Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (2) (Trang 33 - 37)

- Nguyên nhân thất bại

+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổ chức chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.

+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới về sau.

+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công.

+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4. Vì sao nói Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo?

- Một cương lĩnh chính trị đúng đắn là cương lĩnh phù hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, vì thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra chân lí.

- Sự đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện trên một số điểm chủ yếu như sau:

+ Về đường lối chiến lược: Cương lĩnh khẳng định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong bối cảnh các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam theo các khuynh hướng phong kiến và tư sản đều thất bại, thì để giành độc lập dân tộc chỉ có thể đi theo khuynh hướng vô sản. Việc xác định đường lối chiến lược cách mạng như vậy là đúng đắn.

+ Về nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn

phản cách mạng chia cho dân cày nghèo,.... Cương lĩnh hết sức nhấn mạnh vấn đề dân tộc, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Điều đó đáp ứng đúng đòi hỏi khách quan của lịch sử, vì ở nước Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược là mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu, ngày càng phát triển gay gắt.

+ Về lực lượng cách mạng : Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập. Cương lĩnh chủ trương tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. Chủ trương đó phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp và tầng lớp trong dân tộc, vì trong xã hội thuộc địa, trừ một bộ phận đại địa chủ phong kiến và tư sản mại bản làm tay sai cho đế quốc, còn lại đều chịu nỗi nhục của người Việt Nam mất nước và đều có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, thông qua Đảng Cộng sản. Trong điều kiện các phong trào yêu nước do các trí thức phong kiến (cuối thế kỉ XIX), Sĩ phu yêu nước (đầu thế kit XX) hoặc giai cấp tư sản (sau chiến tranh thế giới thứ nhất) đứng ra lãnh đạo không thành công, thì sự lãnh đạo duy nhất chỉ có thể thuộc về giai cấp công nhân, thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản.

+ Về mối quan hệ của cách mạng : cách mạng Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

- Sự sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, rập khuôn máy móc lí luận đấu tranh giai cấp như ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, mà có sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể ở thuộc địa, vạch ra đường lối chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Tính đúng đắn và tính sáng tạo gắn bó chặt chẽ với nhau.

Phần thứ ba

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khá đặc thù đòi hỏi người giáo viên cần có cái “tài’ và cái “tâm” với nghề. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức song những ai đã từng trải qua công tác này đều cảm thấy trưởng thành hơn rất nhiều về chuyên môn cũng như trách nhiệm hơn với nghề của mình. Và những thành quả mà chúng ta đạt được sẽ là sự động viên to lớn để thầy và trò tiếp tục phấn đấu trong giảng dạy và học tập.

Từ thực tế trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm khi giảng dạy và ôn tập cho học sinh về giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, chúng tôi đã lựa chọn các vấn đề dạy và phương pháp ôn tập như đã trình bày ở trên và nhận thấy việc bồi dưỡng đã có hiệu quả khá rõ rệt, giúp học sinh được trang bị một phần kiến thức khá rộng vì đây là một giai đoạn lịch sử dài, có nhiều nội dung sự kiện, có nhiều vấn đề lịch sử khó. Từ đó, học sinh không còn ngại học về giai đoạn lịch sử này và có khả năng ứng phó, giải quyết các dạng câu hỏi, đề thi một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, đây chỉ là một số kinh nghiệm mang tính chủ quan của chúng tôi. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN vấn đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI QUỐC GIA KHI GIẢNG dạy PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1919 – 1930 (2) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w