Phân tích nhân tố (EFA)

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự hài lòng của sinh viên về đặc trưng giao tiếp của giáo vụ khoa trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh pptx (Trang 27 - 29)

4.5.1 Lý thuyết

- Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, rất có ích cho việc xác định các tập hợp nhóm biến.

- Quan hệ của các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản.

- Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading), hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào.

- Hệ số KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) thể hiện phân tích nhân tố là phù hợp.

- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA ≥ 0.5.

- Total Varicance Explained phải đạt giá trị từ 50% trở lên.

- Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

4.5.2 Kết quả phân tích và đánh giá

Bảng 19: Kết quả kiểm định KMO

- KMO = 0.910 > 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp

- Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 20: Hệ số Factor Loading – Gom nhóm các biến hợp lệ thành 3 nhân tố

20 biến quan sát được gom thành 3 nhân tố, tất cả các biến số đều có hệ số

Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố:

NHÂN TỐ BIẾN CHỈ TIÊU NHÓM TÊN

1

X1 Niềm nở tiếp đón sinh viên

X2 Lắng nghe sinh viên trình bày thắc mắc

THÁI ĐỘ GIAO

TIẾP

X3 Tận tình khi trả lời thắc mắc của sinh viên X4 Tôn trọng khi sinh viên phản hồi ý kiến X5 Xử lý hợp tình hợp lý khi sinh viên mắc lỗi X6 Giải quyết vấn đề, ứng xử phù hợp tâm sinh lý

lứa tuổi sinh viên

X7 Xem sinh viên là “khách hàng”

X8 Giải quyết vấn đề, ứng xử phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên

2

X11 Tiếp cận trực tiếp vào nội dung giao tiếp

NGHI THỨC LỜI NÓI

X16 Về lối xưng hô

X17 Việc sử dụng ngôn từ X18 Về ngữ điệu lời nói X19 Về âm lượng lời nói X20 Về tốc độ lời nói

3

X10 Không thành kiến, định kiến

CÁCH THỨC GIAO TIẾP

X12 Tổ chức xử lý vấn đề chuyên nghiệp X14 Truyền đạt thông tin trôi chảy, dễ hiểu

X15 Tuân thủ các nguyên tắc, quy định của nhà trường

Bảng 21: Bảng phân nhóm và đặt tên các nhân tố

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự hài lòng của sinh viên về đặc trưng giao tiếp của giáo vụ khoa trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh pptx (Trang 27 - 29)