II. THI CÔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN
2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KHIỆN TRONG MẠCH
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ LÀM ĐƯỢC
Qua 3 tháng thực hiện nghiên cứu đề tài, tập đồ án được hoàn tất. Những vấn đề còn mới nẩy sinh trong quá trình thực hiện đề tài. Những vấn đề này không chỉ là động lực kích thích niềm say mê trong quá trình nghiên cứu mà còn là sự thách thức vế khả
năng bản than người nghiên cứu.
Nội dung của đề tài được hình thành từ những vấn đề được giải quyết một cách
hợp lí.
Các vấn đề trong đề tài được giải quyết và trình bày từ tổng quát đến cụ thể. Trong từng vấn đề, các tình huống được giải quyết theo từng bước.
Đề tài bao gồm 4 phần được trình bày, nhưng các vấn đề trọng tâm cốt lõi tập trung vào phần C ở các chương 1,2. Trong chương 1 là các mạch điều khiển động cơ Servo DC thông thường và trong chương 2 là quan trọng nhất, phần thiết kế và thi công mô hình điều khiển động cơ Servo DC.
Động cơ vẫn hoạt động nếu không có mạch điều khiển nhưng ta không thể điều
khiển động cơ hoạt động theo ý mình. Do đó cần thiết kế mạch điều khiển cho động
cơ, để dộng cơ có thể hoạt động theo ý tác giả. Nhưng vẫn còn 1 phần cũng không kém
phần quan trọng đó là chương trình điều khiển nằm ở phần I của Chương 2.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA LÀM ĐƯỢC
Trong thời gian làm đề tài này cũng có nhiều phần em chưa làm được như:
Mạch điện đã trình bày chưa phải là một mạch điện hoản hảo vì việc sử dụng các thiết bị chưa có sự chuẩn hóa mà phải tận dụng các thiết bị có sẵn, đây là một điều bắt buộc ngoài ý muốn.
Mạch điều khiển được thiết kế chưa chuẩn, còn nhiều chổ sai và thiếu sót. Nên torng quá trình cân chỉnh phải sửa lại cho chính xác.
Ngoài ra, nếu như phần mềm điều khiển có thể được viết tốt hơn thì hoạt động của động cơ sẽ đa dạng hơn vả hoàn thiện hơn
CHƯƠNG 2: ĐỀ NGHỊ (HƯỚNG PHÁT TRIỂN)
Dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn nên việc thực hiện đề tài phải
dừng lại. Tôi là người thực hiện cả hai phần chọn động cơ và điện tử rất vất vả, nếu có
một mô hình sẳn thì đỡ vất vả hơn nhiều. Tôi rất hy vọng những ai xem qua đề tài này lấy làm thú vị, các bạn khóa sau sẽ phát triển với số động cơ nhiều hơn, mô hình hoàn thiện hơn để ứng dụng vào thiết kế rô bô và sản xuất.
Sau đây là một vài đề nghị cho những ai muốn phát triển đề tài: 1. Hãy dùng vi điều khiển PIC, để thiết kế mạch điều khiển 2. Thiết kế dùng 2 hoặc 4 động cơ servo.
3. Thiết kế dùng 6 hoặc 8 hoặc 10 led 7 đoạn, cũng có thể dùng Led LCD. 4. Thử dùng cổng giao tiếp loại khác.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Trải qua quá trình làm việc với đề tài chúng ta đã giải quyết những vấn đề lớn:
sản phẩm của chúng ta là gì, chúng ta sử dụng những kiến thức của nhà trường như thế
nào để làm ra nhưng sản phẩm đó.
Thời gian thực hiện đề tài tuy còn hạn chế nhưng cũng đủ để giải quyết những vấn đề xung quanh đề tài.
Sản phẩm cuối cùng chỉ mang tính chất mô hình, không có tính khả thi để áp dụng trong thực tế.
Những vấn đề còn tồn động trong sản phẩm của đề tài sẽ được tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Khả năng phát triển sản phẩm của đề tài rất đa dạng, chúng ta có thể ứng dụng
vào những vấn đề mới nằm ngoài đề tài.
Hy vọng trong tương lai chúng ta có những sản phẩm mới hơn, sử dụng tin cậy
hơn theo đà phát triển của khoa học công nghệ.
Từ khi đặt bước chân đầu tiên vào “mảnh đất” điện tử đầy tiềm năng không ai mà
không có những ước mơ muốn được khám phá sâu hơn, được thể hiện tài năng thực tế,
được tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài đã để lại cho chúng ta rất nhiều ấn tượng; làm thế nào để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, và từ thực tiễn để tiếp thu kiến thức đã học được kiểm nghiệm qua quá trình giải quyết đề tài, khả năng thực tế của chúng ta
cần phát huy từ tư duy đến hoạt động thực tế. Những ý tưởng ấy là nền tản để chúng ta