Tính chất cách điện:

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình điều khiển động cơ Servo một chiều (Trang 81)

II. THI CÔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN

2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KHIỆN TRONG MẠCH

2.5.3 Tính chất cách điện:

Như ta đã biết, bộ ghép quang thường được dùng để cách điện giữa các mạch

điện có điện thế cách biệt khá lớn. Bộ ghép quang có thể làm việc với các điện môi bình thường hay với tín hiệu điện với tần số cao.

Đặc biệt với thể tích nhỏ bé,bộ ghép quang tỏ ra ưu việt hơn so với biến thế.

 Điện trở cách điện:

Đó là điện trở với dòng điện một chiều giữa ngỏ vào và ngỏ ra của bộ ghép quang có trị số bé nhất là 11

10 như thế đủ đáp ứng yêu cầu thông thường. Như thế

chúng ta cần chú ý, với dòng điện rà trong khoảng nA có thể ảnh hưởng đến hoạt động cù mạch điện, ví dụ khi dòng điện rò chạy vào cực gốc của phototransistor còn để trống. Gặp trường hợp này ta có thể tạo những khe trống giữa ngỏ ra và ngỏ vào. Nói chung với bộ ghép quang ta cần có mạch in loại tốt.

 Điện dung cách điện:

Cấu trúc của bộ ghép quang gồm có phototransistor, Led, phần phần cơ có thể

tạo ra một điện dung từ 0,3….2pF. Điện dung này được đo khi chân ở ngỏ vào cũng

như chân ở ngỏ ra được nối tắt. Với sự thay đổi cao áp khá nhanh (500/s) giữa ngỏ

ra và ngỏ vào, điện dung ký sinh có thể truyền đi sự thay đổi này và xung điện ở ngỏ ra có những gai nhọn. Trong trường hợp này nên sử dụng bộ ghép quang không có chân nối với cực gốc, và giữa cực thu và cực phát nên nối một tụ điện để làm giảm gai nhiễu ở xung ra. Để không tạo them điện dung ký sinh, với bộ ghép quang, ta không nên dùng chân đế để cấm IC…

 Điện thế cách ly:

Điện thế cách ly là điện thế cao nhất mà bộ ghép quang có thể chịu đựng nổi.

Điện thế cách ly còn tùy thuộc vào cấu trúc của bộ ghép quang, không khí,..

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình điều khiển động cơ Servo một chiều (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)