5. Kết cấu luận văn
3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
Hiện nay, thanh niên nước ta có trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, sức khoẻ và tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khát vọng vượt qua đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Số đông thanh niên mong muốn được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam để cống hiến và trưởng thành. Tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kích của thanh niên được nâng cao. Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một
54
lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, do tác động nhiều chiều của đời sống kinh tế - xã hội và xu hướng toàn cầu hóa, thanh niên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của thanh niên hiện nay là vấn đề việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên hiện nay là từ 12% đến 13%; lao động thanh niên chưa qua đào tạo ở thành thị khoảng 44%, ở nông thôn là khoảng trên 70%(3). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản, có năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tình trạng thể lực, tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam thuộc loại thấp so với thanh niên các nước. Những bệnh tật do điều kiện môi trường, do chế độ dinh dưỡng còn nhiều. Đặc biệt, số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên tăng nhanh, 70,6% số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30. Điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh và phát triển thể lực cho thanh niên còn thiếu thốn. Thanh niên có nhu cầu cao để phát triển toàn diện nhưng chưa đủ khả năng để tự đáp ứng được những nhu cầu đó. Sự phân hoá giàu nghèo hạn chế thêm điều kiện phát triển của một bộ phận thanh niên. Thanh niên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo càng ít có điều kiện để tiếp cận với hoạt động giải trí tinh thần, thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ, ngoại ngữ của đa số thanh niên còn thấp. Một bộ phận thanh niên không có hoài bão lớn, thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội; số ít bị sự tác động phản tuyên truyền, kích động của các thế lực thù địch. Một bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, ngại khó khăn, sùng ngoại, coi thường giá trị giải trí dân tộc. Tình trạng vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Hơn 70% số tội phạm hình sự, gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâm là thanh niên, trong đó số vị thành niên ngày càng nhiều. Đây là vấn đề xã hội bức xúc, có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên, đến trật tự an ninh và phát triển kinh tế - xã hội và cần được nhanh chóng khắc phục. Vấn đề bao trùm là chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
55
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, phát huy vai trò làm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII) đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh quốc tế đang có những biến động phức tạp. Trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư, chăm lo để lực lượng thanh niên phát triển, trưởng thành nhanh nhất và cống hiến nhiều nhất cho đất nước.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn, vai trò xung kích của thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội XI của Đảng đã đề ra, cần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
1. Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên.
2. Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoa học - công nghệ cho thanh niên; phát huy tính xung kích của thanh niên trong học tập, rèn luyện, nhanh chóng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ. 3. Chăm lo giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ.
56
4. Nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống giải trí lành mạnh và đẩy lùi tệ nạn xã hội, đẩy lùi tình trạng phạm pháp trong thanh niên.
5. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
6. Nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế của thanh niên, nâng cao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưu quốc tế thanh niên, góp phần bảo vệ củng cố hoà bình, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với thanh niên các nước. Trong thư gửi các bạn thanh niên ngày 17-8-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.Chính vì vậy, quan tâm, chăm lo bồi dưỡng thế hệ thanh niên cũng chính là vun đắp và củng cố cho tương lai vững chắc của dân tộc./.
57
KẾT LUẬN
Sự phát triển của công nghệ thông tin- khoa học tiến bộ trên thế giới cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là tiền đề quan trọng tạo nên mọi sự biến đổi trong đời sống xã hội của người dân. Chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu của con người vì thế cũng tăng theo, đặc biệt là các nhu cầu về đời sống tinh thần. Những quan điểm, những tư tưởng về lối sống hưởng thụ ngày càng được coi trọng. Vì thế thời gian rỗi cũng được con người sử dụng một cách hiệu quả và triệt để nhằm mang lại một chất lượng sống tốt nhất. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên tham gia ngày càng phong phú đa dạng, trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh giúp thanh niên kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hình thành nhân cách tốt, đồng thời giúp thanh niên tránh xa những cạm bẫy của các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống văn hóa đồi truỵ, độc hại, những hành vi lệch chuẩn về những truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tuy nhiên ở mỗi thanh niên đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Từ đó một số loại hình giải trí không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống một bộ phận tầng lớp thanh niên trong xã hội. Qua nghiên cứu ta có thể thấy từ suy nghĩ, hành động, lối sống của một số thanh niên bị lệch chuẩn về những tư tưởng đạo đức của xã hội. Một số hoạt động giải trí còn gây ảnh hưởng đến thời gian, kết quả lao động và học tập của thanh niên.
Từ những ảnh hưởng trên chúng ta cần có những giải pháp nhầm phát huy những tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực từ các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam trong thời gian tới như: Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động giải trí; Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
58
nhà trường và xã hội trong việc giáo dục các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên; Thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Các loại hình giải trí không chỉ ảnh hưởng đến đời sống thanh niên mà nó còn có thể ảnh hưởng đến thiếu nhi, những người lao đông ở các khu công nghiệp... Đặc biệt ta có thể thấy sự ảnh hưởng khác nhau của các loại hình giải trí đến đời sống người dân giửa thành thị và nông thôn. Nếu nghiên cứu sâu những đề tài trên sẽ giúp ta có thể hiểu rõ hơn sự tác động của các hoạt động giải trí đến đới sống con người.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Mai Trần. Chuẩn bị tiến vào Thế kỷ 21 – Cẩm nang Người trẻ vào đời 2.
Nhà xuất bản Thanh Niên, 1999.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,1998.
3. Hồ Sỹ Vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1999.
4. Lê Nhân Tâm. Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ đổi mới. Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2004.
5. Nguyễn Hữu Quang. “Giáo dục nào để Sống trong Thế giới Đô thị hóa”. Chia Sẻ 58 (Thánh 09 năm 2008): 37 – 99.
6. Nguyễn Thái Hợp OP. Để họ Lớn lên. Đức Tin & Văn Hóa, 2007.
7. Nguyễn Thái Hợp OP. Tư duy & Lối sống của người Việt thời Hội nhập. CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình, 2009.
8. Nguyễn Thị Oanh. Thanh niên – Lối sống. Nhà Xuất Bản Trẻ.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Giá trị truyền thống
trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB CTQG, Hà Nội, 2002.
10.Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập, H, Nxb KHXH.
11. Nguyệt Minh. Sống đẹp giữa đời. Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 2004.
12. Sứ điệp ngày Quốc tế Giới Trẻ, năm 2012.
13. http://chungta.com 14. http://dantri.com.vn 15. http://tuoitre.vn 16. http://vietbao.vn