0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO QUẦN CHÚNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 2020 (Trang 43 -48 )

1. Kiến nghị

1.1. Kiến nghị Trung ương

- Đảng và Nhà nước cần có những chủ chương, chính sách đầu tư nguồn kinh phí cho xây dựng các công trình thể thao cấp huyện và cơ sở để phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của các tầng lớp nhân dân.

- Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành. Do vậy Đảng và Nhà nước cần có sự chỉ đạo kiên quyết hơn nữa, sớm đưa các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, Quy hoạch về thể dục, thể thao được triển khai trong thực tiễn.

- Đảng và Nhà nước cần tạo mọi điều kiện hơn nữa trong công tác xã hội hóa về thể dục, thể thao.

1.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Đưa các giải thi đấu thể thao quần chúng toàn quốc tổ chức tại Nam Định tạo động lực phát triển phong trào thể dục, thể thao của tỉnh.

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về công tác thể dục, thể thao.

1.3. Kiến nghị với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh

- Cần phát huy mọi nguồn lực, quan tâm của hơn nữa đến sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh, coi việc phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao là một nhiệm vụ tất yếu, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Cần ban hành những chính sách, cơ chế về vốn đầu tư, thuế, đất đai để làm căn cứ kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực TDTT.

- Cần có những định hướng cơ bản, đầu tư nguồn kinh phí cho sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh.

Phát triển thể dục, thể thao quần chúng là một trong những yêu cầu đang được Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước. Phát triển phong trào thể dục, thể thao một mặt nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt nam đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, phát triển thể dục, thể thao nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân về nâng cao đời sống tinh thần trong thời kỳ mới. Đồng thời phát triển thể dục, thể thao thành tích cao nhằm nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường thể thao khu vực và quốc tế. Phát triển thể dục, thể thao còn là sự hoàn thiện về bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thể dục, thề thao. Phát triển thể dục, thể thao còn là đẩy mạnh công tác quy hoạch đất đai dành cho thể dục, thể thao, đầu tư nguồn kinh phí xây dựng các công trình phục vụ cho nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của quần chúng nhân dân cũng như tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao.

Đề án "Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016- 2020" là một trong những nội dung mang tính cấp thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, về quy hoạch nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam và tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đề án đề cập tới tính cấp thiết của việc xây dựng lộ trình, giải phát phát triển thể dục, thể thao ở một tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Với thời gian thực hiện trong 4 năm từ 2016 đến 2020. Các nội dung được đề án đưa ra để giải quyết được tập trung vào những vấn đề lớn bao gồm: phát triển thể dục thể thao quần chúng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, thông qua mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2020. Đề án được thực hiện dựa trên các căn cứ khoa học, chính trị, pháp lý cơ bản của Đảng, nhà nước về thể dục, thể thao. Bằng phương pháp tổng hợp, đánh giá thực trạng, đưa ra những dự báo trong tương lai để đặt ra mục tiêu và giải pháp

để đề án có tính khả thi cao. Các nội dung trong đề án được xây dựng, góp phần tạo cơ sở lý luận để xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện từng phần trong quá trình phát triển thể dục, thể thao quần chúng của tỉnh.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề án " Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016- 2020" đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết để nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng. Song để phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao quần chúng không chỉ giải quyết một nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao cho mọi người mà đồng thời phải giải quyết cả ba nhiệm vụ đó là phát triển thể thao cho mọi người; hoàn thiện tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, vì ba nhiệm vụ này luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, mật thiết, tương trợ lẫn nhau. Để thực hiện thành công, đề án đã đưa ra sáu nhóm giải pháp.

Xét về mặt tổng thể đề án phát " Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016- 2020" mang ý nghĩa đem lại những lợi ích cho nhân dân của tỉnh Nam Định. Trước hết, việc thực hiện đề án sẽ đem lại hệ thống cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, tăng số lượng CLB, tăng số lượng người dân rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, tăng số gia đình thể thao... qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng phong trào thể dục, thể thao của huyện lên tầm cao mới. Mặt khác, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách thể dục, thể thao, phát triển thể thao thành tích cao sẽ góp phần nâng cao vị thế của phong trào thể dục, thể thao của tỉnh Nam Đinh so với cả nước.

Từ những quan điểm trên, tôi cho thấy đề án " Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016- 2020" là nội dung vừa mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa thiết thực nhằm phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng tỉnh Nam Định nói riêng, của cả nước nói chung, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về thể dục, thể thao trong giai đoạn hiện nay./.

1. Bộ chính trị (2011), Nghị quyết số 08/NQ-TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; 2. Bộ Văn hoá thể thao và du lịch (2011), Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc Người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;

3. Chính phủ (2013), Nghi quyết số 16/NQ-CP của ban hành chương trình hành động thực hiên Nghi quyết số 08 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020;

4. Bộ Văn hoá thể thao và du lịch (2008), Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

5. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định nhiệm kỳ 2015 – 2020;

6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 – 2020;

7. Nguyễn Toàn - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb, TDTT;

8. Vũ Trọng Lợi (2013), Bộ VHTTDL với cuộc vận động " Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" giai đoạn 2012 - 2020,

http://tdtt.gov.vn, trích dẫn ngày 17/12/2013;

9. Phạm Hồng Chương (2014), Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về vị trí, vai trò của Thể dục, thể thao, http://www.upes1.edu.vn, trích dẫn ngày 8/9/2014;

10. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2189/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010, phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

11. Thủ tướng Chính phủ (1996), Chỉ thị về việc xây dựng quy hoạch đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao;

12. Trương Quốc Uyên (2003), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục thể thao, Nxb TDTT.

13. UBND tỉnh Nam Định (2012), Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 04/6/2012 của UBND tỉnh Nam Định “Về việc thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, Thể thao đến năm 2020;

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỂ DỤC, THỂ THAO QUẦN CHÚNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 2020 (Trang 43 -48 )

×