ANH LINH THẦN NỮ

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ DÒNG HỌ HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC. (Trang 102 - 106)

1685, con trai làĐỗ Công Đĩnh đỗ Hội nguyên năm 1760 Một số người đỗ cao như Đỗ Huy Kỳ đỗ Đình nguyên

ANH LINH THẦN NỮ

Đỗ Thị Mỹ Mai

Sinh ngày 10 tháng Giêng năm Đinh Mão (1507) bà là con cụ tiến sỹ Đỗ Túc Khang. Cuối Triều Lê sang đầu nhà Mạc,

tháng 10 năm Đinh Hợi (1527) ở vùng Thái Nguyên như Phổ Yên - Đồng Hỷ - Bình Tuyên ... giặc giã nổi lên cướp bóc, dân lành đau thương khổ sở.

Trước bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, cụ Đỗ Túc Khang là quan triều đình phụ trách vùng Thái Nguyên. Cụ thấy con gái út là Đỗ Thị Mỹ Mai có tài năng, võ nghệ cao cường, dâng tấu với

Vua, xin cho con mình đi dẹp giặc thay cha, được Vua chấp thuận.

Với bản lĩnh trí dũng, Đỗ Thị Mỹ Mai đã đóng giả tướng nam nhi cầm quân đi dẹp giặc. Quân của bà tiến đánh đến đâu

được đấy. Giặc kinh hồn khiếp sợ. Nhiều vùng dân được yên ổn, cuộc sống trở lại bình yên.

Ít lâu sau, bọn giặc lại quấy nhiễu. Trong một trận giao tranh, không may gió thổi mạnh, hở giải yếm đào. Bọn địch phát hiện tướng là đàn bà, nên giặc dùng đội quân trần truồng để giao chiến, với bà. Vì bà là gái chưa chồng, nên e thẹn, không thèm trạm trán với lũ quỷ mặt người, bà đã cho quân sỹ rút về. Trên đường hành hương, với lòng căm thù phẫn uất, khi đến sông Trấn Giang (nay là sông Cà Lồ) bà gieo mình

xuống dòng sông trong xanh, đúng vào ngày mồng 8 tháng 6 năm Mậu Tý (1528) lúc đấy bà ở tuổi 21.

Đến năm Duy Tân thứ 5 (1911) vua Duy Tân đã sắc phong bà

Đỗ Thị Mỹ Mai là "Diễm Bình Công Chúa". Các vùng từ

Trung Dã, Phúc Yên đến Thái Nguyên đều lập đền thờ bà Đỗ

Thị Mỹ Mai, dân cả vùng tôn lên "Anh linh Thần Nữ"được

UBND tỉnh Thái Nguyên cấp bằng "Di tích lịch sử văn hoá" số 1774 ngày 12 tháng 11 năm 2004 tại thờ Tiến sỹ Đỗ Túc Khang trên hoành phi có ghi "NỮ TƯỚNG NHẤT NHÂN".

Đỗ Ngọc Du

(1907 - 1938 )

Đỗ Ngọc Du khi tham gia hoạt động cách mạng lấy bí danh là Phiếm Chu. Ông sinh ngày 20/12/1907 ở thành phố Hải

Dương, nơi cha là Đỗ Ngọc Tiên làm thư ký Sở Giao thông công chính ở đây. Mẹ là bà Nguyễn Thị Quán làm nghề buôn bán nhỏ. Còn quê gốc ở làng Tó tức làng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông.

Từ năm 1919 đến năm 1923, Đỗ Ngọc Du học tiểu học Pháp Việt ở Hải Dương. Năm học 1923- 1924 trúng tuyển được vào trường Trung học Bảo Hộ, thường gọi là trường Bưởi. Tại đây ông giao du với nhiều bạn học có tinh thần dân tộc, yêu nước, giàu chí tiến thủ như Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Tường Loan, Đỗ Đình Thọ, Vũ Ngọc Kim... Nhân vụ học sinh trường này sôi nổi tham gia phong trào để tang Phan Chu Trinh nên Đỗ Ngọc Du cũng bị đuổi học. Năm 1926, Đỗ Ngọc Du cùng Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân tức Kim Tôn, Nguyễn Đức Căn được giới thiệu sang Quảng Châu theo học lớp đào tạo cán bộ cách mạng do Nguyễn ái Quốc mở. Sau khi học hết khoá đào tạo, Đỗ Ngọc Du và Nguyễn Văn Quảng được cử về nước xây dựng tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Hải Phòng. Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Hiển, Trần Thị Phụng... là những hội viên lớp đầu do hai người tuyên truyền và kết nạp. Năm 1927 Đỗ Ngọc Du vào Đà Lạt thăm người anh ruột là Đỗ Ngọc Thiệp đang làm ăn ở đây. Lợi dụng cơ hội, Đỗ Ngọc Du đã tuyên truyền cách mạng trong học sinh. Năm 1928, Kỳ bộ Bắc Kỳ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thành lập; tháng 2/1929,

Đỗ Ngọc Du được điều về Hà nội .

Tháng 3/1929, ông cùng một số đồng chí họp tại nhà số 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ) quyết định thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở trong nước để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Tiếp đó, ngày 17/6/1930, Đỗ Ngọc Du lại tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương tại số nhà 312 phố Khâm Thiên. Tại hội nghị, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương lâm thời, phụ trách Ban Giao thông và Ban tài chính của Đảng, trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Ông đã triển khai công tác củng cố phát triển cơ sở cách mạng ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Vùng mỏ... cơ sở Ban giao thông, Ban tài chính của Đảng đặt tại Hải Phòng. Ông được bà chị dâu cả - vợ ông Đỗ Ngọc Thiệp, cho tiền mở xưởng ô tô ở Hà Nội làm nơi liên lạc và kinh doanh lấy tiền cho hoạt động của Đảng. Cuối tháng 10/1929, Đảng điều Đỗ Ngọc Du sang Hồng Công, Thượng Hải công tác bên cạnh Nguyễn ái Quốc, phụ trách việc tuyên truyền giác ngộ binh lính người Việt, cùng

Nguyễn Lương Bằng xuất bản tờ 'Hồng Quân' và tờ 'Kèn gọi lính' bằng tiếng Pháp.

Tháng 6/1931, Đỗ Ngọc Du bị bắt ở Thượng Hải, giải về Sài Gòn, rồi đưa ra giam ở nhà tù Hoả Lò. Toà án Hải Dương kết án đầy lên Sơn La, cuối năm 1933 đầy ra Côn Đảo. Năm

1936 chính quyền đô hộ phải ân xá, nhưng bắt quản thúc ở Hà Nội. Hậu quả của tra tấn và chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc khiến Đỗ Ngọc Du mắc bệnh lao phổi, qua đời ngày

12/1/1938.

Vợ ông lê thị Chắt, con một gia đình khá giả ở Hà Nội, được ông giác ngộ đã trở thành đồng chí và vượt qua mọi thành kiến đương thời, tuy đang học Thành Chung, quyết thôi học, cùng với người yêu đi hoạt động cách mạng, mặc dù bị người cha ruồng bỏ về chuyện này. Những năm 1928, 1929, Lê Thị Chắt phụ trách cơ sở ấn loát của Kỳ bộ Thanh niên cách

mạng đồng chí Hội đặt ở Hạ Lý rồi chuyển về phố Bonnan Hải Phòng. Mặc dù bọn mật thám cảnh sát rình rập, khám xét ngặt nghèo, tài chính của đoàn thể vô cùng khó khăn, đời sống cơ cực, nhưng Lê thị Chắt đã cùng các nữ đồng chí của mình như chị Thảo , chị Thọ và Vũ Thiện Chân vượt mọi khó khăn nguy hiểm, in ấn, phát hành kịp thời tài liệu tuyên

truyền huấn luyện của đoàn thể, tờ báo Búa liềm...

Sau Lê Thị Chắt chuyển sang làm công tác ở Ban tài chính của Trung ương Đảng đặt tại Hải Phòng. Do có sự phản bội của Nghiêm Thượng Biền, tối hôm 20/4/1931 Lê Thị Chắt bị bắt cùng với 35 chiến sĩ Cộng sản: Trần Văn Lan, Trịnh Đình Cửu, Lê Duẩn, Trần Văn Mạc, Vũ Tự...

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ DÒNG HỌ HỌ ĐỖ VIỆT NAM: NGUỒN GỐC VÀ CÁC CÔNG LAO CỦA DANH NHÂN HỌ ĐỖ TRONG LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC. (Trang 102 - 106)