PHÁT BIỂU TỔNG KẾT HỘI THẢO

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ DÒNG HỌ HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC. (Trang 76 - 83)

Dương Trung Quốc

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Hôm nay, một ngày đầu Xuân năm Nhâm Thìn (9- 2-2012), tại Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội, chúng ta tụ hội về đây để tổ chức Hội thảo

khoa học Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc – Danh nhân Lịch sử

Việt Nam thế kỷ X. Điều đầu tiên thay mặt Ban Tổ chức cuộc Hội thảo, chúng tôi xin lỗi là trong số gần 20 bản báo cáo đầy tâm huyết, công phu và khoa học, thì tại Hội nghị này, chúng ta chỉ có thời gian trình bày được 8 bản, nhưng tất cả các báo

cáo đều được in vào Kỷ yếu gửi tới các vị tham dự Hội thảo.

Ngay sau Hội nghị này, chúng tôi sẽ biên tập lại, bổ sung thêm tư liệu, phiên dịch phần chữ Hán cần thiết và xuất bản thành sách. Bây giờ, cho phép tôi phát biểu một số ý kiến ngắn gọn, để kết thúc Hội thảo.

http://vn.ipanelonline.com/register?inviter_id=1965836

Giỗ lần thứ 137 của hai anh hùng khởi nghĩa Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự 13/9

Ngày 18/9/2012 (nhằm ngày 3/8 âm lịch), gia tộc họ Đỗ tổ chức giỗ hai cụ tổ Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự tại tháp mộ của hai cụ ở ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau. Đây là lần giỗ thứ 137 của hai bậc tiền nhân có công khai mở đất, tập hợp nghĩa binh, lãnh đạo dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp tại Cà Mau vào những năm nửa cuối thế kỷ 19.

Để tưởng nhớ công đức của hai cụ, năm 2010, Hội khuyến học tỉnh vận động gia đình sáng lập “Quỹ Khuyến học Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự”.

Tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh, hai ngôi trường tiểu học được vinh dự mang tên hai cụ. Quỹ Khuyến học của gia tộc họ Đỗ thường xuyên trao tặng học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học tại hai ngôi trường này.

Hội Khoa học lịch sử tỉnh chuẩn bị tổ chức buổi tọa đàm về Đỗ Thừa Luông và Đỗ Thừa Tự nhằm thống nhất thông tin để tiến tới công nhận chiến tích của hai ông trên sông Cái Tàu là di tích lịch sử cấp tỉnh./.

Con cháu dòng tộc họ Đỗ dâng hương tưởng nhớ hai ông Tổ.

Người chỉ huy tiểu đoàn 307

Chúng ta ai mà không được nghe, thậm chí nhớ từng câu bài hát "Tiểu đoàn 307". Bài hát được hát lên rất sôi nổi, nhất là trong thời kỳ chống Mỹ.

"... Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang Cửu Long giang, sóng trào nước xoáy

Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn Tiếng tiểu đoàn Ba trăm lẻ bảy..."

Thời kháng chiến chống Pháp, vào năm 48 - 49 ở La

Ngạn, tôi cũng biết anh Đỗ Huy Rừa là cán bộ chỉ huy bộ đội ta chiến đấu ở chiến trường Nam bộ. Nhưng phải sau ba mươi năm sau nữa, khi đọc cuốn lịch sử "Tiểu đoàn 307" tôi mới biết rõ anh Đỗ Huy Rừa chính là Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của 307. Trận Tháp Mười, trận Mộc Hoá, trận La bang là chiến công gắn liền với anh Đỗ Huy Rừa. Nhà quay phim Nam bộ Mai Lộc đã ghi lại chiến công chiến thắng Mộc Hoá để chiếu lên giới thiệu với Trung ương cục miền Nam và cả nước...

Nhà anh Rừa ở La Ngạn ngay ngoài xóm Dinh, lối vào cứ qua cửa chùa Trung, qua cánh đồng Hậu là tới nhà cụ Ba Khơ (Đỗ Huy Túc) - thân sinh anh Rừa. Anh Đỗ Huy Rừa là con trai thứ hai của cụ Ba Khơ, ở nhà có bốn anh em

trai: anh Nưa, anh Rừa, anh Bàng, anh Mai.

Khi tôi về La Ngạn thì anh Rừa đã đi tham gia cách mạng rồi, mà tận bên Lào.

Sau đây là phần trích bài báo "Người tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307" đăng trên báo Tiền Phong thứ năm 12/6/1997. Tác giả là ông Trường Đình Luận chiến sỹ cũ ở tiểu đoàn 307, viết:

"Anh Rừa sau khi tốt nghiệp tiểu học thì sang Viên Chăn (Lào), năm 1942, đăng vào học lớp hạ sĩ quan của Pháp. ở Viên Chăn, anh gặp các đồng chí trong Ban cán sự

Đảng ngoài nước, được tuyên truyền giác ngộ và được kết nạp Đảng lúc vừa tròn 20 tuổi, là một tuyên truyền viên về Mặt trận Việt Minh với các đối tượng binh sĩ trong quân đội cũ.

Tháng 8/1945 anh được giao nhiệm vụ thành lập căn cứ bí mật ở xóm Xăng Phin và tổ chức các đội tự vệ "Việt kiều giải phóng quân" tổ chức của quân tình nguyện Việt Nam tại Viên Chăn (Lào). Giải phóng quân đã sát cánh cùng lực lượng vũ trang Lào bảo vệ chính phủ lâm thời. Anh Rừa đã chỉ huy chiến đấu từ ngày cuối năm 1945 với một số trận đánh như trận tiêu diệt trung đội tàn quân Pháp ở bến Thà Đừa, trận tiêu diệt trung đội biệt kích ở cánh đồng Noỏng-phắc-tốp phía Tây Bắc Viên Chăn.

Tháng 8/1946 chi đội hải ngoại Trần Phú được thành lập tại chiến khu Um Kè thuộc tỉnh Na Khom Pha mom (Thái Lan), anh Rừa được cử làm Phó tư lệnh.

Tháng 11/1946 chi đội Trần Phú hành quân qua Campuchia về chi viện cho chiến trường Nam bộ.

Anh Đỗ Huy Rừa được Bộ Tư lệnh khu 8 giao làm trung đoàn phó Trung đoàn 99 tỉnh Bến Tre. Đầu năm 1948 thành lập tiểu đoàn chủ lực 307 là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Nam bộ. Anh Đỗ Huy Rừa được chỉ định là tiểu đoàn trưởng, cùng các anh Nguyễn Văn Sỹ (tiểu đoàn phó), Hồng Long (chính trị viên). Sau hai tháng luyện tập chiến đấu, tiểu đoàn làm lễ xuất quân tại Giòng Miễu, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Tháng 8/1948, tiểu đoàn 307 đánh trận Mộc Hoá diệt 2 đại đội Âu Phi và lính ngụy.

Tháng 10/1948 mở chiến dịch La Bang ở huyện Trà Củ tỉnh Trà Vinh, tiêu hao nặng một tiểu đoàn cơ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 9/1949 trong trận chống càn tại Cao Lãnh ở ấp Ô Môi, anh bị trúng phi pháo và hy sinh anh dũng...

Trung tướng Dương Cự Cẩm đưa ảnh chụp cùng với anh Đỗ Huy Rừa và kể trong quyển "Phỏng vấn tướng lĩnh Việt Nam" như sau:

"Tháng 5 năm 1946, có lệnh tập hợp lực lượng quân giải phóng chiến đấu ở Lào, về huấn luyện tại chiến khu

Ngày 20/12/1946, chi đội hành quân bằng xe bus chở khách từ That - Phanôm đến tập kết ở khu rừng gần Mường Đêk - Đông Nam Thái Lan. Đến 26/12 chi đội Trần Phú xuất phát vượt qua dãy núi Đăng Rêk, hành quân về phum Présenke trên bờ sông Mê Kông thuộc tỉnh Kompông chàm để về Tây Ninh, Ban chỉ huy chi đội Trần Phú gồm các anh: Nguyễn Chánh - tư lệnh trưởng; Lê Quốc Sản, Đỗ Huy Rừa - tư lệnh phó; Trần Văn Sáu - chính trị viên; Hải Nam và Dương Cự Tẩm làm chính trị viên phó; Sơn Ngọc Minh làm cố vấn. Gồm 426 người. Vũ khí trang bị phần lớn là các loại súng liên thanh mới... Sau đó chi đội chia lực lượng về khu 7 và khu 8 và thành lập tiểu đoàn 307...".

Cuối thế kỷ 19 khi cụ Hoàng giáp, Tham biện Nội các trong triều mất đi vì quốc sự thì trong nhà các con cháu đều gặp khó khăn.

Gần giữa thế kỷ 20, ở nhà anh Rừa đã được chăm lo cố gắng rất nhiều về sự học hành. Anh Đỗ Huy Rừa là người có văn hoá, có sức học và có chí đi xa làm ăn. Khi qua lớp hạ sĩ quan của Pháp, anh Rừa cũng đã có hiểu biết cơ bản về quân sự. Sau này khi đã giác ngộ cách mạng, nhận rõ được thời cơ lịch sử, cầm vũ khí đứng lên khởi nghĩa ngay trên đất Lào, rồi trở về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đường về Tổ quốc của anh Rừa cũng là một con đường ra trận của lớp lớp thế hệ sau vượt Trường Sơn qua Lào, qua Campuchia chiến đấu để giải phóng và thống nhất đất nước.

Anh Rừa chiến đấu ở Nam bộ, vào những năm 1946 - 1949. Đây là một thời gian mà lực lượng quân sự của ta còn yếu. Chiến trường Nam bộ là đồng bằng, chằng chịt sông ngòi kênh rạch và xa trung ương. Thế như vậy, lực như vậy mà chiến đấu với chiến công như vậy là gan

vàng, dạ sắt. Tinh thần ấy đã đi vào tình cảm người Nam bộ, động viên mãi mãi trong sự nghiệp thống nhất của dân tộc ta.

Khi hy sinh trên chiến trường, anh Rừa là một đảng viên cộng sản, là một cán bộ chỉ huy quân sự của đơn vị đã từng mang tên Tổng bí thư Trần Phú.

Sự hy sinh của anh Rừa để lại sự tiếc thương của đồng đội, của đồng bào Nam bộ và bà con anh em ở quê hương. Nay đã sang thế kỷ 21, mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất của dân tộc ta đã thành hiện thực. Cùng với các nước láng giềng, nhân dân ta đang phấn đấu đoàn kết vì hoà bình và phát triển thịnh vượng. Con đường sang Lào mà anh Rừa đã đi ngày xưa, nay rồi sẽ được xây dựng đàng hoàng to đẹp. Lào và Thái sẽ nhờ đó mà nhìn ra biển Dông để cùng phồn vinh với Việt Nam ta. Họ Đỗ và quê hương La Ngạn vẫn nhớ anh Rừa. Các em nhỏ học sinh trường tiểu học Đỗ Huy Rừa ở Nam bộ vẫn tự hào về anh và còn hát vang mãi bài ca Tiểu đoàn 307.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ DÒNG HỌ HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC. (Trang 76 - 83)