+ Cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa những phương tiện thiết bị dạy học cho giáo viên.
+ Khuyến khích những hoạt động trong tổ chuyên môn, nhằm tạo môi trường học tập cho học sinh. Trong đó chú ý đến các hoạt động học thuật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
+ Có những hoạt động hướng dẫn học sinh khai thác thông tin từ Internet trong học tập.
- Đối với giáo viên:
+ Cần đầu tư nhiều hơn nữa trong việc chuẩn bị phương tiện dạy học vào quá trình dạy học.
+ Nhận định chính xác mức độ của học sinh và đề ra các hoạt động phù hợp với mức độ nhận thức đó.
+ Tiếp tục thực hiện và duy trì các phương pháp nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học.
+ Duy trì và nâng cao kỹ thuật khích lệ học sinh trong quá trình học tập. + Chú ý nhiều hơn nữa vào hoạt động cũng cố bài cho học sinh.
+ Quan tâm và khích lệ những học sinh có xem bài trước ở nhà.
Trong sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, môi trường dạy học của giáo viên và học sinh chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xã hội. Nhiều phong cách sống, lề lối sinh hoạt, cách ứng xử, trang phục, ngôn từ,… học sinh chịu sự tác động từ môi trường bên ngoài thông quan phim ảnh, báo chí, internet, mạng xã hội, thông qua những thanh niên ngoài xã hội,…Những tác động này làm học sinh không chú ý nhiều đến quá trình dạy học, chỉ chú ý những hoạt động của xã hội. Để giải quyết, người giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình (gia đình và nhà trường), giữa trường và chính quyền địa phương để giáo dục học sinh.
3. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy địa lí tại trường THPT Thiên Hộ Dương nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
Tiếp tục thực hiện những kỹ thuật cơ bản trong quá trình dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hiện nay.
Đề tài cần nghiên cứu những tác động cơ bản của môi trường xã hội đến học tập của học sinh nói chung và của môn địa lí nói riêng.