Chỉ số Pignet

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội (Trang 43)

Chỉ số Pignet của học sinh khối 9 trường THCS Gia Thụy là 28.61 ± 4.07 đối với học sinh nam và 34.66 ± 5.11 đối với nữ. Có sự chênh lệch về chỉ số Pignet giữa học sinh nam và học sinh nữ.

So sánh với học sinh khối lớp 9 trường THCS Lê Hồng Phong thì học sinh khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy có chỉ số Pignet là tốt hơn.

4.2. Trạng thái stress – lo âu của học sinh khối 9 trường THCS Gia thụy – Hà Nội

Qua các kết quả thu được chúng tôi nhận thấy các em cũng đã có những biểu hiện của stress – lo âu ở mức thấp. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính gây ra stress – lo âu cho các em chính là áp lực về cường độ học tập và kết quả thi tốt nghiệp THCS và chuyển cấp. Hơn nữa, ở lứa tuổi này tâm sinh lý của các em chưa được ổn định dễ bị ngoại cảnh tác động. Với các em nam, đây là giai đoạn mà đa số các em mới bước vào dậy thì, các em không tránh khỏi những hoang mang về những thay đổi diễn ra trong cơ thể nhất là đối với những em không được trang bị kiến thức về giới tính do các thầy cô giáo và bố mẹ đều né tránh đề cập đến những vấn đề nhạy cảm này. Chính vì vậy, các em nam có biểu hiện lo âu hơn các em nữ (đa số các em nữ đã bước qua giai đoạn dậy thì vì nữ giới có tuổi dậy thì sớm hơn nam giới, các em đã thích nghi, hiểu biết hơn).

Những đánh giá trên đây chủ yếu dựa vào tâm lý giới tính và lứa tuổi. Vì chưa có thời gian đi sâu tìm hiểu mà mới chỉ điều tra ở 104 học sinh lớp 9, nên chúng tôi chưa bàn đến những yếu tố khác gây ra stress – lo âu cho các em.

Để giảm thiểu tình trạng stress – lo âu ở học sinh cần có sự hỗ trợ của gia đình, các cấp các ngành và toàn xã hội trong việc chăm sóc, dậy dỗ các em.

Kết luận

Qua kết quả và bàn luận, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Trong giai đoạn dậy thì, các em có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, cân nặng, VNTB và dần ổn định.

- Về chiều cao: Học sinh nam: 162.64 ± 5.44 cm. Học sinh nữ: 155.74 ± 4.92 cm. Chiều cao đứng của học sinh nam khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy cao hơn học sinh nữ là 6.9 cm. Có ý nghĩa thống kê.

- Về cân nặng: Học sinh nam và nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội có cân nặng trung bình là: 54 ± 9.01kg và 46.52 ± 6.70kg. Cân nặng học sinh nam cao hơn học sinh nữ là 7.48kg. Có ý nghĩa thống kê.

- Về VNTB: Học sinh nam: 80.03 ± 4.12 cm, học sinh nữ : 74.56 ± 4.31cm. Vòng ngực trung bình của học sinh nam khối lớp 9 trường THCs Gia Thụy là cao hơn học sinh nữ là 5.47 cm (p(1 – 2) < 0.05)

2. Về chỉ số Pignet, BMI học sinh khối lớp 9 trường THCs Gia Thụy đều nằm trong khoảng bình thường cho thấy các em được sống và học tập trong điều kiện khá tốt, có chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất hợp lý.

3. Về trạng thái stress của học sinh nam và nữ khối lớp 9 trường THCS Gia Thụy – Hà Nội.

- Trạng thái stress – lo âu hiện tại chung: + Lo âu mức độ thấp: 87.06%

+ Lo âu mức độ vừa: 9.62% + Lo âu mức độ cao: 3.32% + Có xu hướng bệnh lý: 0%

- Trạng thái stress – lo âu thường xuyên chung: + Lo âu mức độ thấp: 9.62 %

+ Lo âu mức độ vừa: 86.06% + Lo âu mức độ cao: 4.32% + Có xu hướng bệnh lý: 0%

Kiến nghị

Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần vào việc nghiên cứu HSSH người Việt Nam. Tuy nhiên, với thời gian ngắn, nghiên cứu trong phạm vi hẹp, số đối tượng nghiên cứu chưa lớn nên chưa rõ nét và toàn diện về chỉ số hình thái cơ bản của học sinh THCS nói chung. Vậy đề nghị tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi rộng và sâu hơn.

Về trạng thái stress – lo âu cần tiếp tục nghiên cứu để mô tả case study (chân dung lâm sàng) để có thể giải thích về những vấn đề đặt ra một cách cụ thể hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn và thuyết phục hơn nữa.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Phương Anh (2005), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực sinh lý của sinh viên truờng đại học sư phạm Hà Nội 2.

2. Nguyễn Kỳ Anh (1998), “ Một số nhận xét về sự phát triển chiều

cao, cân nặng học sinh phổ thông Việt Nam trong những năm qua”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp, Nxb Thể dục thể thao, Hà Nội, tr.184 – 187.

3. Trần Văn Dần và cs, “Các chỉ tiêu hình thái ở trẻ em lứa tuổi học

sinh”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam,

Nxb Y học, Hà Nội, 1996, tr. 26 – 29.

4. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “ Một số vấn đề chung về

phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học người”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội,

Tr. 13 – 16. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Thẩm Thị Hoàng Điệp, “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội”, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Y dược, Trường Đại Học Y khoa Hà Nội, 1992.

6. Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Huy Khụi và cs “Một số nhận xét về phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 - 55 tuổi”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr 68.

7. Lê Thanh Hà (2005), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực sinh lí của học sinh trung học phổ thông huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

8. Đinh Thị Hải, Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của hoc sing trường THCS Lê Hồng Phong, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án

9. Nguyễn Mộng Hùng (1993), Bài giảng sinh học phát triển, Nxb

Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội.

10.Mai Văn Hưng (2002), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án

tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

11.Nguyễn Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan, Trần Liên Minh và cộng sự (1979), “Một số đặc điểm về thể lực của sinh viên thành phố HCM, 1979”.

Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb

Y học, Hà Nội, tr. 72 - 74.

12.Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, tr. 401 – 433.

13.Nguyễn Thị Lan (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lý tuổi dậy thì của các em gái, trai thuộc một số dân tộc ít người tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

14. Nguyễn Thanh Liêm và cs (1998), “ Tình hình thể chất sinh viên

đầu vào của trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp, Nxb Thể dục thể

thao, Hà Nội, Tr. 137 – 139.

15. Đào Mai Luyến (2001), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của người Êđê và người Kinh định cư ở Đắc Lắc, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện

Quân y Hà Nội.

16.Nguyễn Thị Hằng Phương, “ Sử dụng thang lo âu Zung để tìm hiểu

thực trạng lo âu ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Xã hội và Nhân văn.

17. Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh (1997), “ Nghiên cứu sự tăng

trưởng tầm vóc thể lực ở người trưởng thành”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX 07 – 07, Hà Nội, Tr. 37 – 66.

18. Mai Văn Thìn (1991), Đặc điểm hình thái – thể lực của các dân tộc Êđê, Bana, Xơđăng, Mơnông ở Tây Nguyên. Đặc điểm hình thái – thể lực của các dân tộc Êđê, Bana, Xơđăng, Mơnong ở Tây Nguyên, Luận án phó tiến sĩ Y

học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

19. Lê Nam Trà và cs (1995), “ Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam”, Đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khỏe, Đề tài KX 07 – 07, Hà Nội, Tr. 59 –

63.

20. Lê Nam Trà, Trần Đình Long (1997), “ Tăng trưởng ở trẻ em”, Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam, Đề tài KX 07 – 07, Hà Nội, Tr. 6 –

36.

21.Lê Ngọc Trọng, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2002), Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y học.

22. Nguyễn Tấn Gi Trọng, Vũ Triệu An, Trần Thị Ân và cs (1975),

Hằng số sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Yên (2003), Sinh học người, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, tr. 69 - 74.

Phụ lục

Phiếu tự đánh giá ( Thang lo âu Spielberger)

Phần I

Anh, chị lần lượt đọc những câu dưới đây và đánh dấu vào phương án trả lời mà anh, chị cho rằng thể hiện đúng nhất tâm trạng của mình tại thời điểm hiện tại. Không cần phải suy nghĩ rằng mình trả lời đúng hay sai, mà hãy trả lời theo ý đầu tiên xuất hiện trong đầu.

STT Trạng thái tâm lý Mức độ Không có Hình như có Có Có rất rõ 1. Đang bình tĩnh 2. Cảm thấy an toàn 3. Đang căng thẳng

4. Đang cảm thấy thương tiếc, xót xa 5. Đang cảm thấy thoải mái

6. Cảm thấy buồn

7. Đang lo về những thất bại có thể đến 8. Cảm thấy đã được nghỉ ngơi thoải

9. Đang lo lắng

10. Cảm thấy mãn nguyện, dễ chịu 11. Cảm thấy tự tin

12. Đang mất bình tĩnh 13. Cảm thấy bồn chồn

14. Cảm thấy đứng ngồi khồng yên 15. Cảm thấy tự nhiên, không bị căng

thẳng

16. Cảm thấy hài lòng 17. Cảm thấy băn khoăn 18. Cảm thấy bị kích thích

19 Cảm thấy vui vẻ 20. Cảm thấy dễ chịu

Phần II

Anh, chị hãy đọc lần lượt những câu dưới đây và đánh dấu vào phương án trả lời mà anh, chi cho rằng thể hiện đúng nhất tâm trạng thường xuyên có của mình trong thời gian vừa qua. Không cần phải suy nghĩ rằng mình trả lời đúng hay sai, mà hãy trả lời theo ý đầu tiên xuất hiện trong đầu.

S TT Trạng thái tâm lý Mức độ Hầu như không có Đôi lúc có Thường xuyên có Hầu như liên tục 21. Cảm thấy hài lòng 22. Thường dễ bị mệt mỏi 23. Dễ khóc

24. Muốn được hạnh phúc như những người khác 25. Gặp thất bại vì quyết định chậm. 26. Cảm thấy tỉnh táo 27. Bình tĩnh và tập trung chú ý 28. Lo lắng về những khó khăn có thể đến

29. Quá lo nghĩ về những chuyện lặt vặt

30. Hoàn toàn hạnh phúc

31. Quyết định mọi việc thiên về tình cảm

32. Thiếu tự tin 33. Cảm thấy an toàn

34. Có tính đến tình huống khó khăn, phức tạp

35. Cảm thấy u sầu, buồn chán 36. Cảm thấy hài lòng 37. Lo lắng về những chuyện tầm phào, nhỏ nhặt 38. Bị thất vọng, dằn vặt rất nhièu 39. Cảm thấy cân bằng và bình tĩnh 40. Cảm thấy rất lo lắng khi nghĩ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tới công việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thể lực và trạng thái stress của học sinh khối lớp 9 trường THCS gia thuỵ hà nội (Trang 43)