1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu Hi Doãn, thuộc dòng dõi Ngô Thì, quê Hà Nội.
- Tài năng về nhiều mặt: văn chương, chính trị, ngoại giao, quân sự, … - 1788 Lê- Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực.
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Thể chiếu (chiếu chỉ, chiếu thư, chiếu mệnh,...)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài chiếu do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
c. Bố cục: ba phần:
- Phần 1: từ đầu đến “người hiền vậy.” -> mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Phần 2: từ “Trước đây…của trẫm hay sao?” -> cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu của đất nước.
- Phần 3: còn lại -> con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
II. ĐỌC – HIỂU:
1. NỘI DUNG:
1.1 Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
- Người hiền có vị trí, vai trò rất quan trọng, cần thiết cho việc trị nước của nhà vua.
- Người hiền phải hướng về thiên tử và do thiên tử sử dụng để cùng vua xây dựng đất nước thì mới bộc lộ hết tài năng, tâm đức .
-> Quy luật xử thế của người hiền.
* Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, rõ ràng bằng cách : - Dẫn lời của Khổng Tử.
- Dùng hình thức so sánh, khẳng định và phủ định. -> người hiền phải phò vua để giúp nước, giúp dân.
* Tiểu kết: Lời mở đầu trang trọng, có ấn tượng và tác động mạnh đến người nghe (sĩ phu Bắc Hà).
1. 2 Cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà và thái độ cầu hiền, tấm lòng vìnước của vua Quang Trung nước của vua Quang Trung
a. Cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà - Bỏ đi ở ẩn.
- Giữ mình im lặng.
- Làm việc cầm chừng.
-> Dè dặt, chưa hợp tác với Tây Sơn, chưa nhiệt tình phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.
* Nghệ thuật:
- Dẫn sự việc từ sách thánh hiền. - Dùng ẩn dụ, nói tránh.
-> Lời lẽ tế nhị, chân tình, phù hợp với đối tượng.
b. Thái độ cầu hiền và tấm lòng vì nước của vua Quang Trung
- Thái độ cầu hiền: rất thành tâm, khiêm nhường Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi… -> tha thiết mong chờ người hiền.
- Tấm lòng vì nước: luôn lo lắng, trăn trở cho vận nước. Vì thực trạng : + Nước nhà còn non trẻ.
+ Kỉ cương triều chính chưa ổn định. + Biên ải chưa yên.
+ Nhân dân chưa lại sức. + Lòng người chưa thuận.
Thẳng thắn tự nhận những bất cập của triểu đại mới, khéo léo nêu nhu cầu của đất nước.
* Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, đầy tính thuyết phục. - Vận dụng linh hoạt câu hỏi tu từ.
-> tác động tích cực đến đối tượng.
* Tiểu kết: lời lẽ mềm mỏng, chân thành, tha thiết, thấu tình đạt lý khiến người nghe tâm phục, khẩu phục.
1. 3 Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
- Cách tiến cử đa dạng :
+ Người hiền được dâng sớ tâu bày việc nước. + Các quan được phép tiến cử .
+ Tự tiến cử.
-> Rộng mở, dân chủ, tiến bộ.
- Động viên, khích lệ, mời gọi khẩn thiết người hiền ra giúp nước và hưởng phúc lâu bền.
Tiểu kết: Quang Trung- Nguyễn Huệ không chỉ là thiên tài quân sự, nhà lãnh đạo tài ba mà còn là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, đặc biệt là chủ trương cầu hiền đúng đắn.
2. NGHỆ THUẬT :
- Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại);
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lí và tình.
3.Ý NGHĨA VĂN BẢN :
Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước.
III. TỔNG KẾT : SGK