5. Kết cấu luận văn
3.1 Năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động
giải trí
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, có sự thay đổi nhận thức về hệ thống giá trị trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là trong thanh niên. Hiện tượng một bộ phận thanh niên sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, vướng vào những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội và nguy hiểm hơn là sự lệch lạc trong nhận thức về các hoạt động giải trí lành mạnh. Do vậy, vấn đề năng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp về các hoạt động giải trí cho thanh niên là vấn đề hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Một là, tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động giải trí, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực của các loại hình giải trí, các sản phẩm giải trí xấu đến người dân cũng như thanh niên; kịp thời định hướng các giá trị văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho tuổi trẻ; thường xuyên biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp đi cái xấu, lấy cái tích cực để hạn chế đi cái tiêu cực, tạo không gian môi trường giải trí, xã hội lành mạnh để thanh niên học tập, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, trở thành người có ích cho xã hội.
49
- Hai là, tiếp tục xã hội hoá về giải trí, huy động quần chúng vào quá trình xây dựng phát triển các hoạt động giải trí lành mạnh. Thiết nghĩ cần quan tâm tới xây dựng gia đình - tế bào xã hội. Bởi vì gia đình là trường học đầu tiên, là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn; yếu tố gia đình có ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành nhân cách, con người của thanh niên.
- Ba là, quan tâm đầu tư các thiết chế giải trí, nhất là các thiết chế thiết thực, liên quan trực tiếp tới thanh niên như: Nhà văn hoá, trung tâm hoạt động TTN; khôi phục lại các trò chơi dân gian, sân chơi thể thao… tạo điều kiện cho thanh niên có điều kiện được hưởng thụ những thành quả của giải trí để phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất, cũng là yếu tố quan trọng của quá trình xây dựng nguồn nhân lực trẻ phục vụ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh niên
Ảnh hưởng của các hoạt động giải trí lan tỏa sâu rộng đến tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với thanh niên. Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tích cực của giải trí đem lại. Tuy vậy, tác động của văn hóa phương Tây cũng mang theo nó những mặt trái khiến không ít người lo ngại bởi nó không phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Điều này có thể thấy qua sự "cởi mở" trong các mối quan hệ giới tính; qua thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên; qua cách ứng xử với con người và môi trường thiên nhiên, ứng xử của con người với môi trường xã hội... Trên cơ sở đó việc kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục lối sống văn hóa cho thanh niên không chỉ là của cá nhân, của tổ chức hay của xã hội mà là sự kết hợp một cách có hiệu quả của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội.
Đối với gia đình
Định hướng giáo dục các giá trị văn hóa (cách ứng xử, giao tiếp…), đặc biệt là các loại hình giải trí cho các thành viên trong gia đình là một quá trình trực tiếp và lâu dài. Bởi vì gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc. Công việc này phải nhờ tới vai trò to lớn của cha mẹ, ông bà,
50
những người thân trong gia đình trong việc định hình cái đẹp cho các em. Giáo dục trong gia đình không chỉ dừng lại ở việc dạy dỗ các em ngay khi còn nhỏ cách ăn, cách mặc, cách đi đứng, nói năng sao cho có văn hóa, lịch thiệp mà còn bồi dưỡng cho các em những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đó là lòng yêu thương con người, chú trọng những yếu tố truyền thống gia đình như các hình ảnh về sự tôn trọng ông bà, lễ nghĩa, sống chung thủy trước sau, biết quý trọng lao động, biết sống có lý tưởng, biết đem lại hạnh phúc cho mình và cho mọi người... Ý thức về giá trị văn hóa thẩm mỹ của thanh niên được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ nhưng đến giai đoạn trưởng thành lại rất cần có sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ trong việc hướng dẫn lựa chọn và biết đánh giá đúng các đối tượng thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể làm tốt công tác giáo dục trong điều kiện hiện nay. Không ít gia đình, do cha mẹ mải kiếm tiền đã thả lỏng con cái, dẫn tới tình trạng các em ở độ tuổi trưởng thành có thể tự do tìm đến những sản phẩm văn hóa phi thẩm mỹ và vô tình đánh mất đi nhân cách trong sáng của mình. Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục những giá trị thẩm mỹ cho thanh niên trong gia đình hiện nay là hết sức cần thiết.
Đối với nhà trường
Nhà trường là nơi đào tạo, là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn truyền tải những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình. việc giáo dục trong nhà trường hiện nay bên cạnh việc chú trọng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì giáo dục trong nhà trường cũng cần phải trang bị cho các em một bản lĩnh vững vàng, một "bộ lọc" cần thiết để các em có thể tự mình quyết định việc lựa chọn những giá trị văn hóa, những loại hình giải trí phù hợp với bản thân mình trong khuôn khổ những giá trị và chuẩn mực văn hóa chung của toàn xã hội.
Cần đưa nội dung "tiên dạy lễ" vào môn đạo đức, môn văn và nội quy, kỷ luật của học sinh. Việc đánh giá học sinh hoặc xếp loại những danh hiệu cao quý cần xét về mặt văn hóa ứng xử, tức là "lễ". Với môn giáo dục công dân, cần giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức, cách sống và lối sống lành mạnh, biết
51
kính trên nhường dưới... giúp các em hình thành một nhân cách và có nhận thức tốt trong ứng xử hàng ngày. Hiện nay, chúng ta vẫn bắt gặp ở lớp trẻ những người không nắm vững các mốc lịch sử, còn trong ngôn ngữ thì không nắm vững các thành ngữ dân tộc, hay nói gọn lại là sự hiểu biết về văn hóa và về cội nguồn của dân tộc đối với giới trẻ hiện nay rất hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục trong nhà trường ngoài việc dạy các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì cần chú trọng hơn nữa đến việc dạy quốc ngữ, quốc sử, quốc văn, phải dạy những nội dung rất cơ bản về văn hóa của dân tộc... Việc bỏ quên các giá trị lịch sử ở giới trẻ sẽ khiến các em đánh mất các chuẩn giá trị của văn hóa dân tộc từ đó có thể đưa các em đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài và trở thành nô lệ đối với giải trí, văn hóa nước ngoài.
Đối với xã hội
Hiện nay các phương tiện truyền thông đang chạy theo nhu cầu giải trí của giới trẻ, mà cụ thể là “thế hệ @”. Một số chương trình, chuyên đề báo chí vô tình đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa thanh thiếu niên thành thị với nông thôn; khiến xã hội Việt Nam cũng như người nước ngoài nhìn nhận thế hệ thanh niên nghiêng về ăn chơi, hưởng thụ.
Hình ảnh của các nhân vật đầy trí tuệ và bản lĩnh như: chàng trai đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2006; hay cậu bé thần đồng tin học Nguyễn Khánh Ánh Hoàng, kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn… cùng bao bạn trẻ đang cống hiến tuổi thanh xuân và công sức của mình trên những miền đất xa xôi trong màu áo xanh tình nguyện; những tấm gương âm thầm vượt qua sự nghiệt ngã của số phận... Trong khi đó hiện nay, các chương trình của đài truyền hình đều sử dụng kỹ thuật số: Hội tụ số, Hành tinh số, Chát với 8X, Giải trí @, Thú chơi @, Sự lựa chọn @, Café @... Các báo thường tràn ngập thông tin về các ngôi sao âm nhạc – điện ảnh, thời trang hàng hiệu…, còn vấn đề giáo dục việc học hành, thi cử; định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thanh niên thì hầu như chưa được chú trọng nhiều.
Bởi vậy, các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay cũng cần nghiêm khắc khi đưa ra những quyết định và phán quyết của mình. Có thể nói trong thời mở cửa, hội nhập quốc tế, xu hướng tự do dân chủ, cá nhân hóa được đề cao nhưng vai trò của
52
truyền thông cũng không vì thế mà buông lỏng vai trò định hướng của mình đối với thế hệ trẻ. Sự nghiêm khắc và chỉ dẫn những hướng đi đúng đắn và tích cực sẽ luôn cần thiết đối với những con người trẻ ở mọi thời đại. Ngoài ra, các kênh thông tin, các cơ quan truyền thông cũng phải góp phần định hướng, quảng bá văn hóa dân tộc để tạo nên niềm đam mê, khát khao đền đáp ở thế hệ trẻ.
Ngoài ra các tổ chức Đoàn, Hội hiện nay cũng cần trú trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa, tư tưởng chính trị cho thanh niên xã hội càng lúc càng phát triển, bởi thế hệ trẻ không chỉ dừng lại ở chỗ tự thủ trước sự giao lưu, tiếp biến những giá trị văn hóa mới mà họ phải biết tự chắt lọc những giá trị văn hóa thực sự có ích với chính mình trong cuộc sống. Khi xã hội phát triển, sự tương tác văn hóa đa chiều, sự du nhập văn hóa từ nước ngoài, từ phương Tây luôn làm cho suy nghĩ của mỗi người bị ảnh hưởng dù ít, dù nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đòi hỏi ở mỗi người, đặc biệt là thanh niên phải biết tự đặt cho mình một "bộ lọc" đúng nghĩa. Có như thế, thế hệ trẻ mới có thể chắt lọc những giá trị văn hóa hợp lý và có giá trị. Sống có bản lĩnh là chuẩn mực của thế hệ trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi ở mỗi người hiện nay phải biết từ chối hay phải biết nói không đúng lúc, phải biết chịu trách nhiệm để tránh kiểu văn hóa đổ lỗi… Bản lĩnh vững vàng với những giá trị văn hóa chuẩn mực, phù hợp với bản thân sẽ giúp thanh niên phát triển một cách có điểm tựa để vững vàng hơn, cống hiến hiệu quả hơn trong cuộc sống.
3.3. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh cho thanh niên.
Với thanh niên, việc xây dựng môi trường xã hội, môi trường giải trí lành mạnh có một ý nghĩa thiết thực. Thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu sở thích của thanh niên sẽ giúp các bạn hình thành kỹ năng sống và sự mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nên tập hợp, thu hút họ vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, nữ sinh thanh lịch, các hội thi khoa học trẻ, tìm hiểu về truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động văn hóa thể thao, mà nổi bật như:" Rung chuông vàng", các hoạt động từ thiện,..., thông qua đây nhằm xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của sinh viên.
53
Cần phải đổi mới cách tổ chức và phương thức tiến hành sao cho mọi hoạt động giải trí, mọi phong trào ngày càng thiết thực, gần gũi với cuộc sống của thanh niên: trẻ trung, sinh động, học thức và văn hóa đúng hình ảnh thực thế giới tinh thần của tuổi trẻ.
Thực hiện tốt một số giải pháp xây dựng lối sống đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", là những chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên có nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới. Xây dựng lối sống văn minh, hiện đại, thấm nhuần sâu sắc đạo đức truyền thống dân tộc sẽ góp phần tạo nên bản lĩnh của thanh niên, giúp họ vượt qua những khó khăn, thực hiện lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
Sự nghiệp đổi mới còn nhiều khó khăn và thách thức ở trước mắt, mỗi thanh niên chúng ta hãy biết kế thừa những truyền thống hào hùng của lớp thanh niên đi trước và dân tộc, hãy vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà thanh niên tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, trở thành những người có ích cho xã hội.
3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
Hiện nay, thanh niên nước ta có trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, sức khoẻ và tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khát vọng vượt qua đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Số đông thanh niên mong muốn được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam để cống hiến và trưởng thành. Tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kích của thanh niên được nâng cao. Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một
54
lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, do tác động nhiều chiều của đời sống kinh tế - xã hội và xu hướng toàn cầu hóa, thanh niên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của thanh niên hiện nay là vấn đề việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên hiện nay là từ 12% đến 13%; lao động thanh niên chưa qua đào tạo ở thành thị khoảng 44%, ở nông thôn là khoảng trên 70%(3). Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản, có năng lực nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Tình trạng thể lực, tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam thuộc loại thấp so với thanh niên các nước. Những bệnh tật do điều kiện môi trường, do chế độ dinh dưỡng còn nhiều. Đặc biệt, số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên tăng nhanh, 70,6% số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30. Điều kiện vui chơi, giải trí lành mạnh và phát triển thể lực cho thanh niên còn thiếu thốn. Thanh niên có nhu cầu cao để phát triển toàn diện nhưng chưa đủ khả năng để tự đáp ứng được những nhu cầu đó. Sự phân hoá giàu nghèo hạn chế thêm điều kiện phát triển của một bộ phận thanh niên. Thanh niên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo càng ít có điều kiện để tiếp cận với hoạt động giải trí tinh thần, thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại.