Hoạt động nối tiếp:

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương (Trang 30 - 35)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1 Giới thiệu bài:

4.Hoạt động nối tiếp:

- Hoàn thành bài tập cuối bài

- Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo, cụ thể: chuẩn bị thước, bút chì, giấy vẽ. Rút kinh nghiệm : --- --- ---

2.6.2. Giáo án 2

Vẫn bài 12, Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, chương trình Địa lí 10, ban cơ bản nhưng đối với giáo án 2, tác giả chú ý vận dụng kỹ thuật thực hiện các phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh vào giảng dạy.

Với mục tiêu học sinh phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp, biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương thì trong giáo án này, giáo viên cần phải thực hiện một số kỹ thuật dạy học sau:

a. Phương pháp đàm thoại:

Giáo viên cần chú ý hệ thống câu hỏi trong quá trình lên lớp. Câu hỏi phải dễ, đáp án có sẵn, nội dung hỏi là những dấu hiệu của các khái niệm như gió Tây ôn đới là gì, hướng nào... Quy trình thực hiện phải thực hiện đúng, nghĩa là đặt câu hỏi, cho học sinh suy nghĩ trong khoảng thời gian ngắn, sau đó gọi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.

b. Phương pháp thảo luận:

Giáo viên đưa ra 4 chủ đề về 4 loại gió, những chủ đề này đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ nhiều hướng giải quyết; nêu yêu cầu chung của các nhóm; chia nhóm; nêu yêu cầu cụ thể của các nhóm; các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát; các nhóm báo cáo và giáo viên tổng kết vấn đề.

c. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ giáo khoa

Giáo viên chú ý lựa chọn bản đồ giáo khoa treo tường đúng với nội dung bài dạy, đối với bài 12 này, giáo viên sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường Nhiệt độ, khí áp và gió tháng 1 và tháng 7, sử dụng đúng quy trình đọc bản đồ giáo khoa, hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ giáo khoa để tìm ra nội dung bài học.

Phần thực nghiệm là phần in nghiêng trong giáo án

GIÁO ÁN 2

Bài 12: Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt:

1. Kiến thức

Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp,

Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương

2. Kĩ năng

Đọc bản đồ, phân biệt các đai khí áp, gió.

3. Thái độ: Có những quan điểm đúng đắn về mưa, gió.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ giáo khoa treo tường về khí áp, gió tháng 1. - Bản đồ giáo khoa treo tường về khí áp, gió tháng 7.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: 1. Giới thiệu bài:

Để biết thêm những thông tin về khí áp, các loại gió sau khi đã học xong bài 11, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 12. Sự phân bố khí áp, các loại gió.

3. Nội dung bài

Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung chính

GV: Em hãy quan sát nội dung sách giáo khoa, em hãy cho biết khí áp là gì? Hs: trả lời

Gv: Quan sát hình 12.1 có mấy loại khí

I. Khí áp

Dù không khí rất nhẹ nhưng vẫn có sức nén lên bề mặt Trái đất, từ đó hình thành khí áp.

áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gv: Quan sát hình 12.1, các đai khí áp phân bố như thế nào?

HS: Các đai khí áp phân bố xem kẽ và đối xứng nhau qua xích đạo.

Gv: Quan sát hình 12.1, tại 30 độ vĩ, đó là đai áp gì?

Hs: Đai áp cao.

GV: Quan sát trên bản đồ, tại sao các đai khí áp lại không liên tục?

Hs: Do sự xen kẻ giữa lục địa và đại dương.

Gv: Theo các em, những nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi khí áp như trên?

Hs: Khí áp thay đổi theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm.

Gv: Em có thể giải thích tại sao không?

4. Phân bố khí áp

Các đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua xích đạo.

5. Ngyên nhân thay đổi khí áp d. Khí áp thay đổi theo độ cao

Không khí càng lên cao càng loãng, sức nén càng giảm.

e. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ Nhiệt độ nóng, không khí nỡ ra, chiếm diện tích nhiều, giảm độ ẩm.

f. Khí áp thay đổi theo độ ẩm

Không khí chứa hơi nước thì khí áp sẽ giảm hơn không khí khô.

GV: Quan sát hình 12.1 có những loại gió nào?

Hs: Gió ôn đới, gió tín phong, ..

Gv: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm tìm hiểu một loại gió.

2 bàn một nhóm, thảo luận trong 4 phút, mỗi nhóm cử thư ký và nhóm trưởng, dựa vào hình, dựa vào câu hỏi, trả lời

những câu hỏi trong phiếu học tập, viết phần trả lời lên Poster, cử 01 bạn lên bảng trả lời.

Các nhóm thảo luận Giáo viên quan sát lớp Các nhóm báo cáo

1. Báo cáo gió Tây ôn đới

Gv yêu cầu các nhóm khác có trả lời phần gió Tây ôn đới bổ sung.

Gv tổng kết kiến thức phần gió Tây ôn đới trên Poster của học sinh báo cáo.

2. Báo cáo gió mậu dịch

Gv yêu cầu các nhóm khác có trả lời phần gió mậu dịch đới bổ sung. Gv tổng kết kiến thức phần gió mậu dịch trên Poster của học sinh báo cáo.

3. Báo cáo gió mùa

Gv yêu cầu các nhóm khác có trả lời phần gió mùa đới bổ sung.

Gv tổng kết kiến thức phần giómùa trên Poster của học sinh báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Báo cáo gió địa phương

Gv yêu cầu các nhóm khác có trả lời phần gió địa phương bổ sung.

Gv tổng kết kiến thức phần gió địa phương trên Poster của học sinh báo cáo.

1. Gió Tây ôn đới

Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới đến về phía áp thấp ôn đới. Gió thổi quanh năm, mang theo mưa, độ ẩm cao. Thổi theo hướng Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Nam ở Nam bán cầu.

2. Gió mậu dịch

Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về xích đạo. Thổi quanh năm, đều đặn.

3. Gió mùa

Thổi theo mùa, có hướng khác nhau theo mùa.

4. Gió địa phương - Gió biển, gió đất

Hình thành vùng ven biển, thay đổi theo ngày và đêm.

- Gió phơn

Tính chất của gió bị thay đổi từ sườn đón gió khi gặp dãi núi cao.

3. Hoạt động nối tiếp:

- Hoàn thành bài tập cuối bài

- Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo, cụ thể: chuẩn bị thước, bút chì, giấy vẽ. Rút kinh nghiệm : --- --- ---

2.6.3. Giáo án 3

Trong giáo án 3, nội dung trọng tâm mà tác giả muốn vận dụng vào để tăng cường tính tích cực của học sinh vào quá trình dạy học là ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Tác giả phối hợp với giáo viên để thiết kế một giáo án điện tử, trong giáo án, chú trọng đến hình thức tổ chức lớp, đến kênh hình.

Do đặc thủ của công nghệ thông tin đã giúp cho học sinh vận động tất cả các giác quan vào trong quá trình học tập. Học sinh hứng thú hơn, tập trung hơn và từ đó, phát huy tính tự giác trong học tập.

Bài vận dụng vào giảng dạy là bài 13, ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa; sách giáo khoa Địa lí 10, cơ bản. Đối với bài này, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào ở những trang đầu tiên của giáo án điện tử, giáo viên cho học sinh xem những hiện tượng cơ bản của ngưng tụ hơi nước như hiện tượng ngưng tụ hơi nước ở ly nước đá, hiện tượng sương mù, mây, mưa…; giáo viên thiết kế các hiệu ứng về những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa; cho học sinh quan sát bản đồ về sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương (Trang 30 - 35)