Những giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh nam định giai đoạn 2016 2020 (Trang 28 - 32)

2.4.1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao đăc biệt là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào TDTT theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đưa kế hoạch phát triển thể dục, thể thao là nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của các địa phương, của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực thể dục, thể thao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tạo sự đồng thuận để xây dựng phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức và hiểu biết về nội dung, phương pháp, lợi ích của TDTT, giới thiệu các điển hình về VĐV, các đội thể thao, các gia đình thể thao đến các tầng lớp trên

thông tin đại chúng, vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sông văn hóa”, phong trào xây dựng nông thôn mới để tăng số lượng người tập luyện TDTT.

2.4.2. Công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác TDTT:

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Giáo dục và Đào tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển thể dục, thể thao cho từng giai đoạn tương ứng với các kỳ thi đấu Hội khoẻ Phù Đổng và Đại hội Thể dục Thể thao.

Mở rộng hệ thống thi đấu các giải thể thao phong trào, khuyến khích tạo điều kiện cho các Liên đoàn , Hội tổ chức các giải thi đấu, đa dạng hóa các hình thức thi đấu thể thao để động viên, khuyến khích mọi đối tượng tham gia tập luyện.

Phối hợp chặt chẽ với các Ngành, Đoàn thể tổ chức các giải thể thao cho các đối tượng, lứa tuổi để thu hút ngày càng đông đảo quần chúng tham gia, đặc biệt cần quan tâm tổ chức các giải dành cho người khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ với mục đích chăm no sức khỏe cộng đồng, giúp người khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ có cuộc sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

2.4.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TDTT làm nòng cốt cho cơ sở:

Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án do Đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách Văn hóa - Xã hội làm Trưởng ban, Sở Văn hóa, Thể thào và Du lịch là cơ quan thường trực, các Phòng, Ban, Ngành, Đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc làm thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng mục, từng bước thực hiện đề án.

Thành lập Trung tâm Văn hóa Thể thao cho 3 huyện Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản nhằm hoạt động đồng bộ, phục vụ nhu cầu tập luyện tốt hơn cho nhân dân.

Đổi mới công tác quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp TDTT và các Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố.

Bổ sung cán bộ thể dục, thể thao cho các huyện, thành phố. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về công tác quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thể dục, thể thao để đáp ứng với nhu cầu hội nhập Quốc tế.

Bố trí đủ cán bộ, giáo viên làm công tác TDTT cơ sở và các trường học. Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Đảm bảo số cán bộ, giáo viên đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển phong trào TDTT trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cộng tác viên thể dục, thể thao cấp xã, thôn, tổ dân phố. Đào tạo hướng dẫn viên làm nòng cốt cho phong trào TDTT cơ sở.

2.4.4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi đấu các giải thể dục thể thao quần chúng:

Duy trì và phát triển các hoạt động thể thao dân tộc, giải trí nhân dịp lễ hội, các ngày lễ, tết.

Củng cố và hoàn thiện hệ thống thi đấu các môn thể thao hàng năm từ cơ sở đến tỉnh theo hướng ổn định và đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức theo hướng các đơn vị tham gia các giải là các CLB cơ sở. Hình thành

một hệ thống các Liên đoàn, Hội thể thao từng môn từ cấp tỉnh đến cơ sở và chuyển giao công tác tổ chức các giải thể thao sang các Liên đoàn, Hội.

Tích cực mời các vận đông viên các tỉnh lân cận về tham gia thi đấu các giải tỉnh nhằm tăng cường giao lưu, cọ sát, nâng cao trình độ, với tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Mời các vận động viên có thứ hạng cao của toàn quốc về thi đấu giao lưu, nâng cao trình độ, tạo khí thế đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT.

Tổ chức tốt Đại hội TDTT lần thứ VIII vào năm 2017 – 2018 với chỉ tiêu 100% xã, phường, thị trấn tổ chức đại hội ở cơ sở, 100% huyện, thành phố tổ chức tốt đai hội cấp huyện với sự tham gia 100% của các xã, phường, thị trấn và các ngành. Tổ chức quy mô đại hội cấp tỉnh với quy mô lớn hơn đại hội trước.

2.4.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao:

Có chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, cho thuê đất, mặt bằng để xây dựng các cơ sở dịch vụ thể dục, thể thao.

Tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục, thể thao với những bước đi và lộ trình phù hợp. Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho tập luyện và thi đấu thể thao.

Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư các nguồn lực cho phát triển thể dục thể thao đặc biệt là xã hội hóa một phần trong công tác tổ chức các giải thi đấu truyền thống như giải đua thuyền, giải quần vợt.

2.4.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao:

Cấp tỉnh: Xây dựng Đề án khai thác sử dụng các công trình thể thao do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhằm sử dụng triệt để các công trình

thể thao, tránh lãng phí và tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phục nhân dân và xã hội.

Cấp huyện: Đầu tư xây mới Trung tâm Văn hóa Thể thao cho 3 huyện Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản. Mỗi huyện, thành phố có khu liên hợp thể thao, gồm: 01 sân vận động, 01 nhà thi đấu, 01 bể bơi, sân quần vợt, sân bóng chuyền.

Xã, thị trấn: Mỗi xã, thị trấn có 01 sân vận động, 01 nhà tập luyện, 01 sân bóng, bể bơi. Các phường có nhiều sân cầu lông, bàn bóng bàn, sân bóng đá mini.

Cấp thôn (xóm), tổ dân phố: Có 01 nhà văn hóa, có khu vui chơi giải chí theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới (khoảng 300 – 500m2).

Cấp trường học: Mỗi trường học có 01 sân tập thể dục, thể thao theo tiêu chuẩn quy định.

Các Ngành, các cấp dành quỹ đất cho hoạt động TDTT. Quy hoạch các Trung tâm TDTT các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các khu thể thao thôn xóm theo Đề án phát triển Văn hóa Nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển thể dục, thể thao quần chúng tỉnh nam định giai đoạn 2016 2020 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w