Các thể chế phối hợp trong tiến trình AFTA.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của các nước ASEAN. docx (Trang 27 - 32)

Câu 4- Asean: Trình bày nội dung chủ yếu của CEPT

Khái niệm:

CEPT là chương trình trong đó các nước thành viên Asean đạt được thoả thuận giảm thuế quan chung xuống còn ở mức 0- 5% trong thương mại nội khối khi các nước thành viên Asean buôn bán với nhau.

Nội dung:

* Chương trình cắt giảm thuế quan nhanh: áp dụng đối với các sản phẩm hiện nay thuế nhập khẩu đang có mức từ 20% trở xuống, sẽ được cắt giảm theo 2 bước:

- Bước 1: các sản phẩm có mức thuế quan < 20% được cắt giảm xuống từ 0-5% vào năm 2000;

- Bước 2: các sản phẩm có mức thuế quan 20% sẽ được cắt giảmđến mức 0-5% vào năm 2003.

* Chương trình cắt giảm thuế quan thông thường: bao gồm các sản phẩm có mức thuế quan hiện nay trên 20%, sẽ được cắt giảm theo 2 bước:

- Bước 1: giảm thuế quan các sản phẩm trên 20% xuống mức dưới 20% vào năm 1998;

- Bước 2:cắt giảm tiếp tục mức thuế xuống dưới 5% vào năm 2003; đối với các mặt hàng có thuế suất < 20% thì phải cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2003.

* Các điều kiệnđể 1 sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước trong nội khối muốn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT phải thoả mãn 4 điều kiện sau:

- Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước XK và NK và có mức thuế quan (NK) thấp hơn hoặc bằng 20%;

- Sản phẩm đó phải có chương trình cắt giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua;

- Sản phẩm đó phải là 1 sản phẩm của khối ASEAN ( thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN ít nhất 40%;

ASEAN – Câu 5

Câu hỏi: Trình bày những tác động chủ yếu khi tham gia vào AFTA. Lấy VN làm ví dụ.

Trả lời:

AFTA là khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tham gia vào AFTA các nước sẽ đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức.

Tác động tích cực:

- Tham gia vào AFTA giúp cho các nước đẩy mạnh quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. VN là một ví dụ, tham gia xây dựng AFTA giúp cho VN

o tăng tốc độ chuyển đổi nền kinh tế sang nền KTTT

o thực hiện chính sách “công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu”

o chúng ta đã xây dựng và càng ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp lý với việc điều chỉnh và sửa đổi các bộ luật: luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật bảo hiểm,… nhằm tạo môi trường pháp lý minh bạch và rõ ràng.

o Bộ máy nhà nước cũng được cải tổ và thanh lọc nhằm chọn ra những con người ưu tú phục vụ đất nước

- Gia nhập AFTA kích thích các nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Do gia nhập vào AFTA các nước phải thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT, cắt giảm mạnh nhất ở các mặt hàng công nghiệp chế biến nên để tranh thủ mức thuế xuất khẩu thấp sang các nước ASEAN khác chúng ta đã thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong xuất khẩu. - Tham gia vào AFTA góp phần kích thích sự hòan thiện và đổi mới. Vì

những hàng rào về bảo hộ mậu dịch sẽ dần được xóa bỏ, hàng hóa nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào trong nước, tính cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ mạnh hơn, do vậy để trụ được trong cuộc canh tranh này bắt buộc các doanh nghiệp VN phải thay đổi, phải đầu tư đổi mới

công nghệ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngòai.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì khi VN tham gia vào CEPT thì các doanh nghiệp VN khi xuất khẩu sang các nước ASEAN sẽ được hưởng thuận lợi vì hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước cũng cắt giảm tương ứng, do đó hàng hóa VN rẻ hơn, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường. Chưa kể việc gia nhập những hiệp hội này chúng ta sẽ được tíếp cận nhiều hơn với các nước khác trên thế giới.

- Tốc độ thu hút đầu tư tăng. Do việc tham gia vào AFTA các nước đều chịu sự tác động phải thay đổi cơ cấu kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của mình, nhận ra được ngành nào có cơ hội phát triển sẽ làm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, hơn nữa VN cũng tham gia vào AIA nên các nhà đầu tư càng có tâm lý an tâm khi đầu tư vào VN.

Tác động tiêu cực:

- Sự chuyển đổi tiến hành khó khăn, gây nhiều xáo trộn. Ví dụ như VN khi tham gia AFTA cơ chế quản lý của chúng ta còn non kém, chiến lựoc phát triển ở các cấp chưa được hoạch định thực sự rõ ràng, trình độ quản lý còn chưa đáp ứng được , các quan hệ thị trường vẫn còn tàn dư của chế độ bao cấp trước đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cạnh tranh gay gắt dễ dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp phá sản. Do các nước ASEAN có lợi thế tương đồng nhau nên cạnh tranh diễn ra khá gay gắt, VN lại là nước đi sau nên còn non kém trong công nghệ và vốn, các doanh nghiệp cần thích nghi nhanh và về phía nhà nước cũng cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng để giảm bớt tỷ lệ các doanh nghiệp bị phá sản do sức cạnh tranh kém. Cần phải nhìn nhận là công nghệ của chúng ta còn lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, chất lượng hàng hóa thấp, giá thành cao, hàng hóa của chúng ta sẽ dễ bị đánh bại ngay cả trên thị trường nội địa, nhất là những mặt hàng nằm trong danh mục giảm thuế nhanh.

- Bị ảnh hưởng bởi những biến động xấu của các nước trong khu vực. Có thể ví dụ bằng sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ của các nước ASEAN năm 97-98 đã có tác động rất mạnh đến nền kinh tế của VN nói riêng và các nứoc khác nói chung.

- Tham gia vào AFTA chúng ta phải thực hiện CEPT, như vậy nguồn thuế của chính phủ sẽ bị giảm nghiêm trọng, gây ảnh hửong đến tài chính công cộng.

- Cẩn phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nếu không thì vốn đầu tư sẽ giảm sút và chuyển hướng sang các quốc gia khác.

Câu 6: Đặc điểm chủ yếu của AIA?

- AIA được xây dựng theo hội nghị cấp cao ASEAN lần V nhằm:

+ Tăng cường tính hấp dẫn và tính cạnh tranh của ASEAN để thúc đẩyđầu tư trực tiếp. + Củng cố lòng tin của các nhà đầu tư

+ Khuyến khích đầu tư lớn hơn vào khu vực

- Mục tiêu của AIA: xây dựng một môi trườngđầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa

các quốc gia thành viên nhằm:

+ Đẩy mạnhđầu tư vào ASEAN từ các nguồn trong và ngoài khu vực

+ Thúc đẩy ASEAN thành khu vựcđầu tư hấp dẫn nhất

+ Củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế ASEAN.

+ Giảm dần hoặc loại bỏ những qui định vềđiều kiệnđầu tư có thể cản trở các dòng đầu

tư và sự hoạtđộng của các dự án đầu tư trong ASEAN

Việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do luân chuyển vốn vào năm2020

* Các đặcđiểm

- Có 1 chương trình hợp tác đầu tư ASEAN nhằm tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước trong và ngoài ASEAN

- Chếđộđối xử quốc gia được giành cho các nhà đầu tư ASEAN vào 2010, và cho tất cả

các nhà đầu tư vào 2020, ngoại trừ có các ngoại lệđược qui định trong hiệpđịnh này - Tất cả các ngành nghềđược mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào 2010 và cho tất cả

các nhà đầu tư vào 2020, ngoại trừ những ngoại lệđược qui định trong hiệpđịnh

- Khu vực kinh doanh có vai trò lớn hơn trong các nỗ lực hợp tác vềđầu tư và các hoạt động có liên quan trong ASEAN

- Có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, công nghệ giữa các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của các nước ASEAN. docx (Trang 27 - 32)