Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội (Trang 29)

Dùng toán xác suất thống kê để xử lý số liệu trên máy vi tính theo

chương trình Microsolf Excel.

* Tính giá trị trung bình X = n Xi n i  1 X : Giá trị trung bình

Xi: Giá trị thứ i của đại lượng X

N : Số mẫu nghiên cứu * Độ lệch chuẩn (SD) SD = 1 ) ( 1 2     n X Xi n i (n < 30) SD = n X Xi n i    1 2 ) ( (n ≥ 30)

Xi - X : Độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình n : Số mẫu nghiên cứu

Chương 3. kết quả nghiên cứu

3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy

Chiều cao đứng là một chỉ số quan trọng biểu thị tình trạng sức khoẻ của một cơ thể, chỉ số này liên quan chặt chẽ với các chỉ số khác như trọng lượng, nhịp tim, vòng ngực…Qua nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 9 cho thấy kết quả cụ thể như sau:

3.1.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số chiều cao đứng của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội.

Đơn vị: cm Tuổi Chiều cao đứng (cm) Nam (1) Nữ (2) X 1 - X 2 N X ± SD n X ± SD 15 50 162.64 ± 5.44 54 155.74 ± 4.92 6.9 p (1 – 2) < 0.05

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy: Chỉ số chiều cao trung bình của học sinh nam lớp 9 là 162.64 ± 5.436 cm và học sinh nữ là 155.74 ± 4.92 cm. Chiều cao đứng của học sinh nam cao hơn chiều cao đứng của học sinh nữ là 6.9 cm. Sự chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê.

3.1.2. So sánh chiều cao trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với các công trình nghiên cứu khác

Bảng 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của học sinh khối lớp 9

trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với các công trình nghiên cứu khác Đơn vị: cm

Công trình nghiên cứu khác Nam Nữ

X ± SD X ± SD HSSH – 1975 159.00 ± 5.00 149.00 ± 4.00 HS THCS Lê Hồng Phong 159.13 ± 7.53 153.22 ± 5.45 HS THCS Gia Thụy 162.64 ± 5.44 155.74 ± 4.92 Sự chênh lệch về chiều cao đứng trung bình được thể hiện trong biểu đồ sau: 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 HSSH - 1975 HS THCS Lê Hồng Phong

HSGT Công trình nghiên cứu cm

Nam Nữ

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về chiều cao đứng trung bình giữa học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

3.2. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy trường THCS Gia Thụy

Cũng như chiều cao, trọng lượng là một trong các chỉ tiêu biểu thị tình trạng sức khoẻ của một cơ thể, trọng lượng có liên quan đến chỉ số chiều cao đứng, nhiều nghiên cứu cho thấy hai chỉ số này thường tỉ lệ thuận với nhau trong quá trình tăng trưởng của cơ thể. Qua nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 9 trường THCS Gia Thụy cho kết quả như sau:

3.2.1. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy

Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu về chỉ số trọng lượng của học sinh khối

lớp 9 trừng THCS Gia Thụy Đơn vị: kg Tuổi Cân nặng (kg) Nam Nữ X 1 - X 2 n X ± SD n X ± SD 15 50 54 ± 9.01 54 46.52 ± 6.70 7.48 p (1 – 2) < 0.05

Các số liệu thống kê trong bảng 3.3 cho thấy chỉ số trọng lượng trung bình có sự chênh lệch giữa học sinh nam và nữ trong cùng lớp tuổi. Học sinh nam có trọng lượng trng bình là 54 ± 9.01 kg, học sinh nữ có trọng lượng trung bình là 46.52 ± 6.70 kg. Trọng lượng trung bình của học sinh nam cao hơn học sinh nữ là 7.48 kg có ý nghĩa thống kê.

3.2.2. So sánh trọng lượng cơ thể trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Bảng 3.4. So sánh trọng lượng trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Đơn vị: kg

Sự chênh lệch về trọng lượng trung bình được thể hiện qua biểu đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 10 20 30 40 50 60 HSSH - 1975 HS THCS Lê Hồng Phong

HS GT Công trình nghiên cứu Kg

Nam Nữ

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức chênh lệch về trọng lượng trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Công trình nghiên cứu

Nam Nữ

X ± SD X ± SD

HSSH - 1975 45.00 ± 4.00 43.00 ± 4.00 HS THCS Lê Hồng Phong 45.18 ± 7.76 43.16 ± 6.34 HS THCS Gia Thụy 54 ± 9.01 46.52 ± 6.70

3.3. Kết quả nghiên cứu về vòng ngực trung bình của học sinh

3.3.1. Kết quả khảo sát vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Đơn vị: cm

Kết quả bảng 3.5 cho thấy vòng ngực trung bình của học sinh nam lớp 9 trường THCS Gia Thụy là 80.03 ± 4.12 cm, còn ở học sinh nữ là 74.56 ± 4.31cm. Như vậy, vòng ngực trung bình của học sinh nam là cao hơn học sinh nữ là 5.47 cm. Có ý nghĩa thống kê.

3.3.2. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X 1 - X 2 n X ± SD n X± SD 15 50 80.03 ± 4.12 54 74.56 ± 4.31 5.47 P(1 – 2) < 0.05

Bảng 3.6. So sánh vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường

THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Đơn vị: cm

Sự chênh lệch về vòng ngực trung bình được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 HSSH - 1975 HS THCS Lê Hồng Phong

HS GT Công trình nghiên cứu cm

nam nữ

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức chênh lệch về vòng ngực trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Công trình nghiên cứu Nam Nữ

X ± SD X ± SD

HSSH - 1975 76.00 ± 4.00 73.00 ± 4.00 HS THCS Lê Hồng Phong 76.51 ± 5.76 76.53 ± 7.37 HS THCS Gia Thụy 80.03 ± 4.12 74.56 ± 4.31

3.4. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh

3.4.1. Chỉ số BMI của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Kg/m2

Bảng 3.7 cho thấy kết quả BMI trung bình ở học sinh nam là 18.87 ± 2.47 còn ở học sinh nữ là 19.16 ± 1.72. Như vậy, BMI đều nằm trong mức bình thường.

3.4.2. So sánh chỉ số BMI của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với kết quả của một số nghiên cứu khác

Bảng 3.8. So sánh chỉ số BMI của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Đơn vị: Kg/m2

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X 1 - X 2

n X ± SD n X± SD

15 50 18.87 ± 2.47 54 19.16 ± 1.72 - 0.29 P (1 -2) > 0.05

Công trình nghiên cứu

Nam Nữ

X ± SD X ± SD

HSSH - 1975 - -

HS THCS Lê Hồng Phong 17.79 ± 2.46 18.38 ± 2.78 HS THCS Gia Thụy 18.87 ± 2.47 19.16 ± 1.72

So sánh với các công trình nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy kết quả thu được là tương đương. Sự chênh lệch là không đáng kể. Điều này thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:

0 5 10 15 20 25 HS THCS Lê Hồng Phong HS GT

Công trình nghiên cứu BMI

nam nữ

Hình 3.4. Mức chênh lệch BMI của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

3.5. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet

3.5.1. Chỉ số Pignet của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội.

Tuổi Nam Nữ

n X ± SD n X ± SD

Qua bảng 3.9 ta thấy chỉ số Pignet của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội là 28.62 ± 4.07 đối với nam và 34.66 ± 5.11 đối với nữ. Kết quả này cho thấy chỉ số Pignet của nam nằm trong giới hạn trung bình còn đối với nữ lại nằm trong giới hạn yếu.

3.5.2. So sánh chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với kết quả của một số công trình nghiên cứu khác

Bảng 3.10. So sánh chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

Qua bảng trên ta thấy chỉ số Pignet của nam giới phản ánh trạng thái thể lực ở mức trung bình, trong đó học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội là cho kết quả tốt hơn cả. Đối với nữ kết quả của chúng tôi so sánh với các nghiên cứu khác đều cho thấy thể lực của nữ ở mức yếu.

Ta có biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về chỉ số Pignet giữa học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với các nghiên cứu khác như sau:

Công trình nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam Nữ

X ± SD X ± SD

HSSH - 1975 - -

HS THCS Lê Hồng Phong 37.44 ± 10.96 33.58 ± 11.91 HS THCS Gia Thụy 28.61 ± 4.07 34.66 ± 5.11

0 5 10 15 20 25 30 35 40 HS THCS Lê Hồng Phong

HS GT Công trình nghiên cứu Pignet

Nam Nữ

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về chỉ số Pignet của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội với một số nghiên cứu khác

3.6. Kết quả nghiên cứu về trạng thái stress – lo âu của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Bảng 3.11. Trạng thái stress – lo âu ở thời điểm hiện tại của học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Đơn vị: %

Trạng thái Nam Nữ Chung

Stress – lo âu mức độ thấp 41.35 45.71 87.06 Stress – lo âu mức độ vừa 5.77 3.85 9.62 Stress – lo âu mức độ cao 1.96 1.36 3.32 Có xu hướng bệnh lý 0 0 0

So sánh về giới thì học sinh nam có biểu hiện lo âu nhiều hơn các học sinh nữ. ở mức độ stress – lo âu thấp, học sinh nam chiếm 41.35%, học sinh nữ chiếm 45.71%. ở mức stress – lo âu vừa, học sinh nam chiếm 5.77%, học sinh nữ chiếm 3.85%. ở mức stress – lo âu cao học sinh nam chiếm 1.96% và học sinh nữ chiếm 1.36%. Không có học sinh nào có xu hướng bệnh lý.

Về trạng thái stress hiện tại chung ở mức độ thấp là 87.06%, ở mức stress – lo âu vừa là 9.62%, ở mức stress – lo âu cao là 3.32%, không có học sinh nào có xu hướng bệnh lý.

Bảng 3.12. Trạng thái stress – lo âu thường xuyên của học sinh khối lớp

9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

Đơn vị: %

Trạng thái Nam Nữ Chung

Stress – lo âu mức độ thấp 3.85 5.77 9.62 Stress – lo âu mức độ vừa 43.27 42.79 86.06 Stress – lo âu mức độ cao 2.88 1.44 4.32 Có xu hướng bệnh lý 0 0 0

Qua bảng trên ta thấy: ở stress – lo âu mức độ thấp số học sinh nam (3.85%) chiếm tỷ lệ thấp hơn so với học sinh nữ (5.77%). ở mức stress – lo âu vừa học sinh nam chiếm tỷ lệ 43.27%, học sinh nữ là 42.79%. ở mức stress – lo âu cao học sinh nam chiếm tỷ lệ 2.88%, học sinh nữ là 1.44%. Không có học sinh nào có biểu hiện bệnh lý.

Kết quả trạng thái stress thường xuyên chung: ở mức stress – lo âu thấp là 9.62%, ở mức stress – lo âu vừa là 86.06%, ở mức stress – lo âu cao 4.32%, không có học sinh nào có biểu hiện bệnh lý.

Chương 4. Bàn luận

4.1. Về một số chỉ số hình thái - thể lực học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội

4.1.1.Về chiều cao đứng

Chiều cao đứng được coi là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá thể lực của con người [2], [16]. Theo Nguyễn Quang Quyền [16], trong giai đoạn 16 – 25 tuổi, trung bình mỗi năm chiều cao chỉ tăng thêm được 1 – 2.5 cm . Theo Nguyễn Kỳ Anh và cs [2], thanh niên Việt Nam lớp tuổi 14 – 18 ở nữ và 16 – 18 ở nam lớn chậm hơn so với các lớp tuổi trước đó.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nam và nữ khối 9 trường THCS Gia Thụy lần lượt là: 162.64 ± 5.44 cm và 155.74 ± 4.92 cm. Chiều cao đứng của học sinh nam cao hơn học sinh nữ là 6.9 cm.

So sánh với các nghiên cứu: HSSH – 1975, HS THCS Lê Hồng Phong chúng tôi thấy kết quả chúng tôi thu được là là cao hơn so với các kết quả nghiên cứu đó. Điều này có thể giải thích như sau:

- Kết quả chiều cao đứng trung bình học sinh THCS Gia Thụy cao hơn so với HSSH – 1975 là do từ năm 1975 đến nay kinh tế Việt Nam đã phát triển hơn đồng thời với nó là mức sống được nâng cao. Các em học sinh được sống trong điều kiện tốt hơn, nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng cao hơn…

- Giữa học sinh THCS Gia Thụy và HS THCS Lê Hồng Phong cũng có sự chênh lệch về chiều cao trung bình là do hai trường này thuộc hai địa bàn khác nhau. Trường THCS Gia Thụy thuộc Hà Nội – trung tâm kinh tế – xã hội của Việt Nam, còn trường THCS Lê Hồng Phong thuộc thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, giữa hai địa bàn này ít nhiều có sự chênh lệch về mức sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.Về cân nặng

Cũng như chiều cao, cân nặng là chỉ số rất có ý nghĩa trong việc đánh giá thể lực của con người [16]. So sánh với kết quả nghiên cứu HSSH – 1975 chúng tôi thấy có sự chênh lệch khá lớn. Học sinh nam và nữ khối 9 trường

THCS Gia Thụy – Hà Nội có cân nặng trung bình là: 54 ± 9.01kg và 46.52 ± 6.70kg. Cao hơn so với HSSH – 1975 là 9 và 3.52. Như vậy, chỉ số này có khuynh hướng tăng dần theo thời gian.

So sánh với trọng lượng trung bình của học sinh khối lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong cũng có sự chênh lệch đáng kể. Điều này có thể giải thích tương tự như sự chênh lệch về chiều cao đứng

4.1.3.Vòng ngực trung bình

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vòng ngực trung bình của học sinh nam là 80.03 ± 4.12 còn của học sinh nữ là 74.56 ± 4.31. VNTB của học sinh nam cao hơn học sinh nữ là 5.47.

So sánh với các công trình nghiên cứu khác chúng tôi thấy rằng VNTB của nam thường cao hơn so với nữ trong cùng lớp tuổi..

4.1.4.BMI

BMI của học sinh nam là 18.87 ± 2.47 và học sinh nữ là 19.16 ± 1.72. Đều nằm trong giới hạn bình thường. Do sự chênh lệch về chiều cao và cân nặng giữa học sinh nam và nữ nên BMI giữa học sinh nam và nữ cũng có sự chênh lệch.

So sánh với BMI của học sinh trường THCS Lê Hồng Phong chúng tôi thấy rằng, học sinh nam và nữ khối lớp 9 có BMI lần lượt là 17.79 ± 2.46 và 18.38 ± 2.78 đều ở CED độ I tức là thiếu cân độ I. Điều này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch giữa các địa bàn khác nhau.

4.1.5.Chỉ số Pignet

Chỉ số Pignet của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy là 28.61 ± 4.07

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội (Trang 29)