Phân tích yêu cầu của bài toán

Một phần của tài liệu Quản lý & theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội (Trang 26 - 27)

I- Phân tích yêu cầu

1. Phân tích yêu cầu của bài toán

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của bất kỳ Ngân hàng thơng mại nào, nó cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho các Ngân hàng. Tuy nhiên đây lại là hoạt động có tính rủi ro cao nhất đối với các Ngân hàng. Việc quản lý, theo dõi hoạt động cho vay có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng thơng mại.

Hoạt động cho vay đợc tiến hành theo một trình tự nhất định gọi là quy trình cho vay. Quy trình này đợc bắt đầu bằng công đoạn thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn cho đến khi hoàn thành việc thu nợ.

Báo cáo thực tập này chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau khi đã thẩm định xong tính khả thi của dự án và hợp đồng đã đợc ký với khách hàng, đó là quy trình cho vay.

ở đây quy trình cho vay thực hiện đến khi giao tiền cho khách hàng và thu nợ, thu lãi đợc giả định không tính đến các nghiệp vụ kế toán và các nghiệp vụ này tách riêng so với các nghiệp vụ tín dụng. Các nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng Ngoại thơng Hà Nội đã có phần mềm chuyên dụng thực hiện

Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng phải lập hồ sơ xin vay vốn gửi đến Ngân hàng. Tại Ngân hàng Cán bộ Tín dụng tiến hành thẩm định đối với hồ sơ đó. Nếu phơng án cho vay có tính khả thi Ngân hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cho vay với khách hàng. Sau khi đã ký hợp đồng cho vay với khách hàng, cán bộ tín dụng phải thực hiện các công việc nh : duyệt hợp đồng, cho vay, tính lãi vay, tính d nợ, thu hồi nợ, gia hạn nợ, tính nợ quá hạn.

Công việc đầu tiên mà Cán bộ Tín dụng phải thực hiện là duyệt hợp đồng. Mỗi hợp đồng vay sau khi duyệt phải đợc lu trữ lại để theo dõi.

Trong các hợp đồng lớn ( có số tiền vay lớn ), thờng đợc chia thành nhiều tài khoản khác nhau, mỗi tài khoản có thể cho vay theo thời gian khác nhau nhng phải nằm trong thời hạn của hợp đồng. Mỗi tài khoản vay gồm một khoản tiền nhất định, tổng số tiền vay của tất cả các tài khoản của một hợp đồng chính bằng số tiền ghi trên hợp đồng. Chẳng hạn một hợp đồng cho vay trị giá 5 tỷ đồng, thời hạn vay là 2 năm, đợc chia làm 3 tài khoản, một tài khoản trị giá 1 tỷ đồng và hai tài khoản trị giá 2 tỷ đồng. Khách hàng có thể vay theo từng tài khoản khác nhau vào những thời gian khác nhau, tuy nhiên thời gian vay và trả nợ phải hoàn thành trong thời hạn là hai năm.

Cán bộ Tín dụng tiến hành cho vay theo từng tài khoản, mỗi tài khoản phải ghi rõ ngày cho vay và ngày bắt đầu tính lãi. Khách hàng sẽ chuyển tài khoản đó xuống phòng kế toán và nhận tiền.

Để tính toán lãi vay cần phải xác định theo từng tài khoản bởi vì thời gian cho vay của các tài khoản là khác nhau. Cho nên khi tính toán lãi vay ta cần phải tính hàng tháng cho mỗi tài

khoản. Mỗi tài khoản trong một tháng sẽ sinh ra một khoản lãi khác nhau, khách hàng sẽ trả lãi theo từng tài khoản này.

Tại VietComBank lãi suất đợc quy định chung cho từng loại: đối với tiền VND hay ngoại tệ thì có các mức lãi suất khác nhau, đối với vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lại có những mức lãi riêng. Để tính đợc lãi suất trong từng tháng đối với từng hợp đồng thì ngời ta chuyển lãi suất đó sang lãi suất theo ngày rồi mới tính toán. Thông thờng mức lãi suất đợc quy định khi cho vay nh sau : Đối với VND thì ghi lãi suất theo năm còn ngoại tệ thì ghi lãi theo tháng cho nên lãi suất theo ngày sẽ là :

Lãi suất ngày = lãi suất năm/365 Lãi suất ngày = lãi suất tháng/30

Trên mỗi hợp đồng có ghi lãi suất chiết khấu đó là mức lãi suất mà khách hàng đợc hởng. Do vậy lãi suất thực tế bằng lãi suất quy định trừ đi lãi suất chiết khấu : LS thực tính = LS quy định – LS chiết khấu:

Công việc tiếp theo của quá trình là thu nợ và thu lãi. Đến kỳ thanh toán lãi khách hàng phải thanh toán số tiền lãi của hợp đồng tính đến thời điểm đó. Nếu có nhiều tài khoản thì khách hàng phải thanh toán cho từng tài khoản. Tần suất trả nợ và trả lãi của khách hàng đợc ghi trên hợp đồng. Đến ngày phải trả ( ngày đáo hạn ) khách hàng sẽ trả tiền cho Ngân hàng số tiền này sẽ đợc trừ vào số d nợ của khách hàng tính đến thời điểm đó, thông thờng khách hàng trả nợ cho Ngân hàng nhiều lần, mỗi lần phải trả một lợng tiền nào đó.

Hàng tháng phải tính d nợ cho từng khách hàng và lập các báo cáo d nợ để theo dõi tình hình d nợ của khách hàng và trình lên Giám đốc. Việc tính d nợ đợc tính nh sau :

D nợ cuối kỳ = D nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ

Đối với khách hàng do một lý do nào đó cha trả nợ đúng thời hạn đợc thì trình hồ sơ xin gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ và quyết định gia hạn nợ thêm một khoảng thời gian nhất định. Mức lãi suất của các khoản nợ đợc gia hạn vẫn giữ nguyên nh ban đầu, chỉ có thời gian trả nợ đợc cộng thêm vào do vậy hợp đồng sẽ thời hạn mới.

Cuối mỗi tháng phải xác định các khoản nợ quá hạn để có biện pháp xử lý. Đây là các khoản nợ đã đến hạn nhng khách hàng vẫn cha trả mà cũng không gia thêm hạn.

Đối với bài toán này yêu cầu là phải thực hiện đợc các hoạt động tín dụng cho vay, quản lý và theo dõi tình hình vay, trả nợ, d nợ, cũng n việc gia hạn nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý & theo dõi hoạt động Ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w