

- Triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ nhân viên của khoa Quyết định số 29 của Bộ trưởng Bộ y tế về “Quy tắc ứng xử”, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà trọng tâm là học tập làm theo lời Bác: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Mỗi cán bộ, nhân viên trong khoa cần chủ động tiếp cận và trau dồi kỹ năng giao tiếp, trình độ lý luận nền tảng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, xây dựng hình ảnh chuẩn mực của ngành y.

- Thường xuyên tổ chức khảo sát ý kiến người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ điều dưỡng để có biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời nhằm nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất hoàn thiện một số chế độ, chính sách với ngành y như: phụ cấp, chế độ làm ngoài giờ, làm tăng ca, trực, tuổi nghỉ hưu...

2.4.5. Về nâng cao động cơ thúc đẩy sự phấn đấu và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ với nghề nghiệp

Để đạt được mục tiêu nâng cao động cơ thúc đẩy người lao động đạt được sự chuyển biến tích cực trong hành động góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc cần làm tốt một số nội dung cơ bản sau:

- Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực: cần

tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm hàng tháng phù hợp nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Tiếp tục thực hiện chế độ công khai hệ thống thang bảng lương, cách tính lương, công khai các hệ số phụ cấp. Nghiên cứu xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, phù hợp với mức trượt giá hàng năm.

- Công tác thi đua khen thưởng: Đại hội thi đua yêu nước ngành Y tế lần

thứ VI được tổ chức vào ngày 17-9-2015 tại thủ đô Hà Nội. Với chủ đề: “Đổi mới, năng động, sáng tạo, hiệu quả vì sức khỏe nhân dân”, Đại hội xác định

trong giai đoạn 2016-2020, ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ về ý nghĩa, vai trò của công tác thi đua,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa tiêu hóa bệnh viện bạch mai giai đoạn 2016 2020 (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w